Nghiệp Vụ Kế Toán Là Gì? Các Nghiệp Vụ Cơ Bản

SIS software solutions
19/01/2024 16:54:52
161 lượt xem

Nghiệp vụ kế toán cần phải thực hiện bởi những người có chuyên môn, trình độ kế toán vững vàng, bởi công việc này rất quan trọng. Nó liên quan đến các hoạt động phát sinh thu chi của doanh nghiệp. Để tìm hiểu rõ hơn nghiệp vụ kế toán là gì? các nghiệp vụ cơ bản cần biết bạn hãy tham khảo nội dung của SIS chia sẻ nhé.

1. Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là tập hợp các hoạt động, quy trình được thực hiện để ghi nhận, phân loại và xử lý toàn bộ báo cáo, thông tin tài chính của doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm: thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu tài chính,… để từ đó đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính và tiến hành các nghĩa vụ về thuế.

Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán giữ vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Bởi nó cung cấp các thông tin, số liệu có liên quan đến tài chính cho nhà đầu tư, chủ sở hữu, ngân hàng, cơ quan thuế,… Từ đó giúp cho công ty tự đánh giá được hiệu quả kinh doanh của mình và quản lý tài chính thông minh hơn.

2. Nghiệp vụ kế toán quy định thực hiện vào thời gian nào?

Nghiệp vụ kế toán cần phải thực hiện vào thời gian cụ thể và có tính định kỳ như sau:

Nghiệp vụ kế toán thực hiện vào thời gian nào?

Nghiệp vụ kế toán thực hiện vào thời gian nào?

Nghiệp vụ kế toán hàng ngày:

  • Thu thập, xử lý chứng từ, hóa đơn phát sinh trong ngày.
  • Kiểm tra tính pháp lý và hợp lệ của hóa đơn, chứng từ đã thu thập được.
  • Lưu trữ các hóa đơn, chứng từ ở đúng nơi quy định và luôn phải đảm bảo chúng không được mất, hỏng.

Nghiệp vụ kế toán hàng tháng:

  • Kê khai các loại thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân hàng tháng.
  • Lập báo cáo về sử dụng các hóa đơn hàng tháng.

Nghiệp vụ kế toán hàng quý:

  • Tiến hành lập tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
  • Báo cáo về sử dụng hóa đơn hàng  quý.
  • Tiến hành lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo quý.

Nghiệp vụ kế toán đầu năm và cuối năm:

Đầu năm cần phải:

  • Kê khai, nộp thuế môn bài
  • Tiến hành lập, nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
  • Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính vào quý 4.
  • Làm và nộp báo cáo sử dụng hóa đơn quý 4.

Vào cuối năm cần phải:

  • Làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Làm báo cáo tài chính năm kế toán.

3. Các nghiệp vụ kế toán cơ bản cần phải nắm được

3.1. Nghiệp vụ kế toán bán hàng

Nghiệp vụ kế toán bán hàng là nghiệp vụ khá cơ bản giúp cho việc quản lý, thống kê và ghi chép, lập báo cáo tất cả các hoạt động có liên quan đến bán hàng, kinh doanh của công ty. Các công ty sẽ có từng quy mô hoạt động và yêu cầu khác nhau thế nhưng cơ bản nghiệp vụ kế quán sẽ bao gồm:

Nghiệp vụ kế toán bán hàng

Nghiệp vụ kế toán bán hàng

  • Cập nhật giá bán sản phẩm, dịch vụ lên phần mềm quản lý, đồng thời thông báo cho các bộ phận liên quan nếu như thay đổi.
  • Quản lý chặt chẽ các hóa đơn, chứng từ trong hoạt động bán hàng của mình để theo dõi về doanh số, tỷ lệ chiết khấu.
  • Phối hợp và kiểm tra, cập nhật các số liệu hàng hóa xuất kho và tồn kho.
  • Tiến hành lập báo cáo về danh mục hàng hóa bán hàng, tạo ra các báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của công ty.

