Hệ số lương cơ bản

SIS software solutions
18/07/2024 08:50:42
162 lượt xem

hệ số lương cơ bản

Căn cứ theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định từ ngày 01/07/2013, tất cả các doanh nghiệp (gồm Nhà nước và ngoài Nhà nước) sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương. Các quy định cũ về cách tính hệ số lương tại Nghị định 205/2004/NĐ -CP đã được xóa bỏ.

Thay vì áp dụng nhiều hệ thống lương khác nhau cho các doanh nghiệp, việc thống nhất quy định giúp đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động, bất kể họ làm việc ở doanh nghiệp nào, nhà nước hay ngoài nhà nước.

Vậy bạn đã biết cách tính hệ số lương cơ bản như thế nào chưa? Hệ số lương cơ bản mới nhất hiện nay là bao nhiêu?

Dưới đây SIS Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về hệ số lương cơ bản. Hãy dành 5 phút để đọc bài viết này giúp hiểu rõ về mức lương của bản thân so với lương thị trường là bao nhiêu để đàm phán với doanh nghiệp nhé!

1. Hệ số lương cơ bản là gì?

Khi bước chân vào thị trường lao động, một trong những điều mà người lao động cần quan tâm chính là hệ số lương cơ bản của mình được tính như nào. Tuy nhiên,  một số bạn vẫn chưa nắm rõ được các chỉ số này là gì. 

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu hệ số lương là gì nhé. Hệ số lương là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên những yếu tố như trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng,... Hệ số này được dùng để tính mức lương cho cán bộ Nhà nước, hay dùng để tính mức lương cơ bản, phụ cấp, các chế độ cho nhân viên trong doanh nghiệp.

Hệ số lương cơ bản là mức lương tối thiểu và được cố định hàng tháng mà người lao động nhận được. Đây là cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp để trả lương, tính chế độ bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp), tính tiền lương làm thêm giờ, nghỉ phép,... cho người lao động làm việc trong khu vực nhà nước.

Đối với đơn vị kinh doanh, ban lãnh đạo có thể điều chỉnh hệ số lương riêng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người lao động.

hệ số lương cơ bản là gì

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ số lương cơ bản của nhân viên

Hệ số lương cơ bản của nhân viên là một con số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương thực tế mà họ nhận được. Hệ số này được quy định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

2.1. Pháp luật

Đầu tiên, yếu tố quan trọng nhất tác động đến hệ số lương cơ bản đối với người lao động phải kể đến pháp luật. Dựa vào pháp luật, người lao động có thể nắm bắt được mức lương tối thiểu họ nhận được, các khoản tiền phụ cấp, lương thưởng, chính sách phạt nếu người sử dụng lao động vi phạm,...

Đồng thời, pháp luật là cơ sở để nhà tuyển dụng căn cứ vào những quy định này để trả lương cho nhân viên, tránh xảy ra tình trạng bóc lột sức lao động hay  tình trạng lạm phát tiền lương, góp phần đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.

2.2. Thị trường lao động

Nếu như người lao động tìm việc những nơi như khu đô thị, thành phố, nơi mà có nhiều cơ hội việc làm và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thường xuyên, thì mức lương sẽ tương đối hấp dẫn để thu hút nhân sự có tiềm năng về công ty. Ngược lại, khi khu vực mà có nhiều người tìm kiếm việc làm hơn nhu cầu tuyển dụng, hầu như mức lương sẽ được trả thấp hơn vì ở khu vực này, sự cạnh tranh trong công việc chưa cao.

2.3. Tính chất công việc

Tính chất công việc cũng ảnh hưởng khá lớn đến hệ số lương, chẳng hạn như mức độ nguy hiểm của công việc hoặc mức độ phức tạp, chuyên môn hóa của việc đó. Cụ thể:

Những công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thường có hệ số lương cao hơn để bù đắp cho những rủi ro mà người lao động phải đối mặt. Ví dụ như công nhân khai thác mỏ, công nhân hóa chất, lính cứu hỏa,...

Những công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thường có hệ số lương cao hơn. Ví dụ như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, phi công,..

