Các Chỉ Số Tài Chính

SIS software solutions
15/05/2024 08:09:15
131 lượt xem

các chỉ số tài chính

Bạn có biết việc nhập nhầm hoặc sai dữ liệu về các chỉ số tài chính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể  đưa ra quyết định đầu tư sai lầm, lãng phí nguồn lực, thậm chí là phá sản chưa?

Đúng như vậy, chỉ số tài chính cung cấp cho ta một bức tranh tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm khả năng thanh toán nợ, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng huy động vốn. Dựa vào những chỉ tiêu này mà doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp, mức độ rủi ro và đưa ra những phương án điều chỉnh hợp lý.

Doanh nghiệp, nhà đầu tư cần nắm rõ kiến thức về cách phân tích chỉ số tài chính trong báo cáo nhằm tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây SIS Việt Nam sẽ chia sẻ các chỉ số quan trọng phân tích báo cáo tài chính

1. Phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp

Chỉ số phân tích báo cáo tài chính là những con số được tính toán từ các dữ liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thể hiện tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các chỉ số này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro và sức mạnh tài chính. 

Có rất nhiều chỉ số phân tích báo cáo tài chính khác nhau, dưới đây chúng tôi gợi ý cho bạn 06 nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp và cách tính các chỉ số trong báo cáo tài chính.

phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp

1.1 Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn:

Công thức: Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Ý nghĩa:

  • Tỷ lệ cao: Cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, thể hiện sự an toàn và ổn định tài chính cao.
  • Tỷ lệ thấp: Cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay nợ, tiềm ẩn rủi ro tài chính cao.

Hệ số cơ cấu tài sản:

Công thức:

  • Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản
  • Tỷ lệ đầu tư tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn/Tổng tài sản.

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền; đầu tư tài chính ngắn hạn; phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho; tài sản ngắn hạn khác.
  • Tài sản dài hạn gồm: Phải thu dài hạn; tài sản cố định; bất động sản đầu tư; tài sản dở dang dài hạn; đầu tư tài chính dài hạn; tài sản dài hạn khác.

Ý nghĩa: Hệ số cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư của doanh nghiệp vào các loại tài sản nhằm đánh giá mức độ hợp lý của việc đầu tư tài sản.

Hệ số nợ:

Công thức: Hệ số nợ = Tổng nợ/Tổng nguồn vốn.

=> Chỉ số trên cho biết tổng nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

1.2 Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán lãi vay:

Công thức: Tỷ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay phải trả.

Tiêu chuẩn của tỷ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là: 1,5

Ví dụ: Doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế và lãi vay là 95 tỷ VNĐ và chi phí lãi vay hàng năm là 20 tỷ VNĐ thì:

Tỷ số thanh toán lãi vay = 95/20 = 4,75.

  • Tỷ số thanh toán lãi vay > 1,5: Doanh nghiệp hiện chưa gặp vấn đề gì về thanh toán.
  • Tỷ số thanh toán lãi vay < 1,5: Khả năng đáp ứng chi phí lãi vay của doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề. Tỷ số càng thấp thì càng phải chịu gánh nặng chi phí nợ và có ít vốn để dùng vào những mục đích khác. 

Tỷ số thanh toán hiện hành:

Công thức: Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn.

Ví dụ: Vào năm 2023, doanh nghiệp có tài sản lưu động là 130 tỷ VNĐ, nợ ngắn hạn là 121 tỷ VNĐ.

Tỷ số thanh toán hiện hành = 130/121 = 1,07.

  • Tỷ số thanh toán hiện hành >1: Doanh nghiệp đủ khả năng tài chính, nguồn lực để duy trì khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tỷ số cao quá có thể cho thấy doanh nghiệp đang có nhiều hàng tồn kho hay là sử dụng tài sản lưu động hiệu quả kém.
  • Tỷ số thanh toán hiện hành < 1: Doanh nghiệp không đủ khả năng trả hết khoản nợ ngắn hạn và không có khả năng tận dụng cơ hội kinh doanh dùng tiền mặt nhanh.

Tỷ số thanh toán nhanh:

Công thức: Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn.

Tại Việt Nam, tỷ số thanh toán nhanh thường nằm trong khoảng từ 0,5 - 1.

Ví dụ: Công ty dược phẩm B có 600 tỷ VNĐ tài sản ngắn hạn, 150 tỷ VNĐ hàng tồn kho và chi phí trả trước, 350 tỷ VNĐ nợ ngắn hạn:

Tỷ số thanh toán nhanh = (600 - 150)/350 =  1,2.

  • Tỷ số thanh toán nhanh >1: Công ty dược phẩm B có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỉ số này quá cao có thể doanh nghiệp đang có số dư tiền mặt lớn.
  • Tỷ số thanh toán nhanh < 0,5: Công ty dược phẩm B không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn hạn. Nếu tỷ số này thấp, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Khả năng thanh toán thức thời: 

Công thức: Tỷ số thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn.

Ví dụ: Vào cuối năm 2023, Công ty B nắm giữ 30 tỷ USD tiền mặt, 22 tỷ USD chứng khoán và B đang có khoản nợ ngắn hạn là 115 tỷ USD.

Tỷ số thanh toán tức thời: (30 + 22)/115 = 0,4.

  • Tỷ số thanh toán tức thời >1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn hạn và còn tiền mặt.
  • Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt < 0,5: Doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính.

1.3 Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần.

=> Nếu doanh nghiệp có ROS càng lớn thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời cao.

  • Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROA) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản

=> ROA chính là chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong mối quan hệ với tổng tài sản của nó.

  • Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân.

=> ROE là chủ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1.4 Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động

Số vòng quay hàng tồn kho:

Công thức: Số vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu/Hàng tồn kho bình quân.

=> Số ngày tồn kho = 365/Số vòng quay hàng tồn kho.

Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì doanh nghiệp bán hàng càng nhanh, hàng tồn kho không bị tồn đọng nhiều.

Số vòng quay khoản phải thu:

Công thức: Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân.

Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải thu quá thấp thù doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn cao, nợ chưa thu được lớn, rủi ro đối với khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Ngoài ra, có thể dùng công thức: Kỳ thu tiền bình quân = 360/Vòng quay các khoản phải thu.

Vòng quay các khoản phải trả:

Công thức: Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng/Các khoản phải trả bình quân.

Nếu hệ số này quá thấp, điều này thể hiện doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn cao của khách hàng, điều này ảnh hưởng xấu đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vì nợ phải trả cao.

Vòng quay vốn lưu động:

Công thức: Vòng quay vốn lưu động bình quân = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân.

Trong đó: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn.

  • Vòng quay vốn lưu động càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, hàng tồn kho được hạn chế.
  • Vòng quay vốn lưu động càng nhỏ thì doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn như: hàng tồn kho nhiều, huy động tiền mặt ít, lợi nhuận kinh doanh thấp,...

Vòng quay tài sản: 

Công thức: Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân.

1.5 Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận

Công thức: 

  • Tỷ suất sinh lời vốn cổ phần thường = Lợi nhuận sau thuế(LNST) thuộc về cổ đông thường/Vốn cổ phần thường.
  • Thu nhập một cổ phần thường EPS = (LNST - Cổ tức ưu đãi)/Số cổ phần thường đang lưu hành

EPS cao: Cho thấy doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu lưu hành, mang lại lợi ích cao cho cổ đông.

EPS thấp: Cho thấy doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận kém hiệu quả, tạo ra ít lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu lưu hành, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông.

Mức chuẩn: EPS cần được so sánh với mức trung bình ngành và EPS của các doanh nghiệp cùng hoạt động để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Cổ tức một cổ phần thường (DPS) = LNST dành trả cho cổ đông thường/Số cổ phần thường đang lưu hành.
  • Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần thường/Thu nhập một cổ phần thường.

1.6 Nhóm chỉ số tính giá trị thị trường

Công thức:

  • Hệ số giá trị thị trường trên lợi nhuận (P/E) = Giá cổ phiếu hiện tại / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

P/E cao: Cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng cao vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, sẵn sàng trả giá cao cho mỗi đồng lợi nhuận.

P/E thấp: Cho thấy nhà đầu tư kỳ vọng thấp vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, hoặc doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng giá cổ phiếu thấp.

  • Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) = Giá cổ phiếu hiện tại / Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu (BVPS) 

P/B cao: Cho thấy nhà đầu tư đánh giá cao tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, sẵn sàng trả giá cao hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu.

P/B thấp: Cho thấy nhà đầu tư đánh giá thấp tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có giá trị tài sản cao nhưng hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Hiện nay, phần mềm như giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể giúp doanh nghiệp không cần mất thời gian làm báo cáo, hệ thống báo cáo được thiết kế trên phần mềm theo quy định của Bộ Tài chính. Tiêu biểu như phần mềm quản lý kế hoạch đã có tính năng Báo cáo và phân tích các chỉ tiêu tài chính. Doanh nghiệp có thể dễ dàng xem được số liệu, đánh giá được tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, độ rủi ro và đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp nhất.

Tóm lại, cách tính các chỉ số trong báo cáo tài chính phụ thuộc vào những trường hợp khác nhau, bạn cần kỹ lưỡng và sát sao trong quá trình tính toán tránh nhầm lẫn. Các chỉ số tài chính là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách tổng quan và chi tiết. Nhờ vậy, họ có thể đưa ra những quyết định đầu tư, quản lý hiệu quả.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Tài Chính Là Gì
Bạn có đang chìm đắm trong "biển" thông tin về tài chính nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ "Tài chính là gì"? Bạn có đang loay hoay tìm kiếm một lối thoát...
Quản Trị Tài Chính Là Gì
Tưởng tượng rằng bạn hiểu rõ quản trị tài chính là gì và giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, phát triển bền vững. Thật tuyệt vời, phải...
Nghiệp Vụ Kế Toán Là Gì? Các Nghiệp Vụ Cơ Bản
Nghiệp vụ kế toán cần phải thực hiện bởi những người có chuyên môn, trình độ kế toán vững vàng, bởi công việc này rất quan trọng. Nó liên quan đến...
Tự Chủ Tài Chính Là Gì
Bạn có biết nhà nước đã ban hành điểm mới trong quy định tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công chưa? Đúng như vậy, trước đây tại điều 12...
Top