Hệ Thống Tài Chính Là Gì

SIS software solutions
06/05/2024 15:23:52
20 lượt xem

hệ thống tài chính là gì

Bạn có biết, Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đúng vậy, hệ thống tài chính không chỉ cung cấp cho các cá nhân đầu tư tiền, vay vốn hay quản lý rủi ro tài chính,  mà còn mở rộng ra toàn cầu, kết nối với các thị trường và tổ chức tài chính trên toàn thế giới.

Vậy hệ thống tài chính là gì? Nó bao gồm những gì? Vai trò và chức năng của hệ thống tài chính là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống tài chính là gì?

Hệ thống tài chính là mạng lưới các trung gian tài chính (ngân hàng thương mại, tổ chức tiết kiệm, cho vay, bảo hiểm) và thị trường tài chính (thị trường chứng khoán), nơi mà ở đó diễn ra việc tham gia giao dịch, mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau (tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu kho bạc) có liên quan đến việc chuyển tiền, vay và cho vay vốn.

Hệ thống tài chính hoạt động ở cả cấp quốc gia và quốc tế.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nguồn vốn lớn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, và đào tạo nhân lực.

Do đó, hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, quỹ đầu tư mạo hiểm, và thị trường chứng khoán, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động này.

Đặc trưng của hệ thống tài chính

Nhờ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, hệ thống tài chính có những đặc trưng chính sau:

  • Huy động vốn: Hệ thống tài chính huy động vốn từ các hộ gia đình, doanh nghiệp và các nhà đầu tư thông qua các kênh như gửi tiết kiệm ngân hàng, mua trái phiếu, cổ phiếu, tham gia quỹ đầu tư,... Nguồn vốn huy động được cung cấp cho các doanh nghiệp để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Phân bổ vốn: Hệ thống tài chính phân bổ nguồn vốn huy động được từ những người có dư vốn sang những người thiếu vốn một cách hiệu quả. Nhờ vậy, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Quản lý rủi ro tài chính: Cung cấp các công cụ và dịch vụ giúp quản lý rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Ví dụ như: bảo hiểm rủi ro kinh doanh, bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm thất nghiệp,...
  • Thúc đẩy thanh toán và thương mại: Hệ thống tài chính cung cấp các phương tiện thanh toán an toàn, tiện lợi và hiệu quả cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Ví dụ: tiền mặt, thẻ ngân hàng, thanh toán di động,... 
  • Thu hút đầu tư nước ngoài: Hệ thống tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hệ thống tài chính ổn định, minh bạch và hiệu quả sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính thiết yếu như gửi tiết kiệm, vay vốn, thanh toán, bảo hiểm,... Việc tiếp cận các dịch vụ tài chính giúp người dân cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập và an sinh xã hội.

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, giúp doanh nghiệp quản lý thông tin cổ đông, cổ phần, dễ dàng tra cứu thông tin về cổ phiếu, cổ tức của mình, theo dõi lịch sử giao dịch, chuyển nhượng nhanh chóng cổ phần giữa các cổ đông, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý cổ đông, cổ tức với những ưu điểm nổi bật sau: 

  • Hỗ trợ phát hành cổ phần: Lên kế hoạch, thu hút nhà đầu tư, hợp đồng mua bán cổ phần, xử lý sau giao dịch.
  • Có quyền xem và in danh sách cổ đông sáng lập. Báo cáo chi tiết về: lịch sử giao dịch, lợi tức của các cổ đông, thông tin các cuộc họp,..
  • Tích hợp hệ thống QR code vào công tác tìm kiếm cổ đông.

Nhìn chung, hệ thống tài chính có những đặc trưng quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.

đặc trưng của hệ thống tài chính

Phân loại hệ thống tài chính trong một quốc gia

Hệ thống tài chính bao gồm hai thành phần chính là: thị trường tài chính và các tổ chức trung gian tài chính.

  • Thị trường tài chính: Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,... thông qua những phương thức giao dịch và định giá. 
  • Trung gian tài chính: Đây là các tổ chức hay cá nhân đứng giữa hoặc nhiều bên tham gia vào một bối cảnh tài chính. Thông thường sẽ là một bên cung cấp sản phẩm/dịch vụ và một bên là khách hàng hay người tiêu dùng.

phân loại hệ thống tài chính

Các thành phần của hệ thống tài chính

Với mạng lưới phức tạp, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, dưới đây các thành phần chính quan trọng trong hệ thống tài chính:

  • Tài chính công: bao gồm ngân sách nhà nước, thuế, chi tiêu công, nợ công và các quỹ ngoài ngân sách.
  • Tài chính của doanh nghiệp: bao gồm huy động vốn, đầu tư, cho vay, quản lý dòng tiền, quản lý rủi ro.
  • Thị trường tài chính: bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
  • Tài chính quốc tế: gồm tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, luân chuyển vốn quốc tế, đầu tư quốc tế.
  • Tài chính hộ gia đình, tài sản cá nhân: gồm tiết kiệm, đầu tư, quản lý nguồn thu nhập cá nhân, thành phần này liên quan đến tài chính của cá nhân và gia đình.
  • Tài chính các tổ chức xã hội: đây là lĩnh vực liên quan đến việc quản lý thu chi tiền tệ của các tổ chức xã hội và tổ chức phi lợi nhuận.
  • Tài chính trung gian: bao gồm các dịch vụ như tài chính và bảo hiểm.