2.4. Trình độ học vấn

Tùy thuộc vào lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau mà trình độ học vấn cũng ảnh hưởng tới mức lương cơ bản. Đối với trình độ học vấn sâu trong lĩnh vực chuyên môn mà bạn hướng đến như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, giảng viên,... đòi hỏi bạn cần có bằng cấp cao hơn những công việc khác. Lúc này, hệ số lương của người có trình độ học vấn cao hơn, bởi bạn đã tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp.

2.5. Kinh nghiệm làm việc

Người lao động có kinh nghiệm làm việc lâu năm thường có nhiều kỹ năng và khả năng thực tế hơn, giúp họ hoàn thành tốt công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít sai sót. Ngoài ra, họ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn do họ đã từng gặp phải và xử lý nhiều tình huống khác nhau trong công việc. Nên mức lương của họ có thể cao hơn so với người chưa có kinh nghiệm hoặc ít.

những yếu tố ảnh hưởng đến lương cơ bản của nhân viên

3. Cách tính hệ số lương cơ bản:

Công thức tính hệ số lương cơ bản:

Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

 

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm quy định.
  • Hệ số lương hiện hưởng được Pháp luật quy định theo nhóm cấp bậc khác nhau.

Chẳng hạn như hệ số lương trong doanh nghiệp như:

  • Hệ số lương cơ bản của trình độ Đại học: 2.34
  • Hệ số lương cơ bản của trình độ Cao đẳng: 2.10
  • Hệ số lương cơ bản của trình độ Trung cấp: 1.86

cách tính hệ số lương cơ bản

4. Bảng hệ số lương cơ bản mới nhất hiện nay

4.1. Bảng hệ số lương cơ bản công chức mới nhất

Đơn vị tính: Triệu đồng

CÔNG CHỨC LOẠI A3

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG CŨ

MỨC LƯƠNG MỚI

(Áp dụng từ 1/07/2023 - 30/06/2024)

NHÓM 1

Bậc 1

6,20

9,238.0

11,160

Bậc 2

6,56

9,774.4

11,808

Bậc 3

6,92

10,310.8

12,456

Bậc 4

7,28

10,847.2

13,104

Bậc 5

7,64

11,383.6

13,752

Bậc 6

8,00

11,920.0

14,400

NHÓM 2

Bậc 1

5,75

8,567.5

10,350

Bậc 2

6,11

9,103.9

10,998

Bậc 3

6,47

9,640.3

11,646

Bậc 4

6,83

10,176.7

12,294

Bậc 5

7,19

10,713.1

12,942

Bậc 6

7,55

11,249.5

13,590



CÔNG CHỨC LOẠI A2

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG CŨ

MỨC LƯƠNG MỚI

(Áp dụng từ 1/07/2023 - 30/06/2024)

NHÓM 1

Bậc 1

4,40

6,556.0

7,920

Bậc 2

4,74

7,062.6

8,532

Bậc 3

5,08

7,569.2

9,144

Bậc 4

5,42

8,075.8

9,756

Bậc 5

5,76

8,582.4

10,368

Bậc 6

6,10

9,089.0

10,980

Bậc 7

6,44

9,595.6

11,592

Bậc 8

6,78

10,102.2

12,204

NHÓM 2

Bậc 1

4,00

5,960.0

7,200

Bậc 2

4,34

6,466.6

7,812

Bậc 3

4,68

6,973.2

8,424

Bậc 4

5,02

7,479.8

9,036

Bậc 5

5,36

7,986.4

9,648

Bậc 6

5,70

8,493.0

10,260

Bậc 7

6,04

8,999.6

10,872

Bậc 8

6,38

9,506.2

11,484

 

CÔNG CHỨC LOẠI A1

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

2,34

4,212

Bậc 2

2,67

4,806

Bậc 3

3,00

5,400

Bậc 4

3,33

5,994

Bậc 5

3,66

6,588

Bậc 6

3,99

7,182

Bậc 7

4,32

7,776

Bậc 8

4,65

8,370

Bậc 9

4,98

8,964

 

CÔNG CHỨC LOẠI A0

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

2,10

3,780

Bậc 2

2,41

4,338

Bậc 3

2,72

4,896

Bậc 4

3,03

5,454

Bậc 5

3,34

6,012

Bậc 6

3,65

6,570

Bậc 7

3,96

7,128

Bậc 8

4,27

7,686

Bậc 9

4,58

8,244

Bậc 10

4,89

8,802

 

