Công Việc Của Kế Toán Công Nợ

SIS software solutions
19/01/2024 11:28:03
199 lượt xem

Kế toán công nợ là gì? Vị trí này cần thực hiện công việc gì và vai trò của họ với doanh nghiệp ra sao? Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết của SIS. 

1. Tìm hiểu về kế toán công nợ là gì?

1.1. Kế toán công nợ là gì?

Tìm hiểu kế toán công nợ là gì?

Tìm hiểu kế toán công nợ là gì?

Kế toán công nợ là những người đảm nhận các công việc kế toán, quản lý các khoản nợ mà công ty phải trả hoặc cần thu về. Nhiệm vụ của vị trí này chính là kiểm soát một cách chính xác hiệu quả các số liệu, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài và hoạt động hiệu quả.

1.2. Lý do doanh nghiệp phát sinh công nợ

Doanh nghiệp phát sinh công nợ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó điển hình phải kể đến như:

  • Công ty chưa huy động đủ tiền để tiến hành thanh toán các giao dịch với đối tác, nhà cung cấp.
  • Khách hàng đang nợ tiền mua sản phẩm vì không đủ khả năng thanh toán.
  • Doanh nghiệp chủ động cho khách hàng lấy sản phẩm mà chưa phải trả tiền vì muốn thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Với một số sản phẩm, dịch vụ người mua có thể thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ hoạt động thương mại.
  • Bên mua tiến hành vay tiền để trả lãi suất cao, nợ tiền lãi suất thấp.

1.3. Đối tượng phải theo dõi công nợ

Doanh nghiệp cần phải theo dõi công nợ từ các đối tượng sau:

  • Công nợ phải thu của khách hàng (TK 131).
  • Công nợ cần trả cho nhà cung cấp (TK 331).
  • Công nợ từ nội bộ doanh nghiệp (TK 141).
  • Những khoản phải thu khác (TK 138).
  • Những khoản phải trả, phải nộp khác (TK 338).
  • Công nợ giữ các chi nhánh và công ty (TK 136).
  • Công nợ giữa các chi nhánh và công ty (TK 336).

2. Vai trò của kế toán công nợ

Kế toán công nợ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp được luân chuyển hiệu quả, ổn định. Cụ thể như sau:

Vai trò của kế toán công nợ

Vai trò của kế toán công nợ

  • Tham gia vào quá trình đề xuất, định hướng và góp ý cho lãnh đạo bằng cách theo dõi, phân tích chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Cung cấp các tài liệu để làm cơ sở cho nhà quản lý đưa ra quyết định, hướng đi cho công ty.
  • Ghi ghép chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin nghiệp vụ, thanh toán phát sinh với từng đối tượng, khoản thanh toán. Họ còn phải kiểm tra việc thanh toán đúng hạn và đảm bảo không có tình trạng chiếm dụng vốn.
  • Kiểm tra định kỳ, cuối kỳ với trường hợp khách hàng có hoạt động mua bán thường xuyên và số dư nợ lớn.
  • Khi kế toán công nợ hoạt động hiệu quả sẽ giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp trơn tru, ổn định và không có nợ xấu.

3. Các loại kế toán công nợ

3.1. Kế toán công nợ phải trả là gì?

Nợ phải trả chính là những khoản nợ phát sinh khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Xét trong trường hợp này thì nhà cung cấp sẽ là chủ nợ của công ty và nợ cũng được chia thành 2 loại là: Ngắn hạn, dài hạn.

3.2. Công việc cụ thể của kế toán công nợ phải trả

Phân loại kế toán công nợ

Phân loại kế toán công nợ

  • Kế toán công nợ cần phải theo dõi, cập nhật liên tục những đối tượng đã hoàn thành bàn giao hoặc nhận tiền trước.
  • Ghi chi tiết vào sổ kế toán cùng những khoản nợ phải trả có liên quan trực tiếp để thực hiện ghi số nợ phải trả phát sinh ban đầu.

3.3. Kế toán công nợ phải thu là gì?

Nợ phải thu là khoản nợ mà khách hàng đã mua sản phẩm, dịch vụ của công ty thế nhưng chỉ thanh toán 1 phần hoặc nợ thanh toán. Không chỉ vậy, khoản phải thu cũng được xem là tài sản lưu động vì doanh nghiệp sẽ cần đến nó để làm tài sản thế chấp, đảm bảo cho việc vay ngắn hạn.

3.4. Công việc cụ thể của kế toán công nợ phải thu

Kế toán công nợ phải thu sẽ tiến hành làm một số công việc sau:

  • Tiến hành hạch toán chi tiết cho từng khoản nợ phải thu và các lần thanh toán.
  • Đôn đốc, thu hồi nợ nhanh, trách trường hợp công ty bị chiếm vốn hoặc nợ xấu.
  • Làm chứng từ hợp lệ để ghi lại các trường hợp khách hàng thanh toán bằng hình thức đổi hàng, bù trừ nợ phải thu và phải trả, xử lý nợ xấu bằng hàng hóa.
  • Xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu có xác nhận bằng văn bản với tài khoản công nợ hoặc nợ khó đòi.

4. Những công việc của một kế toán công nợ

Khối lượng công việc của kế toán công nợ phụ thuộc khá nhiều vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, về cơ bản họ cũng cần thực hiện các công việc sau:

Khối lượng công việc của kế toán công nợ

Khối lượng công việc của kế toán công nợ

4.1. Nhận và kiểm tra hợp đồng kinh tế

  • Cập nhật các thông tin mới của nhà cung cấp, khách hàng, đối tác vào hệ thống hoặc các sổ sách tương ứng.
  • Thay đổi thông tin của đối tác, khách hàng theo mỗi giao dịch chuyển nhượng hoặc nếu có thay đổi.
  • Kiểm tra và đối chiếu chi tiết điều khoản trong các hợp đồng thanh toán với từng đối tác, khách hàng và nhà cung cấp để tránh những sai sót có thể xảy ra.

