Kỳ Kế Toán Là Gì? Những Quy Định Về Kỳ Kế Toán

SIS software solutions
15/01/2024 17:15:54
218 lượt xem

Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc ghi sổ và khóa sổ. Tuy nhiên để hiểu rõ kỳ kế toán là gì, các quy định về kỳ kế toán như thế nào? Để có thêm những thông tin chi tiết, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

1. Khái niệm kỳ kế toán là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật kế toán 2015 quy định về kỳ kế toán khá rõ ràng như sau: “Kỳ kế toán là thời gian được xác định bắt đầu từ lú đơn vị kế toán ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc ghi sổ, khóa sổ để lập báo cáo tài chính”.

Tìm hiểu về kỳ kế toán

Tìm hiểu về kỳ kế toán

Cụ thể hơn:

  • Đơn vị kế toán chính là tổ chức, đơn vị, cơ quan sau:
  • Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp đang sử dụng tiền của nhà nước.
  • Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không dùng ngân sách nhà nước.
  • Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam,
  • Hợp tác xã, liên hợp tác xã

Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán và được quy định về cách trình bày theo mẫu.

2. Các kỳ kế toán cơ bản

Kỳ kế toán gồm có: Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng. Các kỳ kế toán được phân chia theo Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13.

Các kỳ kế toán cơ bản

Các kỳ kế toán cơ bản

  • Kỳ kế toán năm: Kỳ này sẽ có thời gian là 12 tháng và tính bắt đầu từ ngày mùng 1/1 đến hết ngày 31 tháng 12 (dương lịch). Với các đơn vị kế toán mà có đặc thù về tổ chức và hoạt động riêng thì sẽ được phép chọn kỳ kế toán là 12 tháng tính làm tròn theo dương lịch. Theo đó, kỳ kế toán của họ sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng đầu quý đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau. (Họ sẽ phải thông báo đến cơ quan tài chính).
  • Kế toán quý: Kỳ này có thời gian là 3 tháng và bắt đầu tính từ ngày 1 tháng đầu của quý đến ngày cuối cùng tháng cuối quý.
  • Kỳ kế toán tháng: Kỳ này có thời gian là 1 tháng và tính từ đầu ngày 1 đến ngày cuối cùng của tháng.

3. Kỳ kế toán của đối tượng đặc biệt

Kỳ kế toán của đối tượng đặc biệt cũng được quy định khá rõ ràng trong Luật kế toán Việt Nam. Cụ thể như sau:

Kỳ kế toán của đối tượng đặc biệt

Kỳ kế toán của đối tượng đặc biệt

 3.1. Kỳ kế toán của doanh nghiệp mới thành lập

Với các doanh nghiệp mới thành lập thì kỳ kế toán đầu sẽ bắt đầu tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến kết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ quý, kỳ tháng.

Lưu ý: Trường hợp kỳ kế toán nắm đầu hoặc kỳ cuối cùng có thời gian ít hơn 90 ngày (3 tháng) thì sẽ được cộng với kỳ kế toán tiếp theo hoặc có thể cộng gộp với kỳ kế toán của năm trước đó để hợp thành 1 kỳ kế toán năm. Tuy nhiên, khi tính tổng thời gian của toàn kỳ phải ngắn hơn 15 tháng.

3.2. Kỳ kế toán của doanh nghiệp chuyển đổi đăng ký kinh doanh

Hoạt động của các doanh nghiệp sẽ có những biến động, có thể phát triển nhưng cũng có thể suy yếu đi hoặc các thay đổi về mặt hình thức. Một khi công ty thay đổi đăng ký kinh doanh (chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức, giải thể,… thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, quý, tháng đến hết ngày trước khi ghi ở quyết định chia, tách, hợp nhất doanh nghiệp,…

4. Nguyên tắc của kỳ kế toán

Kỳ kế toán hoạt động ổn định thì mới có thể giúp cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kế toán đúng quy định của pháp luật, đồng thời các nguyên tắc của nó cần đảm bảo như sau:

4.1. Cơ sở dồn tích

Để thực hiện đúng với nguyên tắc này, bạn cần phải thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính, kinh tế của công ty bao gồm: tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, nợ, chi phí tương ứng ghi nhận trong sổ kế toán ở thời điểm phát sinh. Việc lập báo cáo tài chính sẽ cần căn cứ vào nguyên tắc dồn tích, từ đó giúp thể hiện đầy đủ hình ảnh doanh nghiệp ở thời điểm đó.

