Quản Lý Tài Chính Là Gì

SIS software solutions
03/05/2024 09:20:08
195 lượt xem

quản lý tài chính là gì

Bạn có đang thắc mắc quản lý tài chính là gì?

Chắc chắn bạn sẽ đồng ý khi tôi nói rằng:

Bài toán quản lý tài chính luôn biết cách khiến bạn đau đầu và căng thẳng dù bạn có là cá nhân hay doanh nghiệp! 

Nhưng hóa ra để thông hiểu bộ môn quản trị tài chính không khó như bạn tưởng tượng. Những gì bạn cần làm bây giờ là khởi động từ những khái niệm cơ bản nhất.

Vậy thì, bài viết này chính là dành cho bạn! 

Trong bài viết này, SIS sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống quản lý tài chính một cách tường tận và dễ tiếp cận nhất.

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về những giải pháp quản lý tài chính mà chuyên gia không muốn cho bạn biết thì tất cả những gì bạn phải làm là đọc ngay bài viết sau đây và tự mình chinh phục kỹ năng siêu khó này nhé!

Quản lý tài chính là gì?

Quản lý tài chính hay quản trị tài chính là chu trình của một loạt hoạt động như lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh việc sử dụng nguồn vốn nhằm đạt được mục tiêu tài chính của cá nhân và doanh nghiệp.

Quản lý tài chính là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng nên trang bị cho mình. Bằng cách quản lý tài chính thông minh, bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính cho mình hay doanh nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân hoặc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

Những hình thức quản lý tài chính thường gặp

Tài chính là nền tảng cho sự thành công và thịnh vượng của bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào. Việc quản lý tài chính hiệu quả đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững. Có 2 hình thức quản lý tài chính chính bao gồm:

Quản lý tài chính cá nhân

Đây là một nghệ thuật quản lý quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và rà soát việc sử dụng thu nhập và phân bổ chi tiêu hợp lý nhằm hoàn thành mục tiêu tài chính cá nhân.

Quản lý tài chính doanh nghiệp

Bạn đã bao giờ thật sự tìm hiểu chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp là gì hay quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò gì chưa? Có lẽ là chưa. Cùng nghe tôi nói về quản trị tài chính doanh nghiệp nhé! Quản trị tài chính doanh nghiệp là chuỗi các hoạt động hướng đến mục tiêu gia tăng giá trị tài sản, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Chuỗi hoạt động này là:

  • Phân tích tình hình thực tế tài chính: Đánh giá tình trạng tài chính và hệ thống quản lý tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch tài chính: Xác định mục tiêu tài chính và xây dựng chiến lược để đạt được mục tiêu.
  • Quản lý dòng tiền: Thống kê, theo dõi và kiểm soát dòng tiền ra vào, các khoản thu chi của doanh nghiệp.
  • Đầu tư tài chính: Phân bổ nguồn vốn hiệu quả vào các quỹ đầu tư để gia tăng lợi nhuận.
  • Quản trị rủi ro: Xác định và đưa ra các kế hoạch phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tài chính.

Hãy tìm hiểu thêm các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về quản lý tài chính doanh nghiệp nhé!

những hình thức quản lý tài chính thường gặp

Tại sao phải quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một chiêu thức tuyệt vời giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp nâng cao giá trị và đạt nhiều thành công bất ngờ.Tưởng tượng rằng bạn đang quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn sẽ có được gì?

  •  Việc thống kê và theo dõi các khoản thu chi để quản lý tài chính sẽ giúp bạn điều chỉnh được thói quen chi tiêu; nếu là doanh nghiệp sẽ kiểm soát được dòng tiền và nắm được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống tài chính doanh nghiệp. Kết quả nhận được là giảm thiểu lãng phí hay thâm hụt ngân sách, đảm bảo tài chính ổn định tạo tiền đề vững chắc cho các mục tiêu tiềm năng trong tương lai.
  • Dễ dàng hơn trong việc đề ra và thực hiện thành công các mục tiêu tài chính tiếp theo và dài hạn.
  • Chủ động tài chính trong mọi hoàn cảnh.
  • Giữ cho các khoản nợ luôn ở mức tối thiểu giúp bạn giảm áp lực tài chính và luôn giữ được trạng thái vui vẻ để trải nghiệm những điều mới.
  • Phát triển tài sản và mở ra một chân trời mới trong việc tận hưởng cuộc sống. 

Am hiểu quản lý tài chính là gì và tại sao phải quản lý tài chính để có cái nhìn bao quát và rõ ràng về tình hình tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Sau đó, hãy mở rộng tư duy bằng cách học các kỹ năng cần thiết để quản lý tài chính.

tại sao phải quản lý tài chính

Các kỹ năng cần có để quản lý tài chính

Để làm chủ tài chính và hướng đến một tương lai tuyệt vời, việc trang bị cho bản thân những kỹ năng quản lý tài chính thông minh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố thiết yếu giúp bạn chinh phục mục tiêu tài chính!

