Kế Hoạch Tài Chính Là Gì

SIS software solutions
09/05/2024 16:22:59
189 lượt xem

kế hoạch tài chính

Đừng vội lập kế hoạch tài chính nếu như bạn không có đủ kiến thức và kỹ năng về tài chính cá nhân, đầu tư, tiết kiệm và bảo vệ tài chính.

Với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa hiện nay, môi trường kinh doanh luôn thay đổi nhanh chóng, vận động theo chiều hướng khác nhau, đa dạng và phức tạp.

Vì thế, việc lập kế hoạch tài chính hiệu quả là một yếu tố quan trọng không thể thiếu để đảm bảo sự ổn định và đưa doanh nghiệp tăng khả năng đạt được mục tiêu tài chính, giảm thiểu rủi ro cho mình.

Trong bài viết này, S.I.S Việt Nam sẽ tổng hợp cho bạn đọc kiến thức về kế hoạch tài chính là gì? Các bước lập kế hoạch tài chính chi tiết nhất và nguyên tắc lập kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính (tên tiếng Anh là Financial Planning) là một bản kế hoạch hay báo cáo chi tiết, giúp xác định được các mục tiêu tài chính và cách bạn đạt được chúng.

Nó bao gồm các yếu tố sau: đánh giá tài chính hiện tại, thiết lập kế hoạch ngắn hạn trung hạn và dài hạn, lập kế hoạch ngân sách, đầu tư, tiết kiệm và quản lý nợ. 

Kế hoạch tài chính thường đi kèm với một lịch trình cụ thể và các biện pháp cụ thể để đảm bảo bạn có thể đạt được mục tiêu của mình, đưa ra quyết định tài chính một cách thông minh, hiệu quả.

Kế hoạch tài chính ngắn hạn là gì?

Kế hoạch tài chính ngắn hạn  là bản kế hoạch hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp quản lý tiền bạc một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu tài chính trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 01 quý đến 01 năm.

Mục tiêu của kế hoạch này thường tập trung vào việc đảm bảo dòng tiền ổn định, thanh toán các khoản nợ đến hạn và tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty thực phẩm ABC có mục tiêu tăng doanh thu 15% và giảm chi phí hoạt động 10% trong vòng 06 tháng. Công ty đã thực hiện bằng cách chạy chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu mới với giá cả cạnh tranh hơn.

Kế hoạch tài chính trung hạn là gì?

Đối với kế hoạch tài chính trung hạn, thời gian sẽ dài hơn thực hiện trong vòng từ 01 năm đến 03 năm.

Mục tiêu của kế hoạch này thường tập trung vào việc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận và nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty Cổ phần May mặc Thời trang XYZ có trụ sở tại Hà Nội, doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thời trang nam, nữ, trẻ em.

Doanh nghiệp có 200 nhân viên và doanh thu hàng năm đạt 50 tỷ đồng. Mục tiêu của doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường sang khu vực miền Nam và đạt doanh thu lên 80 tỷ trong 03 năm tới.

Kế hoạch tài chính dài hạn là gì?

Khác với kế hoạch tài chính ngắn hạn và trung hạn, kế hoạch tài chính dài hạn sẽ thực hiện từ 03 năm trở lên.

Mục tiêu của kế hoạch này thường tập trung vào việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, nâng cao giá trị của doanh nghiệp và đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư. 

Ví dụ: Công ty Cổ phần Công nghệ Y tế DEF là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế có trụ sở tại tp. Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp có 100 nhân viên và doanh thu hàng năm đạt 20 tỷ đồng.

Mục tiêu của doanh nghiệp là muốn trở thành nhà cung cấp thiết bị y tế hàng đầu Việt Nam trong vòng 10 năm tới, xuất khẩu sản phẩm sang thị trường quốc tế trong 05 năm tới và niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán trong vòng 07 năm tới.

kế hoạch tài chính là gì

Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính

Đối với cá nhân: 

  • Đạt được mục tiêu tài chính: Giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu tài chính của mình, chẳng hạn như mua nhà, mua xe, nghỉ hưu sớm,..
  • Quản lý tiền bạc một cách hiệu quả: Giúp bạn theo dõi thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của mình. Nhờ vậy, bạn có thể sử dụng tiền bạc một cách hợp lý và tránh lãng phí.
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Giúp bạn xác định và đánh giá các rủi ro tài chính mà bạn có thể gặp phải, chẳng hạn như mất việc làm, ốm đau, tai nạn,... Sau đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro hoặc bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro đó.