4.2. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Nguyên tắc của kỳ kế toán

Nguyên tắc của kỳ kế toán

Nguyên tắc hoạt động liên tục đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tài chính dựa trên giả định hoặc tiếp tục triển khai các hoạt động kinh doanh như mọi khi mà không có phương án thu hẹp hoặc giảm quy mô công ty. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh ngay sau khi hoàn thành chu kỳ kế toán.

4.3. Nguyên tắc giá gốc

Nguyên tắc giá gốc áp dụng cho các giao dịch của doanh nghiệp như: mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu làm việc (NVL), công cụ dụng cụ đồng đẳng (CCDC).... Theo đó giá trị của những tài sản này phải được xác định dựa trên giá gốc, không phải giá bán hiện tại trên thị trường.

4.4. Nguyên tắc phù hợp

Nguyên tắc phù hợp yêu cầu việc ghi nhận doanh thu phải được kết hợp với một trong những khoản chi phí tương ứng, phản ánh đúng số tiền tạo ra doanh thu đó. Mọi chi phí cần được phân bổ một cách hợp lý đến nguồn doanh thu tương ứng, bao gồm cả chi phí sản xuất, chi phí trả trước và các khoản phải trả liên quan đến chu kỳ kế toán.

4.5. Nguyên tắc nhất quán

Các phương pháp và cách thực hiện kế toán cần phải được đồng nhất, liên tục không ngắt quãng từ đầu đến cuối chu kỳ kế toán. Không có sự linh động cho việc áp dụng các phương pháp khác nhau. Trong trường hợp phải thay đổi phương pháp, doanh nghiệp phải báo cáo và cung cấp lý do cùng ảnh hưởng tài chính của thay đổi trong báo cáo tài chính.

4.6. Nguyên tắc thận trọng

Thực hiện đúng nguyên tắc thận trọng là điều vô cùng quan trọng trong công việc kế toán và cần được áp dụng xuyên suốt kỳ kế toán của doanh nghiệp. Kế toán sẽ liên quan đến con số và đảm bảo độ chính xác cao, vì vậy cần:

  • Tạo ra các khoản dự phòng với mức độ phù hợp, không quá lớn.
  • Đánh giá tài sản và thu nhập của doanh nghiệp một cách khách quan.
  • Đánh giá cao giá trị nợ và các chi phí phát sinh.

4.7. Nguyên tắc trọng tâm

Nguyên tắc trọng tâm tập trung vào thông tin quan trọng và chính xác trong quá trình báo cáo tài chính. Sự thiếu sót trong thông tin có thể dẫn đến sai lệch trong báo cáo và quyết định quản lý. Mức độ quan trọng của thông tin sẽ được đánh giá trong từng trường hợp và có thể định lượng để đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố.

Kết luận

Kỳ kế toán là gì? Thông qua nội dung trên đây bạn đã cùng SIS tìm hiểu xong về vấn đề này. Doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng các quy định về kỳ kế toán. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin chi tiết.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Lương Khoán Là Gì
Bạn đang loay hoay tìm kiếm cách tính lương khoán chuẩn theo Bộ Luật Lao động Việt Nam quy định hiện nay? Bạn không muốn quyền lợi của mình bị “hớ” khi...
Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Chi Tiết Nhất
Báo cáo tài chính là một tài liệu quan trọng mà những nhà quản trị doanh nghiệp cần phải đọc được, hiểu được và dự đoán xu hướng từ nó được....
Lương Cơ Sở Là Gì
Tưởng tượng rằng bạn là chuyên gia am hiểu tường tận về lương cơ sở là gì và nhiều khái niệm tiền lương khác nhau. Bạn luôn tự tin khi tính toán và...
Sự thật về hệ thống ERP và những lợi ích không ngờ
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning System) đã trở thành một phần không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp. Mỗi phần mềm ERP luôn bao gồm một số yêu...
Top