Nền tảng kiến thức cơ bản dành cho những bạn chỉ cần quản lý tài chính cá nhân đơn giản:

  • Kỹ năng lập kế hoạch: Xác định mục tiêu cụ thể, phân bổ ngân sách hợp lý, theo dõi tình hình chi tiêu cẩn thận và có phương án điều chỉnh khi cần thiết.
  • Kỹ năng tính toán: Thành thạo cách tính toán các khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư để đưa ra quyết định tài chính sáng suốt.
  • Kỹ năng ghi chép: Thống kê cẩn thận toàn bộ thu nhập và chi tiêu để kiểm soát tài chính hợp lý.

Kỹ năng nâng cao dành cho những các tổ chức và doanh nghiệp:

  • Kỹ năng phân tích tài chính: Phân tích tình hình tài chính thực tế hiện tại, dự đoán rủi ro và quyết định các kênh đầu tư phù hợp.
  • Kỹ năng thương lượng: Đàm phán để có được mức giá tốt nhất cho các sản phẩm và dịch vụ tài chính.
  • Kỹ năng đầu tư: Hiểu biết thấu đáo về các kênh đầu tư và lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với mục tiêu và năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm:

  • Tự chủ: Giám sát chi tiêu hợp lý, hạn chế mua sắm theo cảm tính và lãng phí tiền bạc.
  • Kiên nhẫn: Tiết kiệm và đầu tư là một quá trình lâu dài, cần kiên trì và đảm bảo kỷ luật để đạt được mục tiêu.
  • Không ngừng học hỏi: Luôn cập nhật kiến thức mới về tài chính để đưa ra quyết định sử dụng tài chính nhạy bén trong thời đại kinh tế đầy biến động hiện nay.

Ngoài ra, bạn có thể hoàn thiện thêm cho mình:

  • Tập hợp các kiến thức về ngành quản lý tài chính: Hiểu rõ về các khái niệm tài chính cơ bản như lãi suất, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu, trái phiếu,... và định nghĩa rõ ràng về quản lý tài chính là gì?
  • Thái độ tích cực: Luôn giữ cho mình một thái độ lạc quan và tin tưởng bản thân sẽ đạt được những thành công vang dội trong tương lai.
  • Tính kỷ luật: Tuân thủ nghiêm ngặt các kế hoạch tài chính đã đề ra và kiên trì thực hiện.

Rèn luyện thuần thục những kỹ năng này là chìa khóa giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả, hướng đến một tương lai tài chính vững vàng cho bản thân và gia đình.

Sau đây là một số lời khuyên để rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính:

  • Tham gia một số khóa học về môn quản trị tài chính: Có rất nhiều khóa học online và offline dành cho mọi đối tượng quản lý tài chính cá nhân hoặc đối tượng của quản trị tài chính doanh nghiệp.
  • Đọc sách, báo về tài chính: Bổ sung kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước đã thành công.
  • Gia nhập các nhóm về tài chính: Thảo luận và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm từ những người có chung chuyên ngành, sở thích.
  • Tìm đến sự tư vấn từ các chuyên gia tài chính: Nhận được lời khuyên hữu ích và chuyên nghiệp khi cần thiết.
  • Tham khảo và trải nghiệm các giải pháp quản lý tài chính để nắm rõ sơ đồ quy trình quản lý tài chính và bắt tay vào thực hiện quản lý tài chính demo để thấu hiểu chuyên sâu về mô hình quản trị tài chính. Giải pháp quản lý tài chính SIS ERP cho phép người dùng được trải nghiệm miễn phí và cung cấp bộ dữ liệu demo theo hành vi người dùng. SIS có hơn 20 năm kinh nghiệm đồng hành - thấu hiểu 500.000 khách hàng sẽ xây dựng một bức tranh toàn cảnh và cụ thể đến từng chi tiết về quản lý tài chính. Tôi tin là bạn sẽ khám phá được nhiều điều bất ngờ khi sử dụng module quản lý tài chính của SIS. 

các kỹ năng cần có để quản lý tài chính

Các bước quản lý tài chính cá nhân đơn giản

Tài chính vững vàng là nền tảng cho cuộc sống an nhiên và tự do. Để đạt được điều này, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tài chính cá nhân là vô cùng quan trọng. Hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân là gì và sau đây sẽ là 6 bước thiết yếu giúp bạn làm chủ tài chính của mình. 

  • Bước 1: Soi sáng hiện trạng tài chính:

Hãy dành thời gian tổng hợp thu nhập, khoản đầu tư, chi tiêu và khoản vay trong vòng 1 tháng để có bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của bạn.

