Ngạch Lương Là Gì

SIS software solutions
07/08/2024 13:44:23
74 lượt xem

ngạch lương

Các cán bộ, nhân viên đã bao giờ thắc mắc về hệ thống trả lương trong doanh nghiệp? Lý do tại sao hai người cùng làm một công việc nhưng lại nhận mức lương khác nhau? Hoặc bạn muốn tìm lộ trình thăng tiến để nâng mức lương trong tương lai?

Ngạch lương chính là câu trả lời dành cho bạn!

Với bài viết dưới đây, bạn sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin hữu ích về ngạch lương là gì? Vai trò và phương pháp tính ngạch lương trong doanh nghiệp hiện nay. Từ đó nắm rõ được mức lương hiện tại của mình và giải đáp được mọi thắc mắc phía trên.

Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu ngạch lương là gì để hiểu rõ về hệ thống trả lương và cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp!

1. Ngạch lương là gì?

Ngạch lương là một cơ sở để phân biệt về năng lực, trình độ và vị trí việc làm của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức. Mỗi một cá nhân sẽ có ngạch lương khác nhau. Từ đó sẽ hình thành mức lương khác nhau của nhân viên tại công ty.

Ngạch lương thường xem là khái niệm được sử dụng trong ngành Kế toán - Tài chính. Dựa vào chức danh, công việc của từng cán bộ, bộ phận Kế toán sẽ xây dựng ngạch lương sao cho phù hợp, từ đó quyết định được mức lương cho từng người.

Trong bảng lương, ngạch lương là nền tảng để phân biệt trình độ và vị trí công việc đối với từng cán bộ, nhân viên trong tổ chức. Và bảng lương đó có thể có một hoặc nhiều ngạch lương, trong ngạch lương có những quy định riêng về các mức hưởng như mức lương chuẩn.

ngạch lương là gì

2. Vai trò của ngạch lương trong doanh nghiệp

Ngạch lương đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý tiền lương của doanh nghiệp, góp phần đảm bảo tính công bằng, hợp lý và hiệu quả trong việc trả lương cho cán bộ, nhân viên. Cụ thể, ngạch lương có những vai trò sau:

  • Phân biệt trình độ và vị trí làm việc: Dựa vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và điều kiện tuyển dụng của các chức danh công việc khác nhau, nên kế toán có thể xây dựng hệ thống trả lương phù hợp với năng lực và giá trị mỗi cá nhân đóng góp cho doanh nghiệp.
  • Làm cơ sở để xác định mức lương: Mức lương cơ bản, phụ cấp, lương thâm niên,... của cán bộ, nhân viên được xác định dựa trên ngạch lương và bậc lương cụ thể của họ. Việc này đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc trả lương, tránh tình trạng trả lương không đúng với giá trị công việc.
  • Tạo động lực cho nhân viên: Ngạch lương thể hiện rõ ràng lộ trình thăng tiến của nhân viên trong doanh nghiệp. Khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao trình độ chuyên môn, họ có cơ hội được thăng tiến lên bậc lương cao hơn, từ đó nhận được mức lương cao hơn. Việc này giúp tạo động lực cho nhân viên phấn đấu học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

Doanh nghiệp đang quan tâm đến ngạch lương để xây dựng hệ thống trả lương hợp lý? Tuy nhiên, vẫn chưa được tối ưu hóa bởi đang quản lý thủ công trên file Excel? Đừng lo lắng, SIS Việt Nam sẽ giúp bạn:

  • Quản lý thông tin nhân viên: thông tin liên hệ, kinh nghiệm, trình độ, học vấn của nhân viên.
  • Chấm công theo thời gian, KPI, sản phẩm.
  • Xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình cây phân cấp.
  • Tính lương, giảm trừ thuế, các khoản bảo hiểm, các khoản giảm trừ.
  • Quản lý tiền lương và phúc lợi.
  • Quản lý công tác và hiệu suất nhân viên.

Với giải pháp phần mềm quản trị Nhân sự - Tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý thông tin nhân viên một cách hiệu quả, từ đó tính lương và các khoản phúc lợi tự động cũng như theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên.

Hãy đăng ký ngay trong ngày hôm nay để nhận ưu đãi sử dụng phần mềm SISERPsme miễn phí lên tới 03 tháng!

vai trò của ngạch lương trong doanh nghiệp

3. Mục đích của việc phân loại ngạch lương

Mục đích của việc phân loại ngạch lương chính là đảm bảo tính công bằng trong việc trả lương cho từng nhân viên. Doanh nghiệp sẽ dựa vào ngạch lương để có một cái nhìn khách quan nhất đối với nỗ lực của nhân việt đã đạt được trong tháng/quý/năm vừa qua. Đồng thời, công ty cũng đánh giá về trình độ chuyên môn, vị trí làm việc, thời gian gắn bó của nhân viên, cán bộ.

mục đích của việc phân loại ngạch lương

4. Một số loại ngạch lương hiện nay

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định các loại ngạch lương như sau:

 

Các loại ngạch

Mã số ngạch

Chuyên viên cao cấp

01.001

Chuyên viên chính

01.002

Chuyên viên

01.003

Cán sự

01.004

Nhân viên

01.005

4.1. Ngạch lương chuyên viên cao cấp

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 11/2014/TT-BNV,ngạch chuyên viên cao cấp là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp tỉnh trở lên, có trách nhiệm chủ trì tham mưu, tổng hợp và hoạch định chính sách, chiến lược có tính vĩ mô theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương; tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách.

Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp thù phải là người chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 02 đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu.

