Kế Toán Thuế Là Gì? Sai Lầm Mà Kế Toán Thuế Hay Mắc Phải

SIS software solutions
10/01/2024 16:38:10
329 lượt xem

Khi những quy định về thuế ngày càng phức tạp và thay đổi liên tục, kế toán thuế không chỉ là một khía cạnh của công việc kế toán mà còn là yếu tố quyết định đến sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Vậy bạn có biết kế toán thuế là gì? nhiệm vụ họ cần thực hiện và tầm quan trọng trong bối cảnh hệ thống thuế ngày càng phức tạp là như thế nào? Cùng SIS khám phá trong nội dung bài viết sau nhé.

1. Kế Toán Thuế Là Gì?

Kế toán thuế là bộ phận trong lĩnh vực kế toán chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tính toán, thống kê, và khai báo những vấn đề liên quan đến thuế trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán thuế không chỉ giới hạn ở việc ghi chép mà còn bao gồm việc chấp hành và đảm bảo các hoạt động kế toán thuế được thực hiện đúng, đủ theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm này là bắt buộc đối với doanh nghiệp, đồng thời cũng là cách nhà nước quản lý và kiểm soát nền kinh tế một cách hiệu quả hơn thông qua việc thu thuế.

2. Công Việc Của Kế Toán Thuế

Kế toán thuế cần phải làm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau trong theo ngày, tháng, quý và năm. Cụ thể khối lượng công việc của họ như sau:

Khối lượng công việc của kế toán thuế

Khối lượng công việc của kế toán thuế

2.1. Công Việc Hàng Ngày

  • Tổng hợp toàn bộ các hóa đơn đầu vào (thu) và đầu ra (chi) của doanh nghiệp.
  • Luôn theo dõi, xử lý kịp thời tính hợp lệ, hợp pháp của các hóa đơn, hạn chế thông tin sai lệch có trong hóa đơn.
  • Khi có khoản thuế phát sinh cần nộp thì kế toán thuế sẽ phải tiến hành nộp khoản thuế đó. Nộp đúng thời hạn để công ty không bị phạt vì nộp quá muộn.
  • Tiến hành hạch toán nghiệp vụ trong ngân hàng gồm các loại tiền đầu vào và đầu ra.
  • Nộp tiền vào ngân sách nhà nước, hạch toán nghiệp vụ về quỹ, dựa vào các loại phiếu thu chi.

2.2. Công Việc Hàng Tháng

  • Tiến hành lập tờ khai thuế giá trị gia tăng với trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng tháng, đồng thời doanh nghiệp cần có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên.
  • Lập tờ khai cho tất cả các loại thuế nếu có.
  • Lập báo cáo cho tình trạng sử dụng các hóa đơn hàng tháng nếu doanh nghiệp mới hoạt động dưới 12 tháng.
  • Bút toán phân bổ công cụ, dụng cụ, trích hao tài sản cố định.
  • Tiến hành cân đối chi tiêu trên bảng cân đối kế toán, đưa ra phương án xử lý linh hoạt và không để dồn việc vào cuối năm.

2.3. Công Việc Hàng Quý

  • Kế toán thuế cần phải kê khai giá trị gia tăng nếu như doanh thu của công ty ít hơn 50 tỷ đồng.
  • Làm tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp. (Hạn nộp của báo cáo là ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo).
  • Kế toán thuế còn phải làm thêm các nhiệm vụ phát sinh khác do cấp trên giao.

2.4. Công Việc Hàng Năm

Công việc hàng năm sẽ được phân chia theo 2 giai đoạn là đầu năm và cuối năm. Mỗi một thời điểm kế toán thuế lại phải thực hiệ nhiệm vụ khác nhau.

Đầu năm:

  • Doanh nghiệp mới thành lập thì cần phải kê khai và nộp thuế môn bài trong giai đoạn đầu năm. Các kế toán thuế cần phải nộp muộn nhất là ngày 31/1 theo đúng quy định chung.
  • Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của tháng 12 hoặc quý 4 năm trước.
  • Nộp các tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của quý 4 năm trước.
  • Nộp báo cáo việc sử dụng hóa đơn của quý 4 năm trước đó.

Cuối năm:

  • Hoàn thành xong các báo cáo tài chính của năm, đây cũng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của kế toán thuế. Báo cáo tài chính năm sẽ gồm có: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, cân đối phát sinh tài khoản.
  • Tiến hành lập báo cáo thuế vào quý thứ 4.
  • Lập báo cáo và quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp của năm.
  • In các loại sổ, sách, tài liệu để phục vụ cho việc quyết toán thuế hay các đợt thanh tra của cơ quan thẩm quyền. Các loại sổ sách khá đa dạng, có thể bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt, sổ cái tài khoản, sổ tiền gửi ngân hàng,…

3. Vai Trò Của Kế Toán Thuế Với Doanh Nghiệp

Tính toán và thống kê thuế: Chịu trách nhiệm tính toán số thuế phải nộp dựa trên thu nhập và các khoản chi phí khác của công ty. Họ phải thực hiện việc thống kê chi tiết, xác định các khoản thuế và các quy định liên quan.