  • Bước 2: Vẽ nên mục tiêu:

Xác định rõ ràng mục tiêu tài chính ngắn hạn (chi tiêu cho du lịch, mua sắm…) và dài hạn (mua nhà, mua xe, kết hôn, sinh con…) của bạn. Phân chia ngân sách hợp lý cho từng mục tiêu dựa trên khả năng tài chính và hoàn cảnh thực tế.

  • Bước 3: Dọn dẹp chi tiêu:

Rà soát lại các khoản chi tiêu, loại bỏ những khoản không cần thiết hoặc mang tính cảm xúc nhất thời. Hãy học cách chi tiêu thông minh và có ý thức.

  • Bước 4: Lập kế hoạch chi tiêu:

Áp dụng các quy tắc quản lý tài chính cá nhân ví dụ như quy tắc 50/20/30 (50% cho nhu cầu thiết yếu, 20% cho tiết kiệm và đầu tư, 30% cho chi tiêu bất thường) hoặc quy tắc 6 chiếc lọ (phân chia thu nhập vào 6 lọ dành cho các mục đích khác nhau) để quản lí tài chính hiệu quả.

  • Bước 5: Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu - deadline:

Xác định thời hạn cụ thể để hoàn thành từng mục tiêu tài chính. Việc theo dõi tiến độ thực hiện giúp bạn điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

  • Bước 6: Luôn luôn kiên trì và kỷ luật:

Đây là yếu tố then chốt để thành công. Hãy kiên trì thực hiện kế hoạch, rèn luyện tính kỷ luật trong chi tiêu và đầu tư để đạt được mục tiêu tài chính của bạn.

Hãy nhớ rằng, quản lý tài chính cá nhân là một hành trình dài cần sự kiên trì và nỗ lực. Bắt đầu từ hôm nay, hãy áp dụng 6 bước trên để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho bản thân và hướng đến một tương lai tươi sáng!

các bước quản lý tài chính cá nhân

Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Trước khi dấn thân vào hành trình khởi nghiệp đầy cam go hay thậm chí khi đã xây dựng cho mình một doanh nghiệp kinh doanh đang trên đà tăng trưởng, việc nắm vững những cốt lõi trong hoạt động tài chính là điều kiện then chốt để phát triển bền vững với bất kỳ doanh nghiệp nào.

  • Việc đầu tiên chính là nắm bắt tinh hoa của các nguyên tắc tài chính. Tiếp theo, bạn có thể kết nối với một chuyên gia trong lĩnh vực phù hợp với loại hình doanh nghiệp của bạn để có cái nhìn tổng quan và chi tiết trước khi thật sự bắt đầu.
  • Đầu tư vào giải pháp phần mềm quản lý tài chính là quyết định thông minh cho sự phát triển bứt phá của doanh nghiệp. Song song đó, thiết lập hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ nhuần nhuyễn tạo nên bức tường bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro tiềm ẩn.
  • Đồng bộ hóa và bảo mật dữ liệu tài chính là bước cốt lõi để đảm bảo tính minh bạch và chính xác. Thống kê theo dõi và cập nhật các báo cáo dòng tiền hàng tháng giúp bạn vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru hơn.
  • Có thể tham khảo một số phương án thuê ngoài dịch vụ kế toán tài chính để giúp bạn nhanh chóng giải phóng gánh nặng về quản lý tài chính. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp nhất thời. Về lâu dài thì đây chưa hẳn là một quyết định tối ưu cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị báo cáo tài chính theo kỳ (tháng, quý, năm) để nhìn lại bức tranh tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp bạn đưa ra những chiến lược kinh doanh sáng suốt. 
  • Cuối cùng, giữ tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân là nguyên tắc vàng đảm bảo sự an toàn và minh bạch cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

Bạn đã sẵn sàng để biến những điều "cần thiết" thành "chìa khóa vàng" mở cánh cửa thành công cho chính bản thân hoặc doanh nghiệp của mình hay chưa? Tương lai tuyệt diệu luôn chờ những người dám nghĩ lớn và hành động dứt khoát! 

SIS tin tưởng bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính!

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Quản Trị Tài Chính Là Gì
Tưởng tượng rằng bạn hiểu rõ quản trị tài chính là gì và giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, phát triển bền vững. Thật tuyệt vời, phải...
Cách Lập Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 200
Khi nắm được cách lập báo cáo tài chính sẽ giúp cho kế toán viên hoàn thành công việc của mình chính xác và tốt hơn. Từ đó cũng đảm bảo doanh nghiệp...
Cách làm bảng cân đối kế toán theo thông tư
Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cung cấp các tài liệu về giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định, giúp doanh nghiệp quản lý các đối...
Hóa Đơn Tài Chính Là Gì
Bạn có biết hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đang khá đau đầu vì sự phức tạp của hóa đơn tài chính chưa? Bởi các quy định nghiêm ngặt...
Top