Kế toán kho là gì? Thách thức của kế toán kho trong tương lai

SIS software solutions
12/01/2024 16:42:16
308 lượt xem

Kế toán kho là gì? Khối lượng công việc của người làm kế toán kho? Trong thời đại mới, người làm ở vị trí này sẽ gặp phải những thách thức gì? Nếu như bạn cũng quan tâm thì hãy tham khảo bài viết của SIS nhé.

1. Kế toán kho là gì?

Kế toán kho là người làm việc trong kho hàng, đảm nhận vai trò theo dõi, kiểm tra quá trình nhập xuất hàng hóa, kiểm soát chất lượng hàng tồn trong kho. Không chỉ vậy, vị trí này cũng phải xuất các giấy tờ có liên quan, chứng từ hàng hóa, đảm bảo số lượng, chất lượng cho hàng hóa trong kho.

2. Mô tả công việc của kế toán kho

Tùy thuộc vào từng quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà kế toán kho sẽ thực hiện công việc và khối lượng khác nhau. Một số công việc cơ bản của vị trí này như sau:

Mô tả công việc của kế toán kho

Mô tả công việc của kế toán kho

2.1. Công việc chung của vị trí kế toán kho

  • Kiểm soát và kiểm kê hàng hóa: Thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa, ko hàng để đưa ra kế hoạch tiêu thụ, bán hàng phù hợp, tránh trường hợp sản phẩm hết hạn mà không biết.
  • Lập chứng từ xuất kho, nhập kho: Khi nhập xuất hàng, hóa đơn hàng hóa cần phải được lưu trữ để đảm bảo cho việc đối chứng khi có vấn đề xảy ra. Vì vậy mà kế toán kho cần ghi chép số liệu cụ thể, lưu trữ chứng từ nhập xuất hàng hóa.
  • Hạch toán, kê khai thuế: Kế toán kho cũng cần phải ghi chép và hạch toán, kê khai thuế đầu vào đầu ra để doanh nghiệp đóng thuế cho nhà nước.
  • Phối hợp với thủ kho để kiểm đếm số lượng hàng hóa lớn.
  • Ngoài ra, kế toán kho còn phải làm các công việc khác do cấp trên giao hoặc nhiệm vụ liên quan đến kế toán phát sinh.

2.2. Công việc hàng ngày

  • Kiểm kê số lượng hàng hóa thường xuyên và phân loại chúng. Căn cứ vào số liệu thống kê này, kế toán kho sẽ đề xuất phương án tích trữ hàng nhất định, tránh thiếu hụt hàng trong kho mỗi khi nhu cầu thị trường tăng cao.
  • Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ trước khi xuất nhập. Đảm bảo cho các hóa đơn phải thống nhất về dữ liệu để tránh thất lạc. Nếu có công nợ thì kế toán kho cũng cần phải lập biên bản xác minh kịp thời.
  • Thiết lập và sắp xếp công việc hợp lý, chịu trách nhiệm về những số liệu chênh lệch trong sổ sách và số lượng hàng thực tế.

2.3. Công việc hàng tháng

  • Tiến hành làm báo cáo vào cuối tháng để tổng hợp số liệu mỗi ngày. Điều này giúp cho cấp trên nắm bắt nhanh tình hình của hàng hóa.
  • Tiến hành hạch toán và đối chiếu các chứng từ, hóa đơn có trong tháng. Tính toán số liệu chi tiết, chính xác để người quản lý nắm bắt tình hình thu chi.
  • Hoàn thành mọi chứng từ ghi chép sổ sách, chứng nhận giấy tờ để báo cáo tình hình để báo cáo với cấp trên theo quy định.

