20/08/2024 10:27:38
Giao Dịch Tài Chính Là Gì
“Giao dịch tài chính là một trò chơi có tổng số tiền bằng 0, mọi người đều kiếm tiền từ người khác” - George Soros, nhà đầu tư huyền thoại. Câu nói này của ông đã vén màn bức tranh đầy hấp dẫn nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro của thị trường tài chính, nơi mà cơ hội kiếm lời song hành cùng nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Do thị trường giao dịch nhiều cơ hội phát triển, mang lại lợi nhuận và doanh thu cao, nên các cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư vào nó. Tuy nhiên, vì không đủ kiến thức, nhiều doanh nghiệp gặp phải những rủi ro như thua lỗ lớn, thậm chí dẫn đến phá sản.
Vậy bài học rút ra là gì?
- Giao dịch tài chính không phải là một trò chơi may rủi: Để thành công trong lĩnh vực này, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, học hỏi không ngừng và kỷ luật cao.
- Quản lý rủi ro là điều quan trọng nhất: Các nhà đầu tư cần phải tuân thủ nguyên tắc quản lý rủi ro hiệu quả để tránh thua lỗ nặng nề.
- Không nên tham lam: Tham lam là kẻ thù lớn nhất của các nhà đầu tư. Chỉ nên tham lam khi người khác sợ hãi và hãy sợ hãi khi người khác tham lam.
Hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây để có đủ kiến thức hiểu rõ về giao dịch tài chính là gì và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế nhé!
1. Giao dịch tài chính là gì?
Giao dịch tài chính là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, nhằm trao đổi tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ để nhận lại tiền hay tài sản có giá trị khác. Giao dịch tài chính có thể diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa một cá nhân và một doanh nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều loại tài chính khác nhau, bao gồm:
- Giao dịch ngoại hối (Forex): Giao dịch mua bán các loại tiền tệ khác nhau. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan quản lý chưa cấp phép cho sàn Forex nào, nên các hoạt động giao dịch được coi là không đúng quy định pháp luật.
- Giao dịch chứng khoán: Mua bán cổ phiếu, trái phiếu hay các loại chứng khoán khác.
- Giao dịch hàng hóa: Mua bán các mặt hàng như vàng, bạc, dầu mỏ, ngũ cốc,...
- Giao dịch phái sinh: Là nhà đầu tư không giao dịch trực tiếp tài sản chính, mà họ sẽ thực hiện giao dịch thông qua hợp đồng với giá trị được xác định bằng tài sản tài chính đó.
Giao dịch tài chính có thể thực hiện trên các sàn giao dịch truyền thống hoặc điện tử. Sàn giao dịch truyền thống là nơi các nhà đầu tư gặp nhau trực tiếp để mua bán tài sản. Còn sàn giao dịch điện tử là nơi mà các nhà đầu tư giao dịch trực tuyến.
2. Các hình thức giao dịch tài chính
2.1. Giao dịch mua bán:
Giao dịch mua bán là hoạt động trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các bên, trong đó một bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ và bên kia trả tiền hay cung cấp một thứ gì đó có giá trị tương đương. Đây được coi là một trong những hình thức cơ bản nhất của hoạt động kinh tế và là nền tảng của thị trường.
Giao dịch mua bán được thực hiện từ thời xa xưa, trước đó chúng ta thường hay lấy một bao gạo đổi lấy 1kg thịt. Ngày nay, chúng ta đã sử dụng tiền làm công cụ thanh toán để mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao, việc mua bán hàng hóa, dịch vụ được chúng ta thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau như tiền mặt, tài khoản ngân hàng.
2.2. Giao dịch vay nợ:
Giao dịch vay nợ là hoạt động kinh tế, trong đó một bên (là người cho vay) cung cấp tiền hay tài sản cho bên khác (người vay) để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện rằng người vay sẽ trả lại số tiền, tài sản đó kèm theo lãi suất hoặc phí trong một khoảng thời gian nhất định.
Giao dịch này thường được thực hiện thông qua hợp đồng vay nợ, ghi rõ các điều khoản và điều kiện vay vốn, bao gồm:
- Số tiền vay: Số tiền mà người cho vay cung cấp cho người vay.
- Lãi suất: Chi phí mà người vay phải trả cho người cho vay để sử dụng số tiền vay. Lãi suất có thể được tính theo tỷ lệ phần trăm mỗi năm (lãi suất cố định) hoặc thay đổi theo thời gian (lãi suất thả nổi).
- Kỳ hạn vay: Khoảng thời gian mà người vay phải trả nợ cho người cho vay.
- Phương thức thanh toán: Cách thức mà người vay sẽ trả nợ cho người cho vay, thường là trả góp hàng tháng hoặc thanh toán một lần vào cuối kỳ hạn.
- Đảm bảo: Tài sản mà người vay thế chấp để đảm bảo cho khoản vay.
Giao dịch vay nợ đem lại nhiều lợi ích cho xã hội, giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đối với cá nhân, người dân, thì hoạt động vay nợ giải quyết được các vấn đề sinh hoạt hàng ngày. Còn đối với doanh nghiệp, khi vay nợ sẽ phục vụ trong quá trình kinh doanh.