CÔNG CHỨC LOẠI B

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

1,86

3,348

Bậc 2

2,06

3,708

Bậc 3

2,26

4,068

Bậc 4

2,46

4,428

Bậc 5

2,66

4,788

Bậc 6

2,86

5,148

Bậc 7

3,06

5,508

Bậc 8

3,26

5,868

Bậc 9

3,46

6,228

Bậc 10

3,66

6,588

Bậc 11

3,86

6,948

Bậc 12

4,06

7,308

 

CÔNG CHỨC LOẠI C

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

1,65

2,970

Bậc 2

1,83

3,294

Bậc 3

2,01

3,618

Bậc 4

2,19

3,942

Bậc 5

2,37

4,266

Bậc 6

2,55

4,590

Bậc 7

2,73

4,914

Bậc 8

2,91

5,238

Bậc 9

3,09

5,562

Bậc 10

3,27

5,886

Bậc 11

3,45

6,210

Bậc 12

3,63

6,534

 

Bảng mức lương công chức được tính theo hệ số lương từ ngày 01/07/2023 (theo Chính phủ Việt Nam).

4.2. Hệ số lương viên chức

VIÊN CHỨC LOẠI A3

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

NHÓM 1

Bậc 1

6,20

11,160

Bậc 2

6,56

11,808

Bậc 3

6,92

12,456

Bậc 4

7,28

13,104

Bậc 5

7,64

13,752

Bậc 6

8,00

14,400

NHÓM 2

Bậc 1

5,75

10,350

Bậc 2

6,11

10,998

Bậc 3

6,47

11,646

Bậc 4

6,83

12,294

Bậc 5

7,19

12,942

Bậc 6

7,55

13,590

 

VIÊN CHỨC LOẠI A2

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

NHÓM 1

Bậc 1

4,40

7,920

Bậc 2

4,74

8,532

Bậc 3

5,08

9,144

Bậc 4

5,42

9,756

Bậc 5

5,76

10,368

Bậc 6

6,10

10,980

Bậc 7

6,44

11,592

Bậc 8

6,78

12,204

NHÓM 2

Bậc 1

4,00

7,200

Bậc 2

4,34

7,812

Bậc 3

4,68

8,424

Bậc 4

5,02

9,036

Bậc 5

5,36

9,648

Bậc 6

5,70

10,260

Bậc 7

6,04

10,872

Bậc 8

6,38

11,484

 

VIÊN CHỨC LOẠI A1

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

2,34

4,212

Bậc 2

2,67

4,806

Bậc 3

3,00

5,400

Bậc 4

3,33

5,994

Bậc 5

3,66

6,588

Bậc 6

3,99

7,182

Bậc 7

4,32

7,776

Bậc 8

4,65

8,370

Bậc 9

4,98

8,694

 

VIÊN CHỨC LOẠI A0

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

2,10

3,780

Bậc 2

2,41

4,338

Bậc 3

2,72

4,896

Bậc 4

3,03

5,454

Bậc 5

3,34

6,012

Bậc 6

3,65

6,570

Bậc 7

3,96

7,128

Bậc 8

4,27

7,686

Bậc 9

4,58

8,244

Bậc 10

4,89

8,802

 

VIÊN CHỨC LOẠI B

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

1,86

3,348

Bậc 2

2,06

3,708

Bậc 3

2,26

4,068

Bậc 4

2,46

4,428

Bậc 5

2,66

4,788

Bậc 6

2,86

5,148

Bậc 7

3,06

5,508

Bậc 8

3,26

5,868

Bậc 9

3,46

6,228

Bậc 10

3,66

6,588

Bậc 11

3,86

6,984

Bậc 12

4,06

7,308

 

VIÊN CHỨC LOẠI C

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

1,65

2,970

Bậc 2

1,83

3,294

Bậc 3

2,01

3,618

Bậc 4

2,19

3,942

Bậc 5

2,37

4,266

Bậc 6

2,55

4,590

Bậc 7

2,73

4,914

Bậc 8

2,91

5,238

Bậc 9

3,09

5,562

Bậc 10

3,27

5,886

Bậc 11

3,45

6,210

Bậc 12

3,63

6,534

 

