Tài khoản kế toán là gì? Nội dung, kết cấu tài khoản kế toán

SIS software solutions
13/01/2024 10:45:16
164 lượt xem

Tài khoản kế toán là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán, đóng vai trò không thể thiếu trong quản lý tài chính của một tổ chức hay doanh nghiệp. Đây không chỉ là một hệ thống số liệu, mà còn là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp ghi chép và theo dõi mọi giao dịch tài chính. Bạn hãy cùng SIS tìm hiểu rõ hơn về tài khoản kế toán là gì trong bài viết sau.

1. Tài khoản kế toán là gì?

Tài khoản kế toán được hiểu là công cụ kế toán giúp phân loại các tài khoản kế toán rõ ràng, có hệ thống phản ánh, kiểm tra, giám sát tình hình hiện tại và sự thay đổi của các loại tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của công ty.

2. Vai trò của tài khoản kế toán trong doanh nghiệp

Tài khoản kế toán có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp, nó không chỉ theo dõi tình hình biến động của tài chính, sắp xếp công việc và đối tượng hạch toán mà còn đáp ứng các yêu cầu kê khai về thuế. Cụ thể như sau:

Vai trò của tài khoản kế toán

Vai trò của tài khoản kế toán

  • Theo dõi và đánh giá biến động tài chính: Tài khoản kế toán giúp theo dõi sự biến động của các đối tượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Tăng giảm, chênh lệch, phát sinh, tồn đọng. Điều này giúp nhà quản lý nắm bắt nhanh chóng các thay đổi và đưa ra quyết định kịp thời.
  • Sắp xếp công việc và phân loại đối tượng hạch toán: Tài khoản đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp công việc kế toán, phân loại các đối tượng hạch toán. Điều này giúp tạo ra một hệ thống cấu trúc kế toán hợp lý, dễ quản lý.
  • Tổng hợp và xử lý thông tin chính xác: Giúp tổng hợp và xử lý thông tin một cách chính xác. Điều này cung cấp cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho những quyết định quản lý, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
  • Đáp ứng yêu cầu kê khai thuế: Việc sử dụng tài khoản kế toán đúng quy định giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ và chính xác các yêu cầu kê khai thuế. Điều này tránh được rủi ro phạt và giữ cho doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

Tóm lại, tài khoản kế toán không chỉ là một công cụ quản lý số liệu mà còn là bước cơ bản để doanh nghiệp duy trì sự minh bạch. Đồng thời nó còn hỗ trợ quá trình ra quyết định và tuân thủ các quy định pháp luật của phía công ty.

3. Nội dung, kết cấu tài khoản kế toán

3.1. Nội dung của tài khoản kế toán

Mỗi một tài khoản kế toán khi được mở ra sẽ nhằm mục đích phản ánh chính xác đối tượng kế toán như: Vốn, nợ phải trả, chi phí,… Trong đó, mỗi một đối tượng lại gắn liền với đầu tài khoản cụ thể trong cùng hệ thống.

Nội dung tài khoản kế toán

Nội dung tài khoản kế toán

Thông qua việc sắp xếp có logic như vậy, chúng ta dễ dàng thống kê, phân loại và phản ánh sự phát sinh của nghiệp vụ. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải tiến hành phản án thường xuyên để xây dựng cơ sở dữ liệu hạch toán vào chứng từ. Mọi phát sinh kế toán này sẽ sử dụng làm căn cứ để đảm bảo cho tính chính xác, xác thực trong quá trình ghi chép thông tin và báo cáo tài chính của công ty.

Xem thêm: Kế toán kho là gì? Thách thức của kế toán kho trong tương lai

3.2. Kế cấu tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán có cấu trúc 2 bên, trong đó một bên phản ánh sự tăng còn bên còn lại thể hiện sự giảm của đối tượng kế toán.

Theo quy ước sẽ được thể hiện như sau:

  • Chữ T bên trái là Nợ
  • Chữ T bên phải là Có

Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) nằm ở bên Nợ hoặc bên Có, thể hiện con số hiện đang có của tài sản/nguồn vốn trong công ty tại thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ.

Kết cấu tài khoản kế toán sẽ phản ánh sự ngược nhau của tài sản và nguồn vốn. Còn đối tượng kế toán thể hiện doanh thu ngược với đối tượng kế toán phản ánh chi.

Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán doanh nghiệp gồm 9 loại tài khoản khác nhau như sau:

Loại 1, 2

Tài sản

Loại 3

Nợ phải trả

Loại 4

Vốn chủ sở hữu

Loại 5

Doanh thu

Loại 6

Chi phí sản xuất, kinh doanh

Loại 7

Thu nhập khác

Loại 8

Chi phí khác

Loại 9

Xác định kết quả kinh doanh

Các nguyên tắc cần phải ghi nhớ về tài khoản kế toán:

  • Mỗi khi ghi nợ hoặc có tài khoản kế toán thì ghi số tiền vào bên Nợ/Có của tài khoản đó.
  • Ghi vào tài khoản thể hiện tài sản ngược với tài khoản thể hiện nguồn vốn.
  • Mỗi khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm tăng tài sản hoặc vốn thì ghi vào bên Có của tài sản hoặc số dư tương ứng và ngược lại.
  • Số dư cuối kỳ được tính bằng cách cộng tổng số dư đầu tư và số phát sinh tăng trong kỳ và trừ số phát sinh giảm trong cùng kỳ đó.

3.3. Phân loại tài sản

Phân loại tài sản

Phân loại tài sản

3.3.1. Tài sản theo nội dung kinh tế

  • Tài khoản thể hiện tài sản
  • Tài khoản thể hiện nguồn vốn
  • Tài khoản thể hiện chi phí
  • Tài khoản thể hiện doanh thu xác định kinh doanh

3.3.2. Tài sản theo công dụng, kết cấu

  • Tài khoản cơ bản gồm có: Tài sản, tài sản và nguồn vốn, tài khoản hỗn hợp. Nhóm này sẽ cung cấp các thông tin về tài sản và nguồn vốn mà công ty sở hữu.
  • Tài khoản điều chỉnh được dùng để điều chỉnh giá trị của tài sản do ảnh hưởng của một số yếu tố như: sửa chữa, mất giá, tổn thất.
  • Tài khoản nghiệp vụ bao gồm: Tài khoản dùng để phản ánh chi phí, phản ánh doanh thu và tài khoản dùng để xác định kết quả kinh doanh. Nó dùng để phản ánh, thể hiện các hoạt động kinh doanh của công ty, gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, sản phẩm, dịch vụ.

3.3.3. Tài sản theo số dư và quan hệ với báo cáo tài chính

  • Tài khoản có số dư nằm trong bảng cân đối kế toán, dùng để ghi nhận tài khoản, nguồn vốn và nợ phải trả của công ty.
  • Tài khoản không có số dư thuộc báo cáo kết quả kinh doanh, nó dùng để thể hiện kết quả tài chính của công ty trong một giai đoạn cụ thể nào đó.

3.3.4. Tài sản theo mức độ tổng hợp số liệu

  • Tài khoản tổng hợp sử dụng một thước đo duy nhất để ghi nhận giá trị của tài sản và nguồn vốn cùng các giao dịch tài chính khác.
  • Tài khoản chi tiết lại sử dụng cùng lúc 3 thước đo giá trị, hiện vật, lao động để cung cấp chi tiết hơn về tài khoản tài sản và vốn của công ty.

4. Lựa chọn tài khoản kế toán dựa vào yếu tố nào?

Việc lựa chọn tài khoản kế toán cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật (quyết định số 48/2006/QĐ-BTC:

  • Căn cứ vào tài sản, nguồn vốn và tình hình kinh doanh của công ty.
  • Căn cứ vào nhu cầu, mong muốn quản lý thông tin của mỗi doanh nghiệp.
  • Dựa vào quyết định của Bộ tài chính đối với hệ thống tài khoản cho từng đối tượng.

5. Trình tự định khoản kế toán

Định khoản kế toán sẽ được thực hiện dựa trên 5 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định chính xác đối tượng kế toán cần định khoản
  • Bước 2: Xác định tài khoản của đối tượng kế toán ở bước 1 dựa vào danh mục hệ thống tài khoản theo quy định mới nhất.
  • Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán.
  • Bước 4: Xác định được tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.
  • Bước 5: Cần xác định chính xác số tiền để ghi vào mỗi tài khoản.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây SIS đã cùng bạn tìm hiểu xong về tài khoản kế toán là gì? Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm thông tin chi tiết và hữu ích hơn.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán
Chứng chỉ kế toán viên là gì? Đây là một loại chứng chỉ vô cùng quan trọng với những người muốn theo đuổi ngành kế toán. Để hiểu rõ hơn về chứng...
Tài Chính Là Gì
Bạn có đang chìm đắm trong "biển" thông tin về tài chính nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ "Tài chính là gì"? Bạn có đang loay hoay tìm kiếm một lối thoát...
Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng
Kế toán bán hàng không phải là thuật ngữ xa lạ với người hoạt động trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, với những người mới “chân ướt chân ráo” vào...
Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Chi Tiết Nhất
Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng mà những nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đọc được, hiểu được và dự đoán xu hướng từ nó được....
Top