Lập Bảng Cân Đối Kế Toán Của Doanh Nghiệp

SIS software solutions
18/01/2024 16:43:33
148 lượt xem

Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo vô cùng quan trọng trong bộ báo cáo tài chính của một công ty. Khi kết hợp cùng các báo cáo khác, nó sẽ tạo thành một bức tranh tài chính toàn cảnh của doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động của mình và đưa ra quyết định chiến lược phù hợp. Để hiểu rõ hơn về bảng cân đối kế toán là gì? tác dụng của bảng này thì bạn hãy cùng SIS tìm hiểu trong bài viết này.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán

Trước tiên bạn cần hiểu xem bảng cân đối kế toán là gì? Được biết đây chính là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh toàn bộ giá trị tài sản, vốn, nguồn để hình thành tài sản của công ty ở một thời điểm nào đó.

Các số liệu được thể hiện trên bảng cân đối kế toán sẽ thể hiện toàn bộ giá trị tài sản đang có của công ty theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản.

2. Bảng cân đối kế toán gồm những gì?

2.1. Kết cấu bảng cân đối kế toán

Trong mỗi phần của bảng sẽ được chia thành 5 cột khác nhau gồm: Tài sản, nguồn vốn, mã số, thuyết minh, số cuối năm, sổ đầu năm. Bảng được kết cấu theo chiều ngang hoặc dọc đều được. Cụ thể hơn:

Bảng cân đối kế toán gồm những gì?

Bảng cân đối kế toán gồm những gì?

Về phần tài sản:

Thể hiện toàn bộ giá trị của công ty đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại ở dạng hình thái và trong các giai đoạn, các khâu. Những chỉ tiêu phản ánh tài sản sẽ sắp xếp theo nội dung kinh tế của tài sản, doanh nghiệp trong giai đoạn tái sản xuất. Ngoài ra, tài sản cũng được chia thành ngắn hạn và dài hạn.

Phần nguồn vốn:

Nguồn vốn sẽ thể hiện các tài sản của công ty đến cuối kỳ hạch toán. Những chỉ tiêu sẽ sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản. Tỷ lệ, kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có sẽ thể hiện tính chất hoạt động, tình hình tài chính công ty. Nguồn vốn cũng được chia thành 2 loại là: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Ngoài ra, trong bảng cân đối kế toán còn có chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu này sẽ được phân chia thành từng mục và được mã hóa cho việc kiểm tra, đối chiếu.

2.2. Cơ sở dữ liệu, trình tự lập bảng

Dữ liệu trên bảng cân đối kế toán sẽ căn cứ vào các dữ liệu sau:

  • Sổ kế toán tổng hợp
  • Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết
  • Bảng cân đối số phát sinh.
  • Bảng cân đối kế toán năm trước.

Trình tự các bước lập bảng cân đối kế toán sẽ theo các bước sau:

  • Bước 1: Cần phải kiểm tra về tính thật của nghiệp vụ kinh tế có phát sinh trong kỳ đó.
  • Bước 2: Khóa sổ kế toán tạm thời để kiểm tra, đối chiếu số liệu liên quan.
  • Bước 3: Tiến hành bút toán kết chuyển trung gian và khóa sổ kế toán chính thức.
  • Bước 4: Tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản.
  • Bước 5: Lập bảng cân đối kế toán theo mẫu.
  • Bước 6: Kiểm tra, ký duyệt bảng.

3. Tác dụng của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp thông tin để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán giúp hiển thị một cách rõ ràng tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm báo cáo được lập. Dựa vào bảng cân đối kế toán, có thể đưa ra nhận xét và đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp khả năng đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của Nhà nước. Sử dụng số liệu từ bảng cân đối kế toán cũng giúp kiểm tra việc tuân thủ các chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

4. Mẫu bảng cân đối kế toán 2024

Ví dụ bảng cân đối kế toán

Ví dụ bảng cân đối kế toán

5. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán 2024

5.1. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán doanh nghiệp đáp ứng giả định liên tục

Mục tài sản, nợ phải trả cần phải được trình bày riêng biệt chia thành ngắn hạn, dài hạn tùy vào thời hạn của chu kỳ kinh doanh, cụ thể như sau:

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong 12 tháng:

  • Tài sản, nợ phải trả được thu hồi, thanh khoản không quá 12 tháng, kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào ngắn hạn.
  • Tài sản, nợ được thu hồi, thanh khoản từ 12 tháng trở lên thì xếp vào loại dài hạn.

Doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng:

  • Tài sản, nợ cần được thu hồi, thanh toán trong 1 chu kỳ kinh doanh bình thường thì xếp vào ngắn hạn.
  • Tài sản, nợ phải thu hồi, thanh toán hơn 1 chu kỳ kinh doanh thì xếp vào dài hạn.

Trong trường hợp này, công ty cần phải làm rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh. Thời gian trung bình của 1 chu kỳ, bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của công ty, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động.

Với các doanh nghiệp hoạt động không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt dài hạn, ngắn hạn. Theo đó tài sản, nợ phải trả sẽ được thể hiện theo tính thanh khoản giảm dần.

Khi lập bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc (không có tư cách pháp nhân) thì đơn vị cấp trên cần loại trừ toàn bộ số dư của khoản mục phát sinh từ giao dịch trong nội bộ.

Chỉ tiêu không có số liệu sẽ không được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Lúc này, công ty cần phải tự đánh lại số theo quy định.

5.2. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán doanh nghiệp không đáp ứng giả định liên tục

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động sẽ ngoại trừ các điều chỉnh sau:

  • Không phân biệt dài hạn hay ngắn hạn: Những chỉ tiêu được lập sẽ không căn cứ vào thời gian còn lại kể từ ngày lập báo cáo trên 12 tháng hoặc không đến 12 tháng hay dài hơn chu kỳ kinh doanh thông thường.
  • Không trình bày chỉ tiêu dự phòng do toàn bộ tài sản, nợ phải trả được đánh giá theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi hoặc giá trị hợp lý.

Một vài chỉ tiêu có phương pháp lập khác so với bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ hoạt động như sau:

  • Chỉ tiêu chứng khoán kinh doanh.
  • Chỉ tiêu liên quan đến khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết hay góp vốn đầu tư vào các đơn vị khác phản ánh theo giá trị sổ.
  • Chỉ tiêu có liên quan đến khoản phải thu để phản ánh lại giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại khoản thu.
  • Chỉ tiêu hàng tồn kho.
  • Chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,…

Những chỉ tiêu khác sẽ được trình bày bằng cách gộp nội dung, số liệu của chỉ tiêu tương ứng ở mục dài hạn, ngắn hạn.

6. Phân tích bảng cân đối kế toán

Ngày nay, có khá đa dạng phương pháp để thực hiện phân tích bảng cân đối kế toán. Một số phương pháp phổ biến bao gồm việc so sánh, áp dụng tỷ lệ và cân đối.

Xem thêmCách làm bảng cân đối kế toán theo thông tư

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng SIS tìm hiểu xong về bảng cân đối kế toán và những quy định, quy tắc khi lập. Bảng này có vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp, vì vậy người lập cần phải thực hiện một cách chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Công Việc Của Kế Toán Công Nợ
Kế toán công nợ là gì? Vị trí này cần thực hiện công việc gì và vai trò của họ với doanh nghiệp ra sao? Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ...
Quản Lý Tài Chính Là Gì
Bạn có đang thắc mắc quản lý tài chính là gì? Chắc chắn bạn sẽ đồng ý khi tôi nói rằng: Bài toán quản lý tài chính luôn biết cách khiến bạn đau đầu...
Chứng Chỉ Hành Nghề Kế Toán
Chứng chỉ kế toán viên là gì? Đây là một loại chứng chỉ vô cùng quan trọng với những người muốn theo đuổi ngành kế toán. Để hiểu rõ hơn về chứng...
Sự thật về hệ thống ERP và những lợi ích không ngờ
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning System) đã trở thành một phần không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp. Mỗi phần mềm ERP luôn bao gồm một số yêu...
Top