2.3. Giao dịch thế chấp:
Giao dịch thế chấp hay được gọi là giao dịch cầm cố tài sản, đây là một loại giao dịch tài chính trong đó người vay đưa ra tài sản của mình làm đảm bảo cho khoản vay. Nếu người vay không thể trả nợ theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng vay, người cho vay có quyền tịch thu tài sản đó để thu hồi khoản nợ.
Đặc điểm của giao dịch thế chấp:
- Tài sản thế chấp: Thường là bất động sản như nhà cửa hoặc đất đai, nhưng cũng có thể là các loại tài sản khác có giá trị như xe cộ, tàu thuyền, hoặc thiết bị công nghiệp.
- Khoản vay thế chấp: Là số tiền mà người cho vay cấp cho người vay dựa trên giá trị của tài sản thế chấp. Số tiền này thường chiếm một tỷ lệ nhất định của giá trị tài sản, được gọi là tỷ lệ cho vay trên giá trị.
- Lãi suất: Có thể cố định hoặc biến đổi. Lãi suất cố định giữ nguyên trong suốt thời gian của khoản vay hoặc một phần của khoản vay, trong khi lãi suất biến đổi có thể thay đổi theo một chỉ số tham chiếu.
- Thời hạn vay: Thời gian mà người vay phải trả lại khoản vay.
- Pháp lý: Giao dịch thế chấp phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên. Điều này giúp đảm bảo rằng người cho vay có quyền tịch thu tài sản nếu người vay mặc định khoản vay.
2.4. Giao dịch tài khoản:
Với thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, các ngân hàng đã xuất hiện những ứng dụng thanh toán tài khoản ngân hàng với nhiều tính năng vô cùng tiện ích. Đây là hoạt động thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán, chuyển tiền,.. thông qua tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử.
Giao dịch tài khoản mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như:
- Tiện lợi: Giao dịch có thể được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và mọi lúc mọi nơi thông qua internet banking, mobile banking, ATM, POS,...
- An toàn: Giao dịch tài khoản được bảo mật bằng các công nghệ hiện đại, giúp giảm thiểu rủi ro mất mát tiền bạc.
- Minh bạch: Người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi lịch sử giao dịch và số dư tài khoản của mình.
- Giảm thiểu rủi ro khi mang theo tiền mặt: Giao dịch tài khoản giúp giảm thiểu rủi ro mất mát tiền mặt do bị cướp giật, móc túi,...
2.5. Thẻ tín dụng:
Thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán được cấp bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thanh toán như giao dịch mua sắm tại các cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ, thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay, khách sạn,... trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Nói một cách đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước và thanh toán cho các ngân hàng sau.
2.6. Thẻ ghi nợ:
Thẻ ghi nợ (hay còn gọi là thẻ thanh toán, thẻ ATM) là một loại thẻ thanh toán được phát hành bởi các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, cho phép chủ thẻ thực hiện các giao dịch thanh toán trong phạm vi số dư có sẵn trong tài khoản thanh toán được liên kết với thẻ. Nói một cách đơn giản, thẻ ghi nợ là loại thẻ giúp bạn thanh toán trực tiếp bằng tiền có sẵn trong tài khoản của bạn.
3. Những ảnh hưởng của giao dịch tài chính với nền kinh tế
Giao dịch tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phát triển hiện nay, bởi nó tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau từ tăng trưởng kinh tế, phân bổ nguồn vốn đến sự ổn định tài chính. Do đó, thị trường tài chính luôn là một trong những lĩnh vực được nhà nước quan tâm và đầu tư nhiều vào nó. Dưới đây là một trong những ảnh hưởng của giao dịch tài chính đối với nền kinh tế ngày nay:
3.1. Tác động với doanh nghiệp:
Giao dịch tài chính đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:
- Huy động vốn: Giao dịch tài chính giúp doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như vay ngân hàng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu,… Nguồn vốn huy động giúp doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Quản lý dòng tiền: Doanh nghiệp có thể quản lý dòng tiền hiệu quả, đảm bảo thanh toán đúng hạn các khoản chi phí, nghĩa vụ khi sử dụng các công cụ tài chính như chuyển khoản, séc, thẻ thanh toán,... để thanh toán các giao dịch một cách nhanh chóng, an toàn.
- Quản lý rủi ro: Giúp doanh nghiệp quản lý các rủi ro tài chính như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán,…
- Đầu tư: Đây là điều không thể không kể đến, giao dịch tài chính giúp doanh nghiệp đầu tư vào các tài sản như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản,... để gia tăng lợi nhuận. .
- Mở rộng thị trường: Giao dịch tài chính giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn khách hàng mới. Có thể sử dụng các kênh thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử để bán hàng cho khách hàng ở mọi nơi trên thế giới. Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế.