Đối với doanh nghiệp:

  • Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển: Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng mục tiêu phát triển của mình, chẳng hạn như tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường,..
  • Quản lý nguồn vốn hiệu quả: Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp theo dõi dòng tiền, sử dụng vốn một cách hợp lý và tránh lãng phí.
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Giúp doanh nghiệp xác định và đánh giá các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải, chẳng hạn như biến động giá cả nguyên vật liệu, thị trường, lãi suất,…
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và khả năng thu hút vốn đầu tư: Doanh nghiệp có kế hoạch tài chính rõ ràng và hiệu quả sẽ có uy tín cao hơn và dễ dàng thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư.

vai trò của việc lập kế hoạch tài chính

Các cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả

Để xây dựng một kế hoạch tài chính hiệu quả, cần dựa trên những cơ sở sau:

  • Tình hình tài chính hiện tại: Doanh nghiệp cần phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình công nợ, sau đó sử dụng các công cụ quản lý tài chính để theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp. 
  • Mục tiêu phát triển: Doanh nghiệp phải xác định rõ ràng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp như tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới,... Mục tiêu cần cụ thể, có thể đo lường được, đạt được, phù hợp và có thời hạn.
  • Quy mô hoạt động doanh nghiệp: Với yếu tố này, doanh nghiệp cần xem xét quy mô hoạt động hiện tại và dự kiến trong tương lai để xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp, hiệu quả
  • Phân tích môi trường kinh doanh: Doanh nghiệp cần nghiên cứu và phân tích kỹ trong môi trường kinh doanh để đánh giá được rủi ro, thách thức và cơ hội, từ đó đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt và phù hợp.

cơ sở xây dựng kế hoạch tài chính

Quy trình các bước lập kế hoạch tài chính

Xác định mục tiêu tài chính:

Trước khi bắt đầu vào lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu tài chính của mình như tăng doanh thu, lợi nhuận, niêm yết cổ phiếu, trở thành thương hiệu quốc tế,... Khi đặt ra mục tiêu, điều này sẽ định hướng được toàn bộ quá trình lập kế hoạch và quản lý tài chính.

Phân tích tình hình tài chính hiện tại:

Khi phân tích tài chính hiện tại, doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình tài chính hiện tại của mình, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Để phân tích tài chính, doanh nghiệp xem xét báo cáo tài chính, chỉ số tài chính và các thông tin liên quan đến nó. Các yếu tố của nó bao gồm: doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, tài sản và nợ nần.

Xây dựng báo cáo tài chính cho tương lai:

Dựa theo mục tiêu tài chính và phân tích tình hình tài chính hiện tại như bên trên, tiếp theo doanh nghiệp cần xây dựng báo cáo tài chính cho tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp định rõ nguồn tài chính cần thiết và định hình kế hoạch tài chính của mình. 

Xác định nguồn vốn có sẵn và dự kiến:

Việc xác định nguồn vốn có sẵn và dự kiến giúp doanh nghiệp hiểu rõ tình hình tài chính hiện tại của mình và lập kế hoạch để đảm bảo có đủ vốn để hoạt động hiệu quả và đáp ứng được các nhu cầu tài chính trong tương lai.

 Nguồn vốn có sẵn như: vốn chủ sở hữu, lợi nhuận tích lũy, vay nợ hiện tại, vốn huy động từ bên ngoài hay bất kỳ tài sản nào có thể chuyển đổi thành tiền mặt.  Dự kiến nguồn vốn bao gồm: dự báo doanh thu và lợi nhuận, chi phí dự kiến, mức độ tăng trưởng,...