3.2. Nghiệp vụ kế toán mua hàng

Nghiệp vụ kế toán mua hàng sẽ liên quan trực tiếp đến các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa với mục đích sản xuất, kinh doanh thương mại. Người làm kế toán sẽ tiến hành các nghiệp vụ cơ bản để mua hàng còn có nhiệm vụ là giải quyết các trường hợp phát sinh như: Hàng về đúng thời gian hoặc không đúng thời gian, giảm giá hàng, trả lại hàng hóa,…

3.3. Nghiệp vụ kế toán kho

Nghiệp vụ kế toán kho thì người thực hiện cần phải có trách nhiệm quản lý kho hàng, cụ thể các công việc của họ như sau:

  • Theo dõi, cập nhật và kiểm tra số lượng hàng hóa nhập và xuất kho.
  • Kiểm tra các số liệu và quản lý hóa đơn, chứng từ hàng hóa trong kho, đồng thời còn phải cập nhật thông tin lên phần mềm quản lý.
  • Tiến hành đối chiếu công nợ, lập biên bản xác minh công nợ định kỳ.
  • Lập biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chênh lệch, sai sót giữa các số liệu thực tế và số liệu trên sổ sách đã ghi chép.
  • Làm báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý theo quy định.

3.4. Nghiệp vụ kế toán công nợ

Nghiệp vụ kế toán công nợ sẽ gồm các công việc về quản lý, theo dõi công nợ của doanh nghiệp một cách chi tiết, rõ ràng và chính xác. Cụ thể như sau:

Nghiệp vụ kế toán công nợ

Nghiệp vụ kế toán công nợ

  • Kiểm tra các chứng từ có liên quan đến công nợ và nắm được nội dung trong điều khoản thanh toán hợp đồng.
  • Cần thường xuyên theo dõi công nợ của từng khách hàng, lập kế hoạch thu nợ đã đến hạn thanh toán.
  • Lập bút toán kết chuyển công nợ cho các chi nhánh công ty.
  • Theo dõi thường xuyên công nợ tạm ứng của nhân viên trong nội bộ công ty.
  • Tiến hành lập báo cáo công nợ định kỳ hàng tháng, quý, năm.
  • Làm việc với các bộ phận khác để tiến hành quản lý, theo dõi công nợ chi tiết, chính xác, hiệu quả.

3.5. Nghiệp vụ kế toán thuế

Các doanh nghiệp hoạt động đều phải tiến hành kê khai và nộp thuế. Các công việc liên quan đến thuế trong doanh nghiệp được gọi là nghiệp vụ kế toán thuế. Cụ thể kế toán viên sẽ phải làm các công việc sau:

  • Tiến hành thu thập, xử lý, kiểm tra xem hóa đơn có hợp lệ hay không.
  • Làm báo cáo, kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo định kỳ.
  • Tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài vào đầu năm, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở cuối năm.
  • Theo dõi, lập báo cáo về thực tế sử dụng hóa đơn hàng tháng, quý, năm của công ty.

3.6. Nghiệp vụ kế toán lương

Nghiệp vụ kế toán lương có liên quan đến lợi ích của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Kế toán lương sẽ phải tiến hành các công việc như sau:

  • Tiến hành thống kê và tổng hợp lương, các khoản giảm trừ theo lương như: Bảo hiểm y tế, thất nghiệp, xã hội, thai sản,…
  • Tiến hành làm lương và thanh toán tiền lương cho công nhân viên theo đúng hạn.
  • Quản lý việc nộp thuế thu nhập cá nhân của nhân viên theo đúng quy định.
  • Kê khai chính xác, nộp đúng hạn các khoản bảo hiểm đến cơ quan thẩm quyền theo quy định.

