20/08/2024 10:27:38
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán
Chứng chỉ kế toán viên là gì? Đây là một loại chứng chỉ vô cùng quan trọng với những người muốn theo đuổi ngành kế toán. Để hiểu rõ hơn về chứng chỉ này, bạn hãy cùng SIS tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.
1. Chứng chỉ kế toán viên là gì?
Chứng chỉ kế toán viên là chứng chỉ hành nghề kế toán do Bộ tài chính cấp khi người dự thi đạt tiêu chuẩn trong các kỳ thi theo quy định.
Chứng chỉ kế toán viên là gì?
Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán sẽ phải thi 4 môn gồm: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp, tài chính và quản lý tài chính nâng cao, thuế và quản lý thuế nâng cao, kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Các môn này đều là bắt buộc theo quy định trong Thông tư 91/2017/TT-BTC. Mỗi một môn thi, người dự thi sẽ phải làm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng tình huống. Thời gian thi là 180 phút (thi luận).
2. Đối tượng nào bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề kế toán
Đối tượng nào yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề kế toán? Người muốn làm ở các vị trí như: Kế toán trưởng, người được thuê làm sổ sách kế toán, kế toán viên, chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán. Cụ thể như sau:
Đối tượng cần phải có chứng chỉ kế toán viên
Đối với kế toán trưởng cần phải có các chứng chỉ sau:
- Chứng chỉ kế toán trưởng
- Có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ ngành kế toán từ trung cấp trở lên.
- Cần có kinh nghiệm ít nhất từ 2 – 3 năm làm việc về kế toán.
- Cần phải có chứng chỉ CPA.
Đối với người được thuê làm sổ sách kế toán cần phải có:
- Cần phải đạt các tiêu chuẩn nhất định trong nghề nghiệp (theo luật kế toán).
- Cần có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán và CPA.
Đối với kế toán viên đang làm trong doanh nghiệp kế toán cần có:
- Cần phải có hợp đồng lao động trong công ty đang làm việc.
- Cần phải đạt các tiêu chuẩn nghề nghiệp công việc theo luật kế toán.
- Cần phải có chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ CPA (do Bộ tài chính cấp).
Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán cần phải có chứng chỉ:
- Cần có chứng chỉ hành nghề để đảm bảo các dịch vụ cung cấp chính xác, minh bạch.
- Luôn đảm bảo nguyên tắc, trách nhiệm của người góp vốn với trách nhiệm nghề nghiệp.
3. Điều kiện dự thi chứng chỉ kế toán viên như thế nào?
Điều kiện dự thi chứng chỉ hành nghề kế toán cần phải đảm bảo tuân thủ theo Thông tư 91/2017/TT-BTC. Người dự thi phải có đạo đức nghề nghiệp, bằng cấp chuyên môn và thời gian làm việc thực tế. Cụ thể như sau:
Điều kiện dự thi chứng chỉ kế toán theo quy định
3.1. Về đạo đức nghề nghiệp
Theo quy định trong thông tư, người dự thi chứng chỉ kế toán cần phải đảm bảo về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Luôn trung thực, thật thà, liêm khiết và có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
3.2. Về bằng cấp chuyên môn
Người dự thi chứng chỉ kế toán cần phải đảm bảo các bằng cấp như:
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, kiểm toán.
- Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác, điều kiện là có tổng số đơn vị học trình các môn từ 7% trở lên tổng số môn học trình/khóa học. (Các môn bao gồm: Tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính, thuế).
- Có bằng tốt nghiệp đại học với các chuyên ngành khác, có văn bằng, chứng chỉ do tổ chức nghề nghiệp quốc tế về Kế toán cấp bảo đảm theo quy định của pháp luật.
3.3. Về thời gian làm việc thực tế
Người dự thi cần phải có thời gian làm việc thực tế liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán ít nhất là 36 tháng. Thời gian bắt đầu từ lúc ghi trên bằng tốt nghiệp đến lúc dự thi chứng chỉ.
Cần phải có thời gian làm việc thực tế về kiểm toán gồm: Làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, làm việc kiểm toán nội bộ, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan nhà nước.
Như vậy, người dự thi chứng chỉ kế toán cần phải đảm bảo các điều kiện trên thì mới đủ điều kiện để dự thi theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ kế toán viên
Căn cứ tại Điều 22 của Thông tư 91/2017/TT – BTC thì cơ quan được cấp chứng chỉ kế toán viên là Bộ Tài chính. Cụ thể trong vòng 45 ngày kể từ ngày có kết quả thi thì Bộ Tài chính sẽ trao trực tiếp cho người đạt hoặc người ủy quyền của người được cấp.
Lưu ý: Khi làm mất chứng chỉ sẽ không được cấp lại. Vì vậy bạn cần phải cất giữ cẩn thận.
5. Trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ kế toán viên?
Theo Thông tư 91/2017/TT – BTC sẽ có những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ như sau:
- Khi kê khai không đúng, không chính xác về quá trình và thời gian làm việc, kinh nghiệm trong hồ sơ thi chứng chỉ kế toán viên.
- Khi có hành vi sửa chữa, giả mạo bằng cấp, chứng chỉ để đủ điều kiện thi chứng chỉ.
- Phát hiện trường hợp thi hộ, nhờ người khác thi lấy chứng chỉ.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thu hồi chứng chỉ cũng sẽ do Bộ Tài chính thực hiện.
6. Hồ sơ dự thi chứng chỉ kế toán bao gồm những gì?
Khi thi chứng chỉ kế toán viên bạn cần phải chuẩn bị những gì trong hồ sơ? Căn cứ theo quy định trong Thông tư 91/2017/TT – BTC thì người dự thi cần phải chuẩn bị:
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thi chứng chỉ kế toán
- Phiếu đăng ký dự thi:
- Có giấy xác nhận của cơ quan chức năng, đơn vị đang làm việc hoặc Ủy ban nhân dân tại nơi đang cư trú.
- 1 ảnh màu kích thước 3x4 có dấu giáp lai.
- Giấy giác nhận thời gian làm việc thực tế.
- Chuẩn bị bản sao (có công chứng) căn cước công dân/hộ chiếu.
- Chuẩn bị sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, đơn vị đang làm việc.
- Chuẩn bị bản sao của các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Trong trường hợp bạn tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải có cả bảng điểm (có chứng thực) ghi rõ đơn vị học trình của các môn. Chuẩn bị thêm 3 ảnh màu kích thước 3x4 (chụp mới trong vòng 6 tháng trở lại) kèm theo 2 phong bì có dán tem (ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người nhận).
7. Một số câu hỏi liên quan đến chứng chỉ kế toán viên
Một số câu hỏi liên quan đến chứng chỉ kế toán viên
7.1. Chứng chỉ kế toán viên dùng để làm gì?
Chứng chỉ kế toán viên được sử dụng để ứng tuyển vào các vị trí cố vấn tài chính, giám đốc,… được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Không chỉ vậy, nó còn chứng minh bạn là người có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và được chứng nhận trên toàn cầu do Bộ tài chính cấp.
7.2. Chứng chỉ kế toán viên có thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ kế toán trưởng được xác định có thời hạn sử dụng là 5 năm tính từ ngày cấp, theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Sau khi đã qua thời hạn 5 năm, học viên có thể yêu cầu cấp lại chứng chỉ, nhưng để đạt được điều này, họ sẽ phải tham gia lại khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng.
7.3. Chứng chỉ kế toán viên có bắt buộc không?
Chứng chỉ kế toán viên không hoàn toàn bắt buộc. Mà tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ yêu cầu chứng chỉ như: Làm giám đốc công ty dịch vụ kế toán. Còn nếu bạn chỉ làm kế toán viên bình thường ở các công ty thì không yêu cầu chứng chỉ kế toán này.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây SIS đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ kế toán viên là gì? Cùng những quy định chung về chứng chỉ này. Đây là một loại chứng chỉ quan trọng giúp bạn vươn lên các vị trí cao hơn trong công việc. Hy vọng qua nội dung này bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích.
phần mềm của SIS