Lập ngân sách cụ thể cho từng hoạt động:

Lập ngân sách cụ thể giúp doanh nghiệp kiểm soát được chi tiêu hiệu quả, sử dụng tiền bạc một cách hợp lý và đạt được mục tiêu tài chính của mình. Các hoạt động như sản xuất, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển,....Ngân sách càng chi tiết thì doanh nghiệp thực hiện dễ dàng và quản lý tốt hơn.

Quản lý dòng tiền doanh nghiệp:

Quá trình quản lý dòng tiền bao gồm: theo dõi thu chi hàng ngày, phân tích dòng tiền theo từng hoạt động kinh doanh, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền (doanh thu, chi phí, khoản phải thu, trả,..), dự báo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh tương lai,... Việc quản lý dòng tiền hiệu quả giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ, thanh toán các nghĩa vụ tài chính đúng hạn và đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh định kỳ:

Cuối cùng, doanh nghiệp cần giám sát và điều chỉnh định kỳ để đảm bảo kế hoạch tài chính luôn phù hợp với tình hình thực tế, đạt hiệu quả tốt nhất. Các hoạt động gồm: theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, biến động thị trường, đánh giá hiệu quả kế hoạch, đánh giá tác động của yếu tố bên ngoài, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, cập nhật mục tiêu tài chính và lập kế hoạch dự phòng.

Nhằm phục vụ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý và giám sát các hoạt động chi tiêu hàng tháng, quý, năm, chúng tôi cung cấp cho bạn phần mềm kế toán quản trị doanh nghiệp với tính năng kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính. Phần mềm này cho phép:

  • Cuối kỳ, các nghiệp vụ tổng hợp phân bổ, kết chuyển, tính giá vốn, giá thành, khấu hao,.. được chạy hoàn toàn tự động để lên số liệu báo cáo, sổ sách.
  • Lập phiếu kế toán, cho phép convert từ excel.
  • Cập nhật số dư đầu của tài khoản, cho phép convert tự động từ excel.
  • Cho phép người dùng tự động tạo mẫu báo cáo tài chính với các chỉ tiêu theo yêu cầu phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
  • Phần mềm cũng cho phép doanh nghiệp hạch toán hiệu quả kinh doanh từng mảng - ngành hàng, từng bộ phận hạch toán, hợp nhất dữ liệu, mô hình đơn vị mẹ - con.
  • Bảng cân đối kế toán so sánh nhiều kỳ.

các bước lập kế hoạch tài chính

Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính

Luôn quản lý dòng tiền chi tiêu hàng tháng:

Quản lý dòng tiền chi tiêu hàng tháng sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ, thanh toán các khoản chi phí đúng hạn, kiểm soát được dòng tiền hợp lý, giảm thiểu rủi ro,.. Nên trong bất kì một lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng cần phải quản lý dòng tiền chi tiêu hàng tháng.

Xây dựng quỹ dự phòng tài chính:

Để giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên ít rủi ro hơn, suôn sẻ và dễ dàng thì mỗi doanh nghiệp nên xây dựng quỹ dự phòng tài chính. Khi đối mặt với những khó khăn, trường hợp xảy ra không nằm trong dự đoán, thì lúc này quỹ dự phòng sẽ đem ra chi trả nhằm giảm thiểu căng thẳng tài chính.

Ưu tiên trả các khoản nợ có lãi cao:

Doanh nghiệp nên ưu tiên tập trung trả các khoản nợ có lãi cao sớm sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giảm thiểu số tiền lãi phải trả trong tương lai. Đồng thời trả nợ đúng hạn giúp cải thiện điểm tín dụng, điểm tín dụng cao giúp bạn dễ dàng vay vốn hơn với lãi suất thấp hơn trong tương lai.

Xây dựng một khoản tiết kiệm và đầu tư:

Tiết kiệm và đầu tư là hai trụ cột quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có nguồn vốn để đầu tư vào các dự án mới, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng lợi nhuận và giá trị cho doanh nghiệp.