các thành phần của hệ thống tài chính

Sơ đồ khái quát hệ thống tài chính

Cấu trúc của hệ thống tài chính gồm 04 thành tố: thị trường tài chính, các tổ chức tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính và các công cụ tài chính:

  • Thị trường tài chính: Là nơi diễn ra giao dịch các loại tài sản chính như trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu,... những thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ.
  • Các tổ chức tài chính: Bao gồm ngân hàng, công ty tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.
  • Cơ sở hạ tầng tài chính: Bao gồm hệ thống thanh toán, hệ thống thị trường tài chính, hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống pháp luật và quy định, hệ thống thông tin.
  • Các công cụ tài chính: Gồm tiền gửi ngân hàng, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, khoản vay, chứng chỉ tiền gửi,..

sơ đồ hệ thống tài chính

Ví dụ về hệ thống tài chính Việt Nam

Ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn thuộc nhóm Big4 ngân hàng tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính Việt Nam.

BIDV cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính phục vụ cho nhu cầu của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác. Cụ thể về các sản phẩm và dịch vụ tài chính của BIDV:

Huy động vốn:

  • Tiết kiệm: BIDV cung cấp nhiều sản phẩm tiết kiệm đa dạng với lãi suất cạnh tranh, như kì hạn từ 6-9 tháng ở mức 3,2%, từ 12-18 tháng là 4,8%.
  • Vay vốn: Các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức vay vốn tại BIDV với mức lãi suất linh hoạt như 5,4% đối với kỳ hạn 06 tháng, hay 6,4% đối với khoản vay từ 06 -12 tháng với thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng.
  • Chứng khoán: BIDV phối hợp với BSC cung cấp đầy đủ các hình thức giao dịch như Giao dịch Home Trader, Giao dịch Web Trader, Mobile Trader, qua điện thoại, Bloomberg. Với sản phẩm chứng khoán phái sinh với mức phí giao dịch vô cùng ưu đãi, tạo cơ hội cho khách hàng được trải nghiệm sản phẩm cao cấp của thị trường.

Thanh toán:

  • Thẻ ATM: BIDV cung cấp thẻ ATM cho khách hàng để thanh toán, rút tiền mặt tại các điểm ATM/POS trên toàn quốc.
  • BIDV SmartBanking: Với ứng dụng BIDV SmartBanking khách hàng có thể thanh toán các loại hóa đơn điện, nước, mua sắm hay dịch vụ chuyển tiền.

Thị trường vốn:

  • BIDV là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia vào kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. BIDV cung cấp dịch vụ môi giới giao dịch chứng khoán cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, giúp khách hàng đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách hiệu quả.
  • BIDV cũng là một nhà quản lý quỹ đầu tư uy tín. BIDV quản lý nhiều quỹ đầu tư với hiệu quả cao, giúp khách hàng đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách an toàn và sinh lời.

Bảo hiểm:

  • BIDV hợp tác với BIDV MetLife cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ với các giải pháp tiết kiệm, bảo vệ và đầu tư để cùng khách hàng lên kế hoạch tài chính vững chắc cho mọi giai đoạn cuộc sống.

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ thông tin về hệ thống tài chính là gì và các nội dung liên quan đến nó. Nếu còn câu hỏi nào thắc mắc hoặc bạn cần tìm hiểu rõ hơn về các phần mềm quản trị doanh nghiệp, quản trị kế toán giúp cá nhân, doanh nghiệp quản lý được tài chính, theo dõi tiền gửi, tiền vay ở nhiều ngân hàng hay tự động đánh giá và hạch toán chênh lệch tỷ giá một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian nhất, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0912 210 210, S.I.S Việt Nam sẽ hỗ trợ các bạn nhanh nhất có thể.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Nghiệp Vụ Kế Toán Là Gì? Các Nghiệp Vụ Cơ Bản
Nghiệp vụ kế toán cần phải thực hiện bởi những người có chuyên môn, trình độ kế toán vững vàng, bởi công việc này rất quan trọng. Nó liên quan đến...
Tự Chủ Tài Chính Là Gì
Bạn có biết nhà nước đã ban hành điểm mới trong quy định tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công chưa? Đúng như vậy, trước đây tại điều 12...
Lập Bảng Cân Đối Kế Toán Của Doanh Nghiệp
Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo vô cùng quan trọng trong bộ báo cáo tài chính của một công ty. Khi kết hợp cùng các báo cáo khác, nó sẽ...
Hoạt Động Tài Chính Là Gì
Bạn có biết, biến động giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến các doanh nghiệp không? Đúng vậy, hoạt động tài...
Top