3. Vai trò của kế toán kho là gì?

Kế toán kho đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc ghi nhận và phân loại hàng hóa. Vai trò này không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự minh bạch về tình trạng tồn kho mà còn đóng góp vào quy trình quản lý tài chính và quyết định chiến lược. Cụ thể như sau:

Vai trò của kế toán kho trong doanh nghiệp

Vai trò của kế toán kho trong doanh nghiệp

  • Ghi nhận, phân loại hàng hóa: Kế toán kho giúp ghi chép đầy đủ và chính xác về các giao dịch liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả việc nhập, xuất, và chuyển kho. Phân loại hàng hóa theo các tiêu chí như loại, nhãn hiệu và đơn vị đo lường.
  • Xử lý giao dịch của hàng hóa: Ghi nhận và xử lý các giao dịch mua bán, nhập kho, xuất kho và chuyển kho, giúp theo dõi chặt chẽ lưu thông hàng hóa trong doanh nghiệp. Đồng thời họ còn quản lý thông tin về nguồn gốc, số lượng và trạng thái của hàng hóa.
  • Theo dõi hàng tồn kho: Kế toán kho giúp cung cấp thông tin về số lượng tồn kho hiện tại, giúp doanh nghiệp kiểm soát mức tồn kho để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu hàng. Theo dõi vị trí và tình trạng của từng sản phẩm trong quá trình lưu kho.
  • Ghi nhận giá trị hàng tồn kho: Ghi chép về giá trị của hàng tồn kho theo phương pháp tính giá vốn trung bình hoặc theo chi phí cụ thể. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho tại mỗi khoảng thời gian.
  • Báo cáo tài chính: Cung cấp dữ liệu liên quan đến hàng tồn kho để làm các báo cáo tài chính cũng như bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh. Báo cáo về giá trị hàng tồn kho giúp đánh giá tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Một số tài khoản mà người kế toán kho cần nắm vững

Với những người làm ở vị trí kế toán kho, có một số nhóm tài khoản ngắn hạn theo thông tư 200/2014/TT-BTC mà họ cần nắm được như sau:

Tài khoản 151

Hàng mua đang đi đường

Tài khoản 152

Nguyên vật liệu

Tài khoản 153

Công cụ, dụng cụ

Tài khoản 154

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Tài khoản 155

Thành phẩm

Tài khoản 156

Hàng hóa

Tài khoản 157

Hàng gửi đi bán

Tài khoản 158

Hàng hóa kho bảo thuế

Tài khoản 611

Hàng hóa áp dụng theo phương pháp kiểm kê định kỳ

5. Yêu cầu cần có ở kế toán kho

Kế toán kho có vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp, vì vậy yêu cầu của vị trí này cũng tương đối khắt khe.

Các doanh nghiệp luôn sẵn sàng đưa ra chế độ hấp dẫn để chiêu mộ nhân tài kế toán kho. Vì vậy đầu tiên để hoàn thành tốt, chính xác các công việc được giao bạn cần phải có bằng cấp chuyên môn về kế toán.

Kế toán kho cần đáp ứng yêu cầu khắt khe

Kế toán kho cần đáp ứng yêu cầu khắt khe

Đồng thời, để xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến công việc chung thì kế toán kho còn phải có các kỹ năng như:

  • Kỹ năng tin học văn phòng
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán
  • Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc
  • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả
  • Hiểu biết, cập nhật kịp thời những quy định về pháp luật
  • Có khả năng xử lý vấn đề nhanh chóng
  • Có thể chịu được áp lực công việc cao
  • Luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
  • Có khả năng ngoại ngữ nếu như làm ở môi trường nước ngoài

6. Những sai lầm phổ biến mà kế toán kho hay mắc phải

Trong quá trình thực hiện công việc, kế toán kho cũng rất dễ mắc phải những sai lầm như:

6.1. Không xác định mức tồn kho định kỳ

Sai lầm mà kế toán kho hay mắc phải

Sai lầm mà kế toán kho hay mắc phải

Kế toán kho nên thực hiện kiểm kê tồn kho định kỳ để đảm bảo sự chính xác của dữ liệu. Đặc biệt không thực hiện kiểm kê định kỳ có thể dẫn đến việc không nhận biết được sự thay đổi trong tồn kho, gây ra sai lệch trong báo cáo tài chính.