3.2. Tác động đối với mỗi cá nhân:
Khi sử dụng thẻ ngân hàng hoặc tài khoản ngân hàng để thực hiện thanh toán đối với các mặt hàng, cũng là một sự tiện lợi giúp mọi người tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc trong trường hợp không cần phải đưa tiền trực tiếp, hoặc đợi người khác thanh toán xong mình mới thanh toán được. Hay trong trường hợp cá nhân cần tiền gấp để xử lý công việc phát sinh, thì vay vốn giúp mọi người giải quyết được nhu cầu cá nhân.
3.3. Tác động tới nhà nước:
Giao dịch tài chính góp phần lớn đối với chức năng điều tiết vĩ mô của nhà nước với quá trình điều hòa cung cầu tiền tệ, đồng thời ngăn chặn lạm phát tại nước ta, khi mà nguồn cung quá nhiều còn nguồn cầu thì ít. Tạo khả năng thuận lợi cho ngân hàng trung ương điều chỉnh, giám sát số cung tiền tệ, tín dụng đối với nền kinh tế mở hiện nay.
4. Những lưu ý khi giao dịch tài chính trực tuyến
Giao dịch trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không thực hiện một cách cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi giao dịch tài chính trực tuyến:
4.1. Bảo mật máy tính của bạn:
Để tránh trường hợp máy tính dính virus độc, bạn cần cẩn thận với các email, tin nhắn yêu cầu cung cấp thông tin, mật khẩu hoặc tránh nhấp vào đường link lạ. Nên cài đặt phần mềm chống virus và chống phần mềm hợp pháp để bảo vệ cho máy tính.
4.2. Tạo mật khẩu mạnh:
Nên tạo những mật khẩu mà người khác khó có thể đoán ra được, có thể là các cụm từ hoặc câu dài, kết hợp với chữ in hoa và chữ thường, số và ký hiệu. Cần giữ mật khẩu và mã pin bí mật, không được chia sẻ với bất kỳ ai khác.
5. Ví dụ về giao dịch tài chính
Ví dụ 1: Chị A đi trung tâm thương mại mua sắm quần áo, chị đã sử dụng phương thức thanh toán là quẹt thẻ ATM tại máy Pos để trả tiền cho số quần áo chị đã mua.
Ví dụ 2: Do công ty ABC đang cần một số tiền lớn để mua máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Mà số tiền dự trù cũng như số tiền sẵn có không đủ, nên công ty ABC đã tiến hành hoạt động vay vốn ngân hàng XYZ với số tiền là XX.XXX.XXX VNĐ cùng tiền lãi hàng năm là XX%.
Ví dụ 3: Nhà đầu tư A mua 1.000 cổ phiếu của công ty X với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị 10.000.000 đồng. Mục đích của nhà đầu tư A là kiếm lời từ cổ tức hoặc sự gia tăng giá trị của cổ phiếu X trong tương lai.
Ví dụ 4: Nhà đầu tư B bán 500 cổ phiếu của công ty Y với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị 6.000.000 đồng. Nhà đầu tư B mua cổ phiếu công ty Y với giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Do đó, nhà đầu tư B kiếm được lợi nhuận 2.000 đồng/cổ phiếu, tương đương lợi nhuận 1.000.000 đồng.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có lượng thông tin về cổ đông, cổ tức quá lớn và phức tạp, thiếu hệ thống quản lý thông tin về danh sách cổ đông hay khó khăn trong việc xác định thu nhập chịu thuế của từng cổ đông, đừng lo lắng, phần mềm quản trị SISERPsme, sẽ giúp bạn khắc phục những vấn đề trên, dưới đây là những tính năng của phần mềm mà SISERPsme mang lại:
- Quản lý thông tin cổ đông: Tên, tuổi, địa chỉ,.. quản lý cổ đông theo nhóm (cán bộ công nhân viên, nhà nước, pháp nhân nước ngoài,..
- Quản lý số cổ phần: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần trả trậm, số lượng, ngày đóng,..
- Theo dõi lịch sử giao dịch, chuyển nhượng nhanh chóng cổ phần giữa các cổ đông.
- Có quyền xem và in danh sách cổ đông sáng lập, báo cáo về lịch sử giao dịch, báo cáo lợi tức của các cổ đông,..
- Theo dõi thu chi: Theo dõi thu chi khi các cổ đông nộp tiền trong các đợt phát hành.
- Quản lý tiền vay ngân hàng: Cho phép công ty quản lý cho nhân viên tiền vay để mua cổ phần của công ty.
Hãy bắt đầu hành trình chinh phục thành công cùng SISERPsme!
Truy cập ngay: https://erpsme.vn/quan-ly-co-dong-co-tuc để đăng ký dùng thử miễn phí!
Nhìn chung, khi tham gia vào thị trường tài chính, bạn cần phải hiểu rõ giao dịch tài chính là gì và những lưu ý khi giao dịch tài chính trực tuyến, để tránh những rủi ro như rò rỉ thông tin, bị virus tấn công và nên chọn các nền tảng giao dịch được cấp phép hoạt động bởi các cơ quan Nhà nước.
phần mềm của SIS