3.7. Nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ

Người làm ở vị trí kế toán công cụ, dụng cụ sẽ phải làm các công việc như sau:

  • Ghi lại toàn bộ các thông tin liên quan đến công cụ dụng cụ (máy tính, bàn làm việc, máy móc,…) bao gồm giá trị, nguồn gốc, công dụng…
  • Khi mua hay nhập công cụ về thì kế toán cũng phải ghi chép các phát sinh có liên quan đến việc mua chúng như: Giá vận chuyển, giá bảo hành, bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng, chi phí lắp đặt,…
  • Nếu doanh nghiệp bán thanh lý, bỏ, thay thế các công cụ thì kế toán cũng phải cập nhật thông tin về sự điều chỉnh của công cụ.
  • Cần phải kiểm tra công cụ theo định kỳ để thống kê lại số lượng và công dụng của nó, người kế toán sẽ phải ghi nhận và điều chỉnh thông tin sao cho phù hợp.
  • Kế toán còn phải ghi nhận sự hao mòn của công cụ (nếu có) đúng theo phương pháp tính hao mòn.

4. Ý nghĩa của việc nắm vững các nghiệp vụ kế toán

Ý nghĩa khi nắm vững nghiệp vụ kế toán

Ý nghĩa khi nắm vững nghiệp vụ kế toán

Khi nắm vững nghiệp vụ kế toán, nó sẽ là trợ thủ đắc lực cho các kế toán viên, cụ thể như sau:

  • Giúp đảm bảo chính xác, chi tiết trong việc ghi chép, phân tích và báo cáo, từ đó giúp cho họ hạn chế sai sót, vi phạm pháp luật.
  • Hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định chính xác, thông minh.
  • Giúp tuân thủ quy định của pháp luật liên quan, tránh các rủi ro trong tài chính.
  • Có thể theo dõi và phân tích chính xác các khoản chi tiêu của công ty, từ đó họ có thể đưa ra quyết định về đầu tư, cắt giảm hoặc tối ưu chi phí.
  • Phát hiện nhanh chóng các lỗi, rủi ro và đưa ra phương án xử lý kịp thời.
  • Khi nắm vững nghiệp vụ kế toán, họ còn có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.

Xem thêmCông Việc Của Kế Toán Công Nợ

5. Những kỹ năng cần phải có để thực hiện các nghiệp vụ kế toán

Để thực hiện được nghiệp vụ kế toán yêu cầu nhân viên kế toán không chỉ có kiến thức chuyên môn cao mà còn phải có các kỹ năng. Nếu bạn đang theo đuổi con đường này thì nên trau dồi các kỹ năng sau:

Kỹ năng cần có để làm nghiệp vụ kế toán

Kỹ năng cần có để làm nghiệp vụ kế toán

  • Hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp luật liên quan đến kế toán, có kiến thức vững về kế toán tài chính, thuế, kế toán quản trị,… Cập nhật nhanh các quy định mới thay đổi.
  • Thành thạo trong việc sử dụng các ứng dụng Microsoft Office, đặc biệt là Excel, cũng như các phần mềm kế toán như SIS MAC.
  • Xử lý số liệu và thông tin có độ chính xác cao.
  • Thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
  • Phân tích dữ liệu tài chính, quan sát và tổng hợp thông tin để đưa ra quyết định.
  • Luôn chủ động tìm kiếm những giải pháp mới để giải quyết các thách thức trong công việc.
  • Có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả với các bộ phận khác trong công ty và tương tác chuyên nghiệp, lịch sự, đúng chừng mực với khách hàng.

Như vậy bài viết trên đây SIS đã cùng bạn tìm hiểu xong về nghiệp vụ kế toán là gì? Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Kế toán nội bộ là gì? Phần mềm hỗ trợ kế toán nội bộ hiệu quả
Kế toán nội bộ, một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp, đặt ra một cơ sở chặt chẽ để quản lý và kiểm soát các khía cạnh tài...
Các Chỉ Số Tài Chính
Bạn có biết việc nhập nhầm hoặc sai dữ liệu về các chỉ số tài chính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể  đưa ra quyết định đầu tư...
Lương Khoán Là Gì
Bạn đang loay hoay tìm kiếm cách tính lương khoán chuẩn theo Bộ Luật Lao động Việt Nam quy định hiện nay? Bạn không muốn quyền lợi của mình bị “hớ” khi...
Kế toán tổng hợp là gì? Chi tiết công việc của kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là vị trí quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Họ đảm nhận nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp, lưu trữ số liệu và phản ánh trên tài...
Top