20/08/2024 10:27:38
Tài Chính Cá Nhân Là Gì [ Cách Quản Lý Hiệu Quả Thông Minh ]
Bạn có đang hiểu rõ tài chính cá nhân là gì? Bạn có biết:
- Thống kê của S&P Global năm 2021 chỉ 28% người Việt Nam có kiến thức tài chính cá nhân, thấp hơn mức trung bình trên thế giới (33%).
- Theo khảo sát của PwC năm 2023, có đến 65% người Việt Nam chi tiêu nhiều hơn hoặc bằng thu nhập, 54% không có kế hoạch tiết kiệm cho tương lai, 38% có khoản nợ tiêu dùng.
- Sau đại dịch Covid 19, nhiều người đối mặt với bài toán tài chính và nhận thức rõ rệt về tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân.
Tuy nhiên, một số khảo sát gần đây cho thấy:
- 58% người làm khảo sát cho biết họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn sau Covid 19.
- 43% cho rằng họ nên đầu tư nhiều hơn sau đại dịch.
Điều này cho thấy việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đang trở nên xu hướng trong thời đại mới. Một vấn đề thường hay xảy ra khi quản lý tiền bạc là chi tiêu lớn hơn thu nhập. Điều này dẫn đến tình trạng nợ nần, căng thẳng và ảnh hưởng đến mục tiêu tài chính cá nhân. Bài viết này dành cho những bạn mong muốn được:
- Hiểu rõ quản lý tài chính cá nhân là gì và xác định mục tiêu tài chính cho bản thân.
- Học cách quản lý tiền bạc hiệu quả và các sai lầm phổ biến khi quản lý.
- Nguyên tắc và cách lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.
Hãy dành thời gian đọc bài viết này để bạn được “giải phóng” khỏi bài toán tài chính cá nhân đau đầu! Với những kiến thức và bí quyết được SIS chia sẻ ngay sau đây, bạn có thể tự tin đạt được mục tiêu tài chính trong mơ!
Tài chính cá nhân là gì
Tài chính cá nhân là một khái niệm tuy lạ mà quen đối với mọi người. Theo Wikipedia “Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập hầu bao, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai”. Nói đơn giản thì đây là cách quản lý tiền và sắp xếp nguồn thu nhập, chi tiêu cũng như đầu tư của mỗi cá nhân để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân của mình. Quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh không chỉ giúp bạn đảm bảo cuộc sống ổn định mà còn giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống trong tương lai.
Mục tiêu tài chính cá nhân
Để quản lý dòng tiền cá nhân hiệu quả, bạn cần xác định rõ mục tiêu tài chính cá nhân của mình. Mục tiêu thường được chia làm:
- Mục tiêu ngắn hạn như khoản tiết kiệm theo tháng, tạo lập quỹ dự phòng khẩn cấp, đi du lịch…
- Các mục tiêu dài hạn như đầu tư vào giáo dục con cái, mua nhà hoặc xe hơi, startup, …
Quản lý tài chính cá nhân là gì
Quản lý tài chính cá nhân là việc lập kế hoạch, theo dõi và sử dụng thu nhập, chi tiêu và tài sản của một cá nhân. Quản lý tài chính đòi hỏi sự tự giác, tính kỷ luật và kiên nhẫn để đạt được mục tiêu tài chính bản thân đề ra. Một số công việc trong quá trình quản lý tài chính cá nhân như:
- Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu tài chính của bạn, ví dụ như mua nhà, mua xe hoặc đi du lịch, và lập ra một kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
- Quản lý chi tiêu: Thống kê và theo dõi các khoản chi tiêu đảm bảo kế hoạch theo đúng lộ trình.
- Tiết kiệm: Dành ra một phần thu nhập của bạn để tiết kiệm, dự phòng cho tương lai.
- Đầu tư: Sử dụng một phần tiền nhàn rỗi của bạn để tiền sinh ra tiền, chẳng hạn như đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu.
- Quản lý nợ: Theo dõi và lên kế hoạch trả các khoản nợ đến hạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Bảo vệ tài sản và con người: Mua bảo hiểm để bảo vệ tài sản (xe máy, ô tô…) và bản thân bạn khỏi các rủi ro phát sinh, chẳng hạn như bệnh tật hoặc tai nạn.
Tại sao tài chính cá nhân lại quan trọng và nên bắt đầu từ đâu
Tài chính cá nhân quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tương lai của bạn. Nếu bạn có những phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn có thể:
- Tiết kiệm được tiền, đầu tư cho tương lai và tự do tài chính.
- Giảm căng thẳng và áp lực về vấn đề tài chính bởi việc học được cách kiểm soát tiền và chi tiêu hợp lý.
- Tự tin và chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày. Đây là tiền đề giúp bạn tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.
Việc bắt đầu học quản lý tài chính cá nhân ngay từ bây giờ giúp bạn có được tài chính vững chắc cho tương lai. Vậy nên bắt đầu từ đâu và như thế nào? Khám phá lộ trình quản lý tài chính cá nhân ngay sau đây:
- Xác định mục tiêu: Bạn hãy tự đặt câu hỏi cho chính bản thân mình rằng mình muốn đạt được điều gì? Trong bao lâu? Sau đó đối chiếu với thực tế xem liệu bạn có thể thực hiện mục tiêu này giới hạn thời gian và kế hoạch như thế nào?
- Theo dõi chi tiêu: Để kiểm soát chặt chẽ và phân loại chi tiêu theo đúng nhu cầu bạn cần ghi chép tất cả các khoản thu chi rõ ràng và chính xác. Bạn có thể sử dụng sổ, ứng dụng hoặc nếu có nhiều khoản thu chi và thuế có thể dùng phần mềm quản lý tài chính hỗ trợ.
- Lập ngân sách: Với kế hoạch demo ở trên, bây giờ bạn cần lập kế hoạch cụ thể hơn. Ví dụ như mỗi tháng bạn có tổng thu nhập bao nhiêu, các khoản chi dự kiến như thế nào, phân bổ tiền nhàn rỗi ra sao?
- Thực hiện tiết kiệm: Bạn nên để ra khoảng 10-20% thu nhập cho vào quỹ tiết kiệm để dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp.
- Tìm hiểu đầu tư: Nếu bạn có một khoản tiền chưa dùng đến không biết phân bổ vào đâu, bạn có thể tìm hiểu về các cách thức đầu tư sinh lời hiện nay như chứng khoán, quỹ đầu tư, bất động sản, … Tuy nhiên, hãy thật cẩn trọng và bắt đầu từ khoản tiền nhỏ để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trước nhé.
- Quản lý nợ: Năm 2023, ước tính tỷ lệ dân số Việt Nam có nợ tài chính lên đến 50%. Nếu bạn nằm trong số đó, hãy lên kế hoạch trả nợ nhanh chóng và hiệu quả, tránh phát sinh thêm nợ mới và lãi kèm theo.
- Tham khảo bảo hiểm: Bảo hiểm vừa để bảo vệ vừa để tích lũy lâu dài. Hãy tham khảo các loại bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của bản thân nhé.
- Nhờ các chuyên gia tư vấn: Nếu bạn vẫn còn mông lung chưa biết công thức quản lý tài chính cá nhân là gì thì hãy nhờ tới các chuyên gia và những người có kinh nghiệm để được tư vấn tài chính cá nhân chuyên sâu hơn.
Những sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính cá nhân và cách khắc phục
Bạn đang là một “tay mơ” trong lĩnh vực quản trị tài chính cá nhân, thì rất có thể bạn sẽ mắc một trong những sai lầm sau khi bắt đầu thực hành các kỹ năng quản lý tiền bạc cho bản thân.
Sai lầm | Khắc phục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân
Một sai lầm điển hình khi quản lí tài chính là chi tiêu vượt quá khả năng thu nhập. Điều này dẫn đến tình trạng phát sinh nợ mới, tăng áp lực tài chính và ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính cá nhân trong tương lai. Để khắc phục, bạn nên có một ngân sách hàng tháng rõ ràng và luôn tuân thủ nghiêm ngặt.
Tham khảo một số nguyên tắc thu chi tài chính cá nhân sau để biết cách làm thế nào để tự chủ tài chính nhé:
- Hãy luôn làm chủ chiếc ví của bạn bằng cách kiểm soát chi tiêu chặt chẽ theo ngày, tuần, tháng.
- Luôn có kế hoạch và mục tiêu dù là ngắn hay dài hạn và hãy kiên nhẫn bám sát thực hiện đúng theo kế hoạch đó.
- Bạn không nên chi nhiều hơn 10% so với tổng thu nhập của mình. Tưởng tưởng rằng một tháng tổng thu nhập của bạn là 20 triệu đồng. Vậy thì bạn đừng nên dễ dãi khi đối mặt với những khoản chi từ 2 triệu trở lên. Hãy cân nhắc thật kỹ rồi mới quyết định, vì nếu bạn đã dễ dãi được 1 lần thì rất có thể sẽ có lần 2, lần 3.
- Thế hệ gen Z hiện nay có thói quen tiêu tiền trước khi có lương. Và trả nợ ngay khi có lương về. Đây là một vòng tuần hoàn không hồi kết, hãy đảm bảo rằng bạn luôn mạnh mẽ để không rơi vào vòng xoáy nợ nần này.
- Tăng thêm thu nhập từ các nguồn phụ khác. Bạn nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để gia tăng kiến thức, thu nhập, kinh nghiệm cho bản thân.
Hướng dẫn cách lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thành công - Quy trình các bước quản lý tài chính cá nhân
Bạn có hay phải nghe những câu hỏi như “Lương tháng bao nhiêu? Có tiết kiệm được nhiều không?” “Bao giờ mua nhà, mua xe?” “Bao giờ lấy vợ/chồng?”... Thử tưởng tượng rằng, bạn là người có nền tảng tài chính vững chắc thì sẽ không phải đau đáu tìm câu trả lời cho những câu hỏi như vậy. Vậy bạn phải bắt đầu làm gì bây giờ? Sau khi tìm hiểu hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân hãy áp dụng ngay quy trình 6 bước chuẩn xác lập kế hoạch quản lý tài chính cá nhân sau đây nhé!
Bước 1: Nhìn lại và đánh giá thực tế tình hình tài chính của bản thân
- Tổng hợp các khoản thu nhập, khoản đầu tư, khoản chi tiêu, khoản vay của bạn trong vòng 1 tháng.
Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính ngắn hạn, dài hạn
- Bạn cần lên list mục tiêu thật chi tiết bao gồm: mục tiêu chính (mua nhà, mua xe…) và các mục tiêu con (chi bao nhiêu, đầu tư, tích lũy…)
- Phân bố ngân sách vào các mục tiêu tương ứng mà bạn thấy phù hợp với khả năng tài chính và tình hình thực tế các tháng gần đây nhất có thể.
Bước 3: Rà soát lại các khoản chi không cần thiết
- Thống kê đầy đủ các khoản chi mỗi ngày và đánh giá lại xem khoản chi nào chưa thỏa đáng, khoản chi nào không thiết yếu.
- Điều chỉnh loại bỏ các khoản chi không hợp lý mang tính cảm xúc, nhất thời ví dụ như bạn đặt mua một chiếc túi chỉ vì đang có chương trình khuyến mãi freeship mà bạn chưa thật sự có nhu cầu.
Bước 4: Lên kế hoạch chi tiết cụ thể. Bạn có thể tham khảo một số quy tắc quản lý tài chính cá nhân sau:
- Quy tắc 50/20/30 bao gồm: 50% dành cho các nhu cầu cố định thiết yếu như tiền nhà, chi phí sinh hoạt, điện, nước - 20% dành cho mục tiêu tiết kiệm, đầu tư tài chính và trả nợ các khoản vay - 30% sẽ dùng để chi tiêu bất thường như hiếu hỷ, liên hoan, vui chơi giải trí.
- Quy tắc 6 chiếc lọ:
Lọ 1: 55% của nguồn thu sử dụng cho chi tiêu thiết yếu, sinh hoạt hàng ngày.
Lọ 2: 10% của nguồn thu phân bổ cho tiết kiệm dài hạn, các khoản mua sắm.
Lọ 3: 10% của nguồn thu bạn có thể đầu tư cho việc nâng cao tri thức ví dụ như mua sách, khóa học ngôn ngữ, …
Lọ 4: 10% tiếp theo của nguồn thu dành cho các hoạt động “chữa lành” nâng tầm chất lượng cuộc sống như các hoạt động giải trí, du lịch, …
Lọ 5: 10% của tổng thu nhập nên đành cho hoạt động đầu tư sinh lời để tạo thêm khoản thu khác cho bản thân.
Lọ 6: 5% cuối cùng bạn có thể dùng để chia sẻ, từ thiện hoặc quỹ dự phòng tài chính.
Bước 5: Xác định thời hạn đạt được mục tiêu
- Bạn cần lên các mốc thời gian hoàn thành cụ thể cho các mục tiêu của mình để theo dõi và kiểm soát tiến độ thực hiện đồng thời điều chỉnh khi cần thiết
Bước 6: Hãy kiên nhẫn và có tính kỷ luật tuân thủ kế hoạch mà bản thân đã đề ra
- Bạn đã mất rất nhiều thời gian và công sức để đi đến bước 5 thì hãy tạo cho bản thân thói quen kiên nhẫn, kỷ luật nghiêm ngặt thực hiện. Nếu không thì kế hoạch có thể bị dở dang bất kỳ lúc nào, và chẳng có mục tiêu nào được thành công cả.
Cách quản lí tài chính cá nhân hàng ngày
Bạn có thể áp dụng 6 bước trên để quản lý tài chính cá nhân hàng ngày. Cụ thể bạn có thể tham khảo quy trình sau:
- Ghi chép thu chi.
- Lập và phân bổ ngân sách.
- Theo dõi thực tế và so sánh với ngân sách trong kế hoạch.
- Tiết kiệm.
- Nhìn lại và đánh giá điều chỉnh hạn chế chi tiêu không cần thiết.
- Đầu tư.
- Theo dõi, kiểm soát và đảm bảo các mục vẫn theo đúng lộ trình để đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý tài chính cá nhân là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và lâu dài. Bạn nên bắt đầu từ những bước tìm hiểu tài chính cá nhân là gì và thực hiện những bước nhỏ, đơn giản trước. Nếu cấp bách hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tài chính.
Các kênh đầu tư phổ biến cho tài chính cá nhân
Cùng S.I.S tham khảo top 7 kênh đầu tư phổ biến dành cho tài chính cá nhân mà bạn không nên bỏ lỡ:
- Chứng khoán
- Vàng
- Gửi tiết kiệm ngân hàng
- Bất động sản
- Đầu tư ngoại hối
- Đầu tư bảo hiểm
- Đầu tư vào quỹ
Lợi ích của việc lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân
Việc lên kế hoạch tài chính cá nhân định kỳ giúp bạn định hình rành mạch mục tiêu tài chính và tạo ra hướng đi phù hợp cho bản thân. Lập kế hoạch quản lý dòng tiền cá nhân giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, giảm lo lắng và áp lực về vấn đề tài chính, tạo ra thu nhập thụ động và tăng cường quỹ tiết kiệm cho tương lai. Bằng cách quản lý tài chính cá nhân thông minh, bạn có thể tạo ra cuộc sống ổn định và hạnh phúc.
Đừng lãng phí thu nhập của bạn bởi sự quản lý tài chính không thông minh! Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ tài chính cá nhân là gì và bày cách cải thiện quá trình quản lý tài chính cá nhân cho bản thân. Hãy tìm hiểu và áp dụng cho chính mình nhé! SIS chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kiến thức quản lý tài chính cho doanh nghiệp và cách quản lý chi tiêu trong kinh doanh!
phần mềm của SIS