4.3. Hệ số lương cơ bản Đại học

GIẢNG VIÊN CAO CẤP HẠNG I

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

6,20

11,160

Bậc 2

6,56

11,808

Bậc 3

6,92

12,456

Bậc 4

7,28

13,104

Bậc 5

7,64

13,752

Bậc 6

8,00

14,400



GIẢNG VIÊN CAO CẤP HẠNG II

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

4,40

7,920

Bậc 2

4,74

8,532

Bậc 3

5,08

9,144

Bậc 4

5,42

9,756

Bậc 5

5,76

10,368

Bậc 6

6,10

10,980

Bậc 7

6,44

11,592

Bậc 8

6,78

12,204

 

GIẢNG VIÊN CAO CẤP HẠNG III

BẬC LƯƠNG

HỆ SỐ

MỨC LƯƠNG

Bậc 1

2,34

4,212

Bậc 2

2,67

4,806

Bậc 3

3,00

5,400

Bậc 4

3,33

5,994

Bậc 5

3,66

6,588

Bậc 6

3,99

7,182

Bậc 7

4,32

7,776

Bậc 8

4,65

8,370

Bậc 9

4,98

8,694

bảng hệ số lương cơ bản mới nhất hiện nay

5. Một số câu hỏi liên quan về hệ số lương

5.1. Hệ số lương cơ bản có thay đổi theo thời gian không?

Hệ số lương cơ bản có thay đổi theo thời gian. Việc điều chỉnh mức lương cơ sở qua các năm để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thể:

  • Mức lương cơ sở năm 2013 - 2016: 1.150.000 VNĐ.
  • Mức lương cơ sở năm 2016 - 2017: 1.210.000 VNĐ. (tăng 60.000 VNĐ)
  • Mức lương cơ sở năm 2017 - 2018: 1.300.000 VNĐ. (tăng 90.000 VNĐ)
  • Từ ngày 01/07/2019 mức lương cơ bản là: 1.490.000 VNĐ. (tăng 100.000 VNĐ).

5.2. Hệ số lương cơ bản có áp dụng cho tất cả các ngành nghề hay không?

Hệ số lương cơ bản có áp dụng cho tất cả các ngành nghề. Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 15/05/2013 của Chính phủ quy định từ ngày 01/07/2013, tất cả các doanh nghiệp bao gồm Nhà nước và ngoài Nhà nước sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương và bảng lương đã được ban hành.

5.3. Người lao động có được thỏa thuận hệ số lương cơ bản với người tuyển dụng không?

Câu trả lời là tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và từng vị trí công việc mà ứng viên ứng tuyển. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không thể trả hệ số lương thấp hơn so với quy định của pháp luật. Chính vì thế, người lao động có thể tham khảo những thay đổi về lương qua các năm của các ngành nghề để đối chất và thỏa thuận với doanh nghiệp nếu như họ đưa ra hệ số lương cơ bản không phù hợp với quy định hiện hành.

Trên đây là tất cả những thông tin về hệ số lương cơ bản và cập nhật các bảng hệ số lương cơ bản mới nhất hiện nay, giúp cho người lao động nắm rõ về hệ số lương để đối chất với người phỏng vấn, tránh được những rủi ro và thiệt thòi cho bản thân. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0912 210 210 để được chuyên viên chăm sóc khách hàng tại SIS Việt Nam hỗ trợ nhé!

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Đối tượng kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán
Đối tượng kế toán là một thuật ngữ sử dụng trong ngành kế toán, tài chính. Tuy nhiên để hiểu rõ đối tượng kế toán là gì thì không phải ai cũng biết....
Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Chi Tiết Nhất
Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng mà những nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đọc được, hiểu được và dự đoán xu hướng từ nó được....
Kế Toán Viên Là Gì? Nhiệm Vụ, Vai Trò Của Kế Toán Viên
Kế toán viên là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp. Họ đóng vai trò cung cấp các thông tin, số liệu quan trọng để nhà lãnh đạo nắm bắt nhanh chóng...
Kế Hoạch Tài Chính Là Gì
Đừng vội lập kế hoạch tài chính nếu như bạn không có đủ kiến thức và kỹ năng về tài chính cá nhân, đầu tư, tiết kiệm và bảo vệ tài chính. Với...
Top