  • Khai báo thuế: Khai báo thông tin thuế theo đúng thời hạn và yêu cầu của cơ quan thuế, điều này đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật.
  • Tuân thủ đúng quy định về thuế: Cần đảm bảo công ty thực hiện đúng tất cả các quy tắc và quy định về thuế. Điều này bao gồm việc theo dõi các thay đổi về thuế và điều chỉnh quy trình kế toán để đáp ứng yêu cầu mới.
  • Tư vấn thuế: Kế toán thuế sẽ cung cấp thông tin, tư vấn về các vấn đề thuế và hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty về việc đưa ra quyết định có ảnh hưởng đến khía cạnh thuế.
  • Giảm thiểu rủi ro về pháp lý: Bằng cách theo dõi và áp dụng chính sách thuế đúng cách, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý cho công ty và đảm bảo các hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng luật.
  • Giảm chi phí thuế: Kế toán thuế sẽ áp dụng các chiến lược và chính sách thuế phù hợp, để giúp công ty giảm thiểu chi phí thuế và tối ưu hóa nguồn lực tài chính.

4. Quyền Hạn Của Kế Toán Thuế

Quyền hạn của kế toán thuế trong doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào quy mô, cơ chế hoạt động của đơn vị đó. Tuy nhiên, nhìn chung thì họ có quyền hạn sau:

Quyền hạn của kế toán thuế trong doanh nghiệp

Quyền hạn của kế toán thuế trong doanh nghiệp

  • Đề xuất lên cấp trên xử lý các trường hợp hóa đơn cần thanh hủy hoặc điều chỉnh theo luật thuế hiện hành.
  • Đưa ra đánh giá khi phát hiện chênh lệch về số liệu giữa quyết toán thuế và báo cáo thuế.
  • Hỗ trợ, hướng dẫn bộ phận kế toán cơ sở nội bộ về việc kê khai báo cáo thuế theo quy định của luật thuế hiện hành.
  • Tương tác và xây dựng mối quan hệ với cơ quan đơn vị thuộc nội bộ của doanh nghiệp để đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Chỉ cung cấp các số liệu liên quan đến nghiệp vụ mà mình đang phụ trách khi được sự cho phép của kế toán trưởng hoặc ban giám đốc.

5. Những Sai Lầm Thường Xuyên Mắc Phải Của Kế Toán Thuế

Trong quá trình thực hiện công việc, cho dù là kế toán thuế mới hay có kinh nghiệm thì cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Trong nội dung phần này, SIS sẽ giúp bạn tìm hiểu những sai lầm thường xuyên gặp nhất để bạn tránh phạm phải.

Những sai lầm thường xuyên mắc phải của kế toán thuế

Những sai lầm thường xuyên mắc phải của kế toán thuế

Sai lầm khi thực hiện kê khai thuế:

  • Thiếu những chỉ tiêu trong tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng  rất dễ dẫn đến những vi phạm và gây khó khăn trong việc tuân thủ quy định kê khai thuế của doanh nghiệp.
  • Dễ ghi nhầm, sai thông tin dẫn đến sai lệch nội dung của tờ khai.
  • Quên kê khai khấu trừ 3% đối với hàng hóa không phải chịu thuế giá trị gia tăng hoặc mặt hàng mua vào nhưng không phải để bán ra.
  • Quên không tính số thuế giá trị gia tăng đầu vào các khoản hàng hóa nhập khẩu theo thông báo của hải quan.

Sai lầm khi mua hóa đơn:

  • Dễ bỏ qua các thông tin qua trọng như số giấy giới thiệu, ngày, tên người ký nhận, chức vụ của người đại diện pháp lý.
  • Không ghi rõ đơn vị mua vào hóa đơn về cơ quan thuế.
  • Có thể thấy, những sai sót dù nhỏ hay lớn cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Vì vậy mà người làm kế toán thuế cần phải cẩn thận trong từng công việc, nhiệm vụ của mình.

Kết Luận

Thông qua nội dung bài viết trên đây của SIS, bạn không chỉ hiểu rõ hơn về kế toán thuế là gì? mà còn nắm được công việc, sai lầm thường gặp khi làm ở vị trí này.

Xem thêm: Kế toán tổng hợp là gì? Chi tiết công việc của kế toán tổng hợp

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Là Gì
Bạn có biết kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò như thế nào trong mỗi doanh nghiệp không? Kiểm toán báo cáo tài chính giúp bảo vệ lợi ích của các bên...
Kế Toán Viên Là Gì? Nhiệm Vụ, Vai Trò Của Kế Toán Viên
Kế toán viên là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp. Họ đóng vai trò cung cấp các thông tin, số liệu quan trọng để nhà lãnh đạo nắm bắt nhanh chóng...
Tự Chủ Tài Chính Là Gì
Bạn có biết nhà nước đã ban hành điểm mới trong quy định tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công chưa? Đúng như vậy, trước đây tại điều 12...
Lương Cạnh Tranh Là Gì
Bạn đang tìm kiếm một công việc với mức lương hấp dẫn trên thị trường lao động đầy biến động như hiện nay? Có quá nhiều mức lương cạnh tranh...
Top