Quản Trị Tài Chính Là Gì

SIS software solutions
05/04/2024 16:20:13
41 lượt xem

Tưởng tượng rằng bạn hiểu rõ quản trị tài chính là gì và giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, phát triển bền vững. Thật tuyệt vời, phải không?

Nếu bạn biết ước tính yêu cầu về vốn, kiểm soát tài chính và quản lý kiểm soát hiệu quả bất kỳ một mô hình tài chính doanh nghiệp nào thì bạn sẽ có thể đạt được mức lương 8 chữ số dễ dàng. Nếu bạn là doanh nghiệp thì mức lợi nhuận có thể tăng gấp nhiều lần bây giờ nếu bạn biết quản trị tài chính hiệu quả.

Tuy nhiên bây giờ, thực tế là bạn chưa có gì cả! Hệ thống quản trị tài chính rời rạc, bản thân không có chuyên môn và bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng vì không biết cách phân bố nguồn vốn hợp lý.

Nhưng, bạn không nhất thiết phải để doanh nghiệp lao dốc như vậy.

Hãy tìm hiểu quản trị tài chính là gì và cách để quản trị tài chính hiệu quả rồi áp dụng nó cho bản thân và doanh nghiệp. Tất cả câu trả lời bạn cần SIS sẽ giải đáp giúp bạn trong bài viết dưới đây. Bạn chỉ việc đọc nó ngay nhé!

Quản trị tài chính là gì? Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các nguồn lực tài chính, hỗ trợ quyết định chiến lược kinh doanh và đảm bảo sự bền vững của tổ chức. Quản trị tài chính là một quá trình từ lập kế hoạch chiến lược, