Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Là Gì

SIS software solutions
11/04/2024 09:59:31
167 lượt xem

Chắc hẳn bạn đang là kế toán viên đang đối diện với thách thức trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất cho doanh nghiệp của mình?

Quá trình lập báo cáo tài chính hợp nhất có thể gặp phải nhiều vấn đề, từ việc thu thập dữ liệu từ các đơn vị con đến việc xử lý và tổng hợp dữ liệu một cách chính xác và đồng nhất.

Nhưng hoá ra, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất không quá khó như bạn nghĩ. Những gì bạn cần làm là bắt đầu từ những thông tin cơ bản nhất.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn về khái niệm báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo tài chính hợp nhất, từ khâu thu thập dữ liệu đến trình bày báo cáo.

Với những hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu, bạn sẽ có thể tự tin lập báo cáo tài chính hợp nhất một cách chính xác và hiệu quả. Đừng để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất trở thành "nỗi ám ảnh" của bạn. Hãy dành thời gian đọc bài viết này để "nâng tầm" kỹ năng lập báo cáo tài chính hợp nhất nhé!

1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

Báo cáo tài chính tổng hợp là một tài liệu quan trọng được công ty hoặc tổ chức công bố thường xuyên, thường là hàng quý hoặc hàng năm, để tổng kết tình hình tài chính của họ. Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của công ty, bao gồm cả doanh thu, lợi nhuận, lưu chuyển tiền mặt, tài sản và nợ phải trả.

Báo cáo tài chính tổng hợp thường bao gồm ba phần chính: báo cáo lợi nhuận và lỗ, báo cáo lưu chuyển tiền mặt và báo cáo vị thế tài chính. Bằng cách tổng hợp các thông tin từ các báo cáo tài chính cơ bản, báo cáo tài chính tổng hợp cung cấp một cái nhìn toàn diện về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị cấp trên, của các nhà đầu tư, của các chủ sở hữu hiện tại và tương lai, và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đây là một công cụ quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.

báo cáo tài chính hợp nhất là gì

2. Báo cáo tài chính hợp nhất gồm những gì?

Kỳ lập báo cáo tài chính hợp nhất theo Điều 4 Thông tư 202/2014/TT-BTC như sau:

Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (báo cáo quý, gồm cả quý IV và báo cáo bán niên). Báo cáo tài chính hợp nhất năm được lập dưới dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm:

  • Bảng cân đối kế toán hợp nhất;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất;
  • Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất.

báo cáo tài chính hợp nhất gồm những gì

3. Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính hợp nhất

Thời hạn nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất theo Điều 6 Thông tư 202/2014/TT-BTC như sau:

  • Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

quy định về thời gian nộp báo cáo tài chính hợp nhất

3.1 Đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 202/2014/TT-BTC thì công ty mẹ là công ty nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty con khác) có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất trong các trường hợp sau đây:

- Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược (được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu).

- Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng nêu trên:

+ Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;

+ Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (nếu có nhu cầu).

Lưu ý: Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:

(1) Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng;

(2) Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối;

(3) Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết;

(4) Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường (kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, thị trường phi tập trung (OTC), thị trường địa phương và thị trường khu vực);

(5) Công ty mẹ không lập hồ sơ hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng;

(6) Công ty sở hữu công ty mẹ đó lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính hợp nhất kịp thời, chính xác, các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán SIS MAC đã tự động tổng hợp báo cáo tài chính giữa các công ty mẹ, công ty con hay các công ty với các chi nhánh để hỗ trợ quá trình làm báo cáo hợp nhất dễ dàng hơn.

3.2 Khi nào phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

4. Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất

Hệ thống báo cáo tài chính năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động liên tục

STT

Báo cáo

Mẫu số

1

Báo cáo tình hình tài chính

Mẫu số B01a – DNN

2

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02 – DNN

3

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B09 – DNN

Hệ thống báo cáo tài chính năm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không hoạt động liên tục

STT

Báo cáo

Mẫu số

1

Báo cáo tình hình tài chính

Mẫu số B01 – DNNKLT

2

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu số B02 – DNN

3

Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

Mẫu số B09 – DNNKLT

Nếu sử dụng phần mềm kế toán của SIS, doanh nghiệp của bạn sẽ được cập nhật đầy đủ những mẫu báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định mới nhất tại thông tư 202. Giúp kế toán viên nắm chắc các quy định, nguyên tắc và các bước lập báo cáo tài chính hợp nhất chính xác nhất.

mẫu báo cáo tài chính hợp nhất

5. Cách lập báo cáo tài chính hợp nhất

Nguyên tắc chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất:

    • Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập.
    • Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn tập đoàn. Nếu công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn, thì công ty con phải có điều chỉnh thích hợp trước khi sử dụng cho hợp nhất.
    • Báo cáo tài chính hợp nhất phải lập cho cùng một kỳ kế toán.
    • Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con và chấm dứt vào ngày công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát.

Trình tự hợp nhất Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa công ty mẹ và công ty con:

    • Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ phản ánh tình hình tài chính của công ty mẹ và công ty con trên góc độ 2 công ty này là một thể thống nhất (tập đoàn). Mặc dù “tập đoàn” này không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một đơn vị báo cáo.
    • Các bước lập báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm:
      1. Thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con.
      2. Tổng hợp điều chỉnh: Tổng hợp và điều chỉnh các chỉ tiêu tương ứng giữa các báo cáo riêng.
      3. Bút toán điều chỉnh hợp nhất: Thực hiện các bút toán điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất trong việc hợp nhất.
      4. Kết chuyển: Đưa kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con vào báo cáo tài chính hợp nhất.

cách lập báo cáo tài chính hợp nhất

5.1 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất

Theo điều 10 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định 16 nguyên tắc lập báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

  1. Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, trừ các trường hợp:
  2. a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong thời gian không quá 12 tháng.

- Quyền kiểm soát tạm thời phải được xác định ngay tại thời điểm mua công ty con và khoản đầu tư có quyền kiểm soát tạm thời không được trình bày là khoản đầu tư vào công ty con mà phải phân loại là đầu tư ngắn hạn nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

- Nếu tại thời điểm mua, công ty mẹ đã phân loại khoản đầu tư là công ty con, sau đó công ty mẹ dự kiến thoái vốn trong thời gian dưới 12 tháng hoặc công ty con dự kiến phá sản, giải thể, chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động trong thời gian dưới 12 tháng thì không được coi quyền kiểm soát là tạm thời.

  1. b) Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian trên 12 tháng và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.
  2. Công ty mẹ không được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất đối với:
  3. a) Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của công ty mẹ và công ty con khác trong tập đoàn;
  4. b) Công ty con là Quỹ tín thác, Quỹ tương hỗ, Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp tương tự.
  5. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam “Trình bày báo cáo tài chính” và qui định của các Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.
  6. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn Tập đoàn.
  7. a) Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì Báo cáo tài chính được sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh lại theo chính sách chung của tập đoàn. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại Báo cáo tài chính dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện.

Ví dụ: Sử dụng chính sách kế toán thống nhất:

- Công ty con ở nước ngoài áp dụng mô hình đánh giá lại đối với TSCĐ, công ty mẹ ở Việt Nam áp dụng mô hình giá gốc. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con theo mô hình giá gốc;

- Công ty mẹ tại Việt Nam áp dụng phương pháp vốn hóa lãi vay đối với việc xây dựng tài sản dở dang, công ty con ở nước ngoài ghi nhận chi phí lãi vay đối với tài sản dở dang vào chi phí trong kỳ. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con theo phương pháp vốn hóa lãi vay đối với tài sản dở dang.

  1. b) Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính sách kế toán khác đó.
  2. Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán.

Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ. Nếu điều này không thể thực hiện được, các Báo cáo tài chính được lập vào thời điểm khác nhau có thể được sử dụng với điều kiện là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Trong trường hợp này, Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn. Độ dài của kỳ báo cáo và sự khác nhau về thời điểm lập Báo cáo tài chính phải được thống nhất qua các kỳ.

  1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào Báo cáo tài chính hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con và chấm dứt vào ngày công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con. Khoản đầu tư vào doanh nghiệp phải hạch toán theo Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính” kể từ khi doanh nghiệp đó không còn là công ty con và cũng không trở thành công ty liên doanh, liên kết.
  2. Phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua phải được trình bày theo giá trị hợp lý, cụ thể:
  3. a) Tài sản thuần của công ty con tại ngày mua được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất theo giá trị hợp lý. Nếu công ty mẹ không sở hữu 100% công ty con thì phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý phải phân bổ cho cả cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát.
  4. b) Sau ngày mua, nếu các tài sản của công ty con tại ngày mua (có giá trị hợp lý khác biệt so với giá trị ghi sổ) được khấu hao, thanh lý hoặc bán thì phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ được coi là đã thực hiện và phải điều chỉnh vào:

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tương ứng với phần sở hữu của cổ đông mẹ;

- Lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát.

  1. Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua, công ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh.
  2. Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ (thời điểm công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát công ty con).
  3. a) Thời gian phân bổ lợi thế thương mại không quá 10 năm, bắt đầu kể từ ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con theo nguyên tắc: Việc phân bổ phải thực hiện dần đều qua các năm. Định kỳ công ty mẹ phải đánh giá tổn thất ợi thế thương mại tại công ty con, nếu có bằng chứng cho thấy số lợi thế thương mại bị tổn thất lớn hơn số phân bổ hàng năm thì phân bổ theo số lợi thế thương mại bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh. Một số bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất như:

- Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con được mua thêm;

- Giá trị thị trường của công ty con bị giảm (ví dụ giá trị thị trường cổ phiếu công ty con bị giảm đáng kể do công ty con liên tục làm ăn thua lỗ);

- Hạng sắp xếp tín nhiệm bị giảm trong thời gian dài; Công ty con lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tạm ngừng hoạt động hoặc có nguy cơ giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;

- Các chỉ tiêu về tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống…

Ví dụ: Giả sử lợi thế thương mại phát sinh là 10 tỉ đồng được phân bổ 10 năm (mỗi năm 1 tỉ đồng). Sau khi phân bổ 3 năm (3 tỉ đồng), nếu có bằng chứng cho thấy lợi thế thương mại đã tổn thất hết thì năm thứ 4 số lợi thế thương mại được phân bổ là 7 tỉ đồng.

  1. b) Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, khi xác định lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (lợi thế thương mại âm), giá phí khoản đầu tư vào công ty con được tính là tổng của giá phí khoản đầu tư tại ngày đạt được quyền kiểm soát công ty con cộng với giá phí khoản đầu tư của những lần trao đổi trước đã được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con.
  2. Nếu sau khi đã kiểm soát công ty con, nếu công ty mẹ tiếp tục đầu tư vào công ty con để tăng tỷ lệ lợi ích nắm giữ, phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư thêm và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con mua thêm phải được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và được coi là các giao dịch vốn chủ sở hữu (không ghi nhận như lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ). Trong trường hợp này, công ty mẹ không thực hiện việc ghi nhận tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý như tại thời điểm kiểm soát công ty con.
  3. Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh cho các nội dung sau:
  4. a) Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ toàn bộ đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (nếu có);
  5. b) Phân bổ lợi thế thương mại;
  6. c) Lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng thuộc phần vốn chủ sở hữu. Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong Báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn cũng phải được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
  7. d) Số dư các khoản mục phải thu, phải trả, cho vay... giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn;

đ) Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ;

  1. e) Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định…) phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đang phản ánh trong giá trị tài sản (hàng tồn kho, tài sản cố định…) cũng phải được loại bỏ trừ khi chi phí gây ra khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
  2. Số chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn tại công ty con và giá trị phần tài sản thuần của công ty con bị thoái vốn cộng với (+) giá trị phần lợi thế thương mại chưa phân bổ hết được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh theo nguyên tắc:

- Nếu giao dịch thoái vốn không làm công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

- Nếu giao dịch thoái vốn dẫn đến việc công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Khoản đầu tư vào công ty con sẽ được hạch toán như một khoản đầu tư tài chính thông thường hoặc kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ khi công ty mẹ không còn nắm quyền kiểm soát công ty con.

  1. Sau khi thực hiện tất cả các bút toán điều chỉnh, phần chênh lệch phát sinh do việc điều chỉnh các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh phải được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
  2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con theo nguyên tắc:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ trình bày luồng tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài tập đoàn, bao gồm cả luồng tiền phát sinh từ các giao dịch với các công ty liên doanh, liên kết và cổ đông không kiểm soát của tập đoàn và được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Toàn bộ các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.

  1. Trường hợp công ty mẹ có các công ty con lập Báo cáo tài chính bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn bộ Báo cáo tài chính của các công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
  2. Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích thêm các thông tin về tài chính và phi tài chính, được căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các tài liệu có liên quan trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.

5.2 Các bước lập báo cáo tài chính hợp nhất

Bước 1: Thu thập thông tin và báo cáo tài chính riêng của từng đơn vị, sau đó thực hiện tổng hợp và điều chỉnh các chỉ tiêu tương ứng để đảm bảo tính chính xác và toàn vẹn của thông tin.

Bước 2: Thực hiện các bút toán điều chỉnh hợp nhất với các loại sau:

  • Loại 1: Điều chỉnh chênh lệch giữa giá trị hợp lý (FV) và giá trị ghi sổ (GTGS) tài sản thuần của công ty con.
  • Loại 2: Loại trừ các giá trị đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con, đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại và quyền lợi không kiểm soát (NCI) tại thời điểm hợp nhất.
  • Loại 3: Phân bổ lợi thế thương mại.
  • Loại 4: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn.
  • Loại 5: Xác định lợi ích của cổ đông kiểm soát (NCI) tại thời điểm cuối kỳ.

Lưu ý: Ngoài các điều chỉnh nêu trên, cần thực hiện các bút toán để ghi nhận sự điều chỉnh đã thực hiện trong kỳ trước, nhằm đảm bảo tính tích lũy của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Các điều chỉnh từ kỳ trước, như doanh thu và chi phí, sẽ được chuyển qua Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ để phản ánh ảnh hưởng cuối cùng từ quyết định kế toán.

Bước 3: Lập bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh và bảng tổng hợp về các chỉ tiêu hợp nhất.

Bước 4: Từ các dữ liệu được chuẩn bị ở bước trước, lập báo cáo tài chính hợp nhất để cung cấp một cái nhìn tổng thể và chi tiết về tình hình tài chính của tập đoàn hoặc doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm tài chính.

Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, quan trọng nhất vẫn là nắm rõ các quy định pháp lý để tránh sai sót xảy ra. Đồng thời, bạn cũng phải nắm rõ cách doanh nghiệp vận hành để đảm bảo các số liệu lập báo cáo tài chính là chuẩn xác và kịp thời. Nếu bạn  đang tìm kiếm một giải pháp phần mềm mạnh mẽ để tạo ra báo cáo tài chính hợp nhất một cách chính xác và hiệu quả? Hãy đến với SIS ERP SME - giải pháp tích hợp toàn diện giúp doanh nghiệp của bạn quản lý tài chính một cách dễ dàng và chính xác.

Với SIS ERP SME, bạn sẽ có các công cụ và tính năng sau để tối ưu hóa quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất:

  • Tích Hợp Dữ Liệu: SIS ERP SME tích hợp tất cả các phòng ban và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất. 
  • Báo Cáo Tùy Chỉnh: SIS ERP SME cung cấp công cụ tạo báo cáo tùy chỉnh, cho phép bạn thiết kế các báo cáo tài chính hợp nhất theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. 
  • Phân Tích Nâng Cao: SIS ERP SME cung cấp tính năng phân tích dữ liệu nâng cao, giúp bạn hiểu rõ hơn về các xu hướng và biến động trong tài chính của doanh nghiệp. 
  • Tuân Thủ Quy Định: SIS ERP SME tuân thủ các quy định kế toán và tài chính quốc tế và địa phương, giúp bạn đảm bảo rằng báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp được tuân thủ đúng các tiêu chuẩn và quy định.

Khám phá ngay SIS ERP SME để tối ưu hóa quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả!

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Tài Chính Cá Nhân Là Gì [ Cách Quản Lý Hiệu Quả Thông Minh ]
Bạn có đang hiểu rõ tài chính cá nhân là gì? Bạn có biết: Thống kê của S&P Global năm 2021 chỉ 28% người Việt Nam có kiến thức tài chính cá nhân, thấp...
Công Việc Của Kế Toán Công Nợ
Kế toán công nợ là gì? Vị trí này cần thực hiện công việc gì và vai trò của họ với doanh nghiệp ra sao? Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ...
Hệ Thống Tài Chính Là Gì
Bạn có biết, Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đúng vậy, hệ...
Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Vai Trò, Chức Năng Của Tài Chính Doanh Nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là gì? Những nguyên tắc, vai trò của tài chính doanh nghiệp được thể hiện như thế nào trong công ty. Bạn hãy cùng SIS tìm hiểu qua nội...
Top