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Ngạch chuyên viên cao cấp sẽ áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

4.2. Ngạch lương chuyên viên chính

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 11/2014/TT-BNV, ngạch chuyên viên chính là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ phức tạp trong cơ quan, đơn vị; tham mưu, tổng hợp xây dựng hoặc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Đối với công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên chính thì phải là người chủ trì xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Ngạch chuyên viên chính sẽ áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

một số loại ngạch lương hiện nay

4.3. Ngạch lương chuyên viên

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư số 11/2014/TT-BNV, Ngạch chuyên viên là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Ngạch chuyên viên sẽ áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

4.4. Ngạch lương cán sự

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BNV, Ngạch cán sự là công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ yêu cầu nghiệp vụ kỹ thuật trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm giúp việc lãnh đạo, quản lý hoặc hỗ trợ, phục vụ cho các công chức ở ngạch cao hơn và thực hiện công tác thống kê, tổng hợp, báo cáo theo sự phân công của cấp trên.

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Ngạch cán sự sẽ áp dụng bảng lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

4.5. Ngạch lương nhân viên

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BNV, Ngạch nhân viên là ngạch công chức hành chính thực hiện các nhiệm vụ thực thi, thừa hành trong các cơ quan, tổ chức hành chính, có trách nhiệm phục vụ các hoạt động của cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở lên.

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Ngạch nhân viên sẽ áp dụng bảng lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

5. Phương pháp tính ngạch lương

5.1. Đối với doanh nghiệp tư nhân

Tùy thuộc vào những doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cách tính ngạch lương cho từng vị trí khác nhau. Doanh nghiệp sẽ dựa trên khả năng làm việc, kinh nghiệm, trình độ của bạn sẽ đặt ra ngạch lương tương ứng. Ngạch lương trong quá trình đánh giá này có thể tăng lên hoặc giảm xuống.

5.2. Đối với doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định tại Thông tư 11/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ, việc áp dụng bảng lương tương ứng được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Đối với các ngạch lương từ chuyên viên trở lên: Các công chức gồm chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên, nếu được bổ nhiệm ở ngạch nào sẽ tiếp tục xếp lương ở ngạch đó.
  • Đối với ngạch lương cán sự: Ở ngạch này, sẽ dựa xếp ngạch lương dựa trên bằng cấp.

Nếu công chức tốt nghiệp có trình độ cao đẳng mà phù hợp tại vị trí đang làm được bổ nhiệm vào ngạch cán sự, với mức lương theo công chức loại A0 thì vẫn giữ nguyên mức lương này. Nếu đang xếp lương theo loại B thì sẽ được xếp lại theo sự chỉ dẫn.

Còn công chức mà chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng nhưng phù hợp tại vị trí mà mình đang làm, đã được bổ nhiệm vào ngạch lương cán sự, đang xếp loại B thì tiếp tục ở mức lương này với thời hạn là 6 năm.

  • Đối với ngạch lương nhân viên: Các đối tượng này phải có bằng trung cấp trở nên và đang đảm nhiệm vị trí công chức thừa hành, phục vụ và xếp lương loại B thì vẫn sẽ giữ nguyên mức lương.

Trong trường hợp, công chức chưa có bằng tốt nghiệp trung cấp trở nên, nhưng phù hợp tại vị trí mà mình đang làm vẫn sẽ được tiếp tục xếp ngạch lương nhân viên, với thời hạn là 6 năm.

phương pháp tính ngạch lương

6. Các câu hỏi liên quan đến ngạch lương

6.1. Ngạch là gì?

Căn cứ pháp lý tại Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008, Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

6.2. Định ngạch là gì?

Định ngạch là mức lương căn bản, được xác định tại một vị trí công việc cụ thể trong tổ chức, dựa trên trình độ và kinh nghiệm của nhân viên. Mức lương này được quy định cụ thể trong bảng lương của tổ chức và được áp dụng cho tất cả các nhân viên đảm nhiệm vị trí công việc đó.

6.3. Ngạch bậc lương là gì?

Ngạch bậc lương là nói về sự tăng dần về lương của nhân viên, thường mỗi người sẽ có từ 5 - 10 bậc lương, mỗi bậc tương ứng với một hệ số lương.

=> Xem thêm: Mỗi bậc lương sẽ tương ứng với hệ số lương là bao nhiêu?

6.4. Mối liên hệ giữa ngạch lương và bậc lương

  • Mỗi ngạch lương bao gồm nhiều bậc lương khác nhau.
  • Bậc lương cao hơn thể hiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thâm niên công tác cao hơn.
  • Mức lương cụ thể của cán bộ, nhân viên được xác định dựa trên ngạch lương và bậc lương của họ.

Bài viết trên đã được SIS Việt Nam cung cấp và tổng hợp thông tin để trả lời cho câu hỏi ngạch lương là gì? Và ngạch lương đóng vai trò quan trọng như thế nào trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định muốn nâng ngạch lương cao hơn mức hiện tại, hãy nắm rõ về các quy định trên nhé!

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Kế Hoạch Tài Chính Là Gì
Đừng vội lập kế hoạch tài chính nếu như bạn không có đủ kiến thức và kỹ năng về tài chính cá nhân, đầu tư, tiết kiệm và bảo vệ tài chính. Với...
Thang Bảng Lương Là Gì
Căn cứ Theo Khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động quy định, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ...
Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính Là Gì
Theo số liệu từ SSI Research, tỷ suất lợi nhuận cổ phiếu ngành chứng khoán năm 2023 tăng tới 96,3% so với cùng kỳ. Đối với năm 2024, dự kiến tổng lợi...
Cách làm bảng cân đối kế toán theo thông tư
Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cung cấp các tài liệu về giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định, giúp doanh nghiệp quản lý các đối...
Top