4.2. Theo dõi tiến trình thanh toán của khách hàng

  • Kiểm tra thông tin, hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán của các đơn hàng dựa trên hợp đồng bán hàng đã ký kết với đối tác hoặc khách hàng.
  • Thực hiện kiểm tra chi tiết về loại sản phẩm, số lượng, giá bán, thời hạn thanh toán đối với các đối tác hoặc khách hàng đang thực hiện hoặc đã nhận hàng.
  • Giám sát và theo dõi một cách cẩn thận các thông tin liên quan đến công nợ của từng nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, bao gồm thời hạn thanh toán, mức thanh toán và số nợ đã quá hạn.
  • Chịu trách nhiệm báo cáo chi tiết cho bộ phận liên quan hoặc cấp quản lý cao hơn sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra công nợ.

4.3. Trực tiếp tham gia thu hồi nợ xấu

  • Kế toán công nợ sẽ cùng tham gia vào quá trình đôn đốc, thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi.

4.4. Quản lý công nợ tạm ứng trong nội bộ doanh nghiệp

  • Luôn theo sát, nhắc nhở việc thanh toán nợ của các đối tượng, bộ phận của công ty.
  • Cần tổng hợp chi tiết các khoản đã tạm ứng tiền và quá thời gian, đốc thúc thanh toán công nợ hàng tuần hoặc mỗi khi cấp trên yêu cầu.

4.5. Xử lý công nợ được ủy thác

  • Tiến hành định khoản nghiệp vụ tài chính có liên quan dựa theo từng hóa đơn.
  • Căn cứ theo chứng từ, hợp đồng để điều chỉnh số liệu chênh lệch hoặc chưa đúng giá.
  • Luôn theo sát, kiểm soát các khoản công nợ ủy thác theo từng đối tượng.
  • Kiểm tra, in sao kê chứng từ có liên quan.

4.6. Quản lý các khoản vay trong doanh nghiệp

  • Tiến hành thanh lý hợp đồng cũ, hợp đồng mới mỗi khi có nghiệp vụ tài chính phát sinh ở doanh nghiệp.
  • Đôn đốc việc thanh toán của khách hàng, đối tác theo đúng thời gian hợp đồng.
  • Định khoản, điều chỉnh thêm bút toán để khớp với các tỷ giá phát sinh.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp cần phải thanh toán lãi thì sẽ tính và đưa chứng từ cho các bên liên quan để chi trả từng hợp đồng và đối tượng.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Kế toán công nợ cần có những kỹ năng gì?

Kế toán công nợ muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì cần phải có các kỹ năng như: Khả năng quản lý công việc, khả năng quản lý sắp xếp thời gian, khả năng chịu áp lực công việc, có tính trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, nắm bắt nhanh xu hướng công nghệ và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ công việc.

5.2. Cơ hội nghề nghiệp của kế toán công nợ

Hiện nay các doanh nghiệp đều cần một người quản lý công nợ để đảm bảo hiệu suất kinh doanh của họ. Do đó, vị trí kế toán công nợ được coi là một lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng. Bạn có thể bắt đầu từ việc sở hữu bằng cử nhân trong các ngành như: Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Luật,... và sau đó liên tục học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để trở thành một chuyên gia kế toán xuất sắc.

Tuy nhiên, nghề kế toán nói chung, kế toán công nợ nói riêng cũng đối mặt với những thách thức đặc biệt của mình. Trong số đó, thách thức lớn nhất phải kể đến là sự phức tạp của các quy định liên quan đến công nợ. Kế toán công nợ cần phải hiểu rõ các quy định pháp lý và luật thuế liên quan đến công nợ để đảm bảo quản lý được thực hiện theo quy trình chính xác và tránh mọi rủi ro phát sinh.

5.3. Thu nhập của kế toán công nợ là bao nhiêu?

Kế toán công nợ có mức lương trung bình từ 8 – 12 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ còn dao động tùy thuộc vào các yếu tố như: Môi trường làm việc, kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn,… Để nâng cao mức lương của mình, bạn cần phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cao.

Xem thêmLập Bảng Cân Đối Kế Toán Của Doanh Nghiệp

Kết luận

Bài viết trên đây SIS đã cùng bạn tìm hiểu xong về kế toán công nợ là gì? Những công việc, nghĩa vụ và trách nhiệm của kế toán công nợ. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Cách làm bảng cân đối kế toán theo thông tư
Bảng cân đối kế toán sẽ giúp cung cấp các tài liệu về giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định, giúp doanh nghiệp quản lý các đối...
Hoạt Động Tài Chính Là Gì
Bạn có biết, biến động giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến các doanh nghiệp không? Đúng vậy, hoạt động tài...
Nghiệp Vụ Kế Toán Là Gì? Các Nghiệp Vụ Cơ Bản
Nghiệp vụ kế toán cần phải thực hiện bởi những người có chuyên môn, trình độ kế toán vững vàng, bởi công việc này rất quan trọng. Nó liên quan đến...
Đòn Bẩy Tài Chính Là Gì? Công Thức Đòn Bẩy Tài Chính
"Đòn bẩy tài chính là lợi thế mà người giàu có được so với người nghèo và tầng lớp trung lưu." Robert Toru Kiyosaki- tác giả cuốn sách nổi tiếng thế...
Top