6.2. Không sắp xếp hàng hóa một cách khoa học

Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ và dễ dàng quản lý. Việc thiếu tổ chức có thể dẫn đến việc mất mát thời gian khi tìm kiếm và lấy hàng, cũng như tăng khả năng xảy ra lỗi trong quá trình ghi nhận giao dịch.

6.3. Ít kiểm tra hàng hóa vật tư

Kế toán kho cần thường xuyên kiểm tra hàng hóa vật tư để đảm bảo chất lượng và số lượng đúng như đã ghi chép. Sự thiếu sót trong việc kiểm tra có thể kéo theo sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng hoặc ghi nhận sai số lượng trong hệ thống.

6.4. Ít khi nâng cao nghiệp vụ cá nhân

Kế toán kho nên liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng liên quan đến quy trình kế toán kho và các công nghệ mới. Sự ít nâng cao nghiệp vụ cá nhân có thể dẫn đến việc không hiểu rõ về các cải tiến công nghệ mới, gây mất cơ hội tối ưu hóa quy trình.

7. Thách thức của người làm kế toán kho trong thời đại mới

Trong thời đại mới, đặc biệt là khi công nghệ phát triển, người làm kế toán kho đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm:

Thách thức của kế toán kho trong thời đại mới

Thách thức của kế toán kho trong thời đại mới

  • Số lượng dữ liệu lớn: Do sự phát triển của công nghệ, tự động hóa và mở rộng quy mô kinh doanh, người làm kế toán kho phải xử lý một lượng lớn dữ liệu. Trong khi đó, việc quản lý, kiểm tra, phân tích dữ liệu lớn đòi hỏi kỹ năng và công cụ phần mềm hiện đại.
  • Tính thay đổi nhanh chóng trong công nghệ: Công nghệ liên tục thay đổi, người làm kế toán kho cần nắm bắt và thích ứng với những thay đổi này. Sự hiểu biết về các hệ thống ERP, máy học, ERP, phần mềm kế toán trở thành yếu tố quan trọng trong công việc.
  • Bảo mật dữ liệu: Với sự gia tăng của dữ liệu điện tử, an ninh thông tin trở thành mối quan tâm quan trọng. Người làm kế toán kho cần có kiến thức vững về bảo mật để đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
  • Áp lực thời gian và hiệu suất: Người làm kế toán kho thường đối mặt với áp lực thời gian để đảm bảo rằng thông tin về tồn kho và giao dịch được cập nhật nhanh chóng và chính xác.
  • Yêu cầu nâng cao về kỹ năng mềm: Ngoài kiến thức chuyên môn, người làm kế toán kho cần có kỹ năng mềm như: Giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề để hoạt động hiệu quả trong môi trường làm việc đa dạng và đội ngũ đa quốc gia.

Kết Luận

Như vậy, bài viết trên đây SIS đã giúp bạn tìm hiểu xong về kế toán kho là gì? Đây là vị trí quan trọng với các doanh nghiệp vì họ cung cấp các thông tin về kho hàng, hóa đơn giúp nhà quản lý đưa ra quyết định nhanh, chính xác. Hy vọng qua nội dung này bạn đã có được thông tin hữu ích.

Xem thêm: Kế toán thuế là gì? Sai lầm mà kế toán thuế hay mắc phải

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Nghiệp Vụ Kế Toán Là Gì? Các Nghiệp Vụ Cơ Bản
Nghiệp vụ kế toán cần phải thực hiện bởi những người có chuyên môn, trình độ kế toán vững vàng, bởi công việc này rất quan trọng. Nó liên quan đến...
Lợi Nhuận Kế Toán Là Gì
Lợi nhuận kế toán là gì? công thức tính lợi nhuận kế toán như thế nào? Có thể nói đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các kế toán cần phải...
Hệ Thống Tài Chính Là Gì
Bạn có biết, Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đúng vậy, hệ...
Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Là Gì
Bạn có biết kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò như thế nào trong mỗi doanh nghiệp không? Kiểm toán báo cáo tài chính giúp bảo vệ lợi ích của các bên...
Top