Dùng số tiền hiện tại để tạo ra dòng tiền mới:

Dùng số tiền hiện tại để tạo ra dòng tiền mới là cách khá hiệu quả để gia tăng thu nhập, lợi nhuận, đạt được mục tiêu tài chính như kinh doanh có thể mở rộng, tạo ra các dự án mới,..

nguyên tắc lập kế hoạch tài chính

Ví dụ về kế hoạch tài chính

Công ty sản xuất may mặc ABC

Mục tiêu tài chính:

  • Tăng doanh thu 15% trong năm nay.
  •  Nâng cao lợi nhuận ròng 10% trong năm nay.
  •  Giảm chi phí sản xuất 5% trong năm nay.
  •  Đầu tư 500 triệu đồng vào máy móc thiết bị mới trong năm sau.

Phân tích tình hình tài chính hiện tại:

  • Doanh thu: 50 tỷ đồng
  • Lợi nhuận ròng: 5 tỷ đồng
  • Chi phí sản xuất: 40 tỷ đồng
  • Dòng tiền: 10 tỷ đồng
  • Vốn chủ sở hữu: 20 tỷ đồng
  • Nợ vay: 10 tỷ đồng

Kế hoạch:

  1. Tăng doanh thu:
  • Mở rộng thị trường sang các khu vực mới: Nghiên cứu thị trường tiềm năng và phát triển chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp. Tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo ngành để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
  • Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới: Nghiên cứu nhu cầu thị trường và xu hướng thời trang để phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ hiện có để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
  • Tăng cường hoạt động marketing và bán hàng: Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Sử dụng đa dạng các kênh marketing như: quảng cáo online, quảng cáo truyền thống, marketing qua mạng xã hội,..
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng để tạo dựng lòng tin và sự hài lòng cho khách hàng. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và chu đáo.
  1. Nâng cao lợi nhuận ròng:
  • Giảm chi phí sản xuất: Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ hơn. Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và nước trong sản xuất. Sử dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Tăng giá bán sản phẩm/dịch vụ: Phân tích giá cả thị trường và chi phí sản xuất để đưa ra mức giá bán phù hợp. Tăng giá bán sản phẩm/dịch vụ nếu có thể để gia tăng lợi nhuận.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý: Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, quản lý kho hàng, quản lý nhân sự,.. Sử dụng các phần mềm quản lý để hỗ trợ công tác quản lý.
  1. Giảm chi phí:
  • Kiểm soát chi phí: Theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí marketing,..
  • Cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết.
  • Tìm kiếm nguồn cung ứng giá rẻ hơn: Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ giá rẻ hơn để giảm bớt chi phí sản xuất.
  • Đàm phán giá cả: Đàm phán giá cả với các nhà cung cấp để có được mức giá tốt nhất.
  1. Tạo quỹ dự phòng:
  • Trích 10% lợi nhuận mỗi tháng vào quỹ dự phòng.
  1. Đầu tư:
  • Đầu tư vào máy móc thiết bị mới: Đầu tư vào máy móc thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Điều này đáp ứng nhu cầu thị trường và gia tăng lợi thế cạnh tranh.

 Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch:

  • Theo dõi thường xuyên tiến độ thực hiện kế hoạch tài chính.
  • Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
  • Cập nhật kế hoạch tài chính khi có những thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn chung, hiểu rõ về kế hoạch tài chính là gì, các bước lập kế hoạch và nguyên tắc lập kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả, đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và đạt được mục tiêu tài chính đề ra. Kế hoạch tài chính cần được xây dựng dựa trên tình hình tài chính thực tế, phù hợp với mục tiêu phát triển và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Lương Gross Là Gì
Lương gross là gì? Hay lương gộp là gì? Nên deal lương net hay lương gross khi ký kết hợp đồng? Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề tiền lương phải...
Công Việc, Nhiệm Vụ, Vai Trò Của Kế Toán Tiền Mặt
Kế toán tiền mặt nắm giữ vai trò rất quan trọng với hầu hết các công ty, doanh nghiệp nhất là trong tình hình thị trường kinh doanh phức tạp, quản lý tài...
Các Hình Thức Ghi Sổ Kế Toán
Các hình thức kế toán theo thông tư 133 và 200 bao gồm những loại nào? Có những quy định gì về sổ kế toán? Đây là những thông tin mà kế toán cần phải...
Cách làm bảng cân đối kế toán theo thông tư
Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cung cấp các tài liệu về giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định, giúp doanh nghiệp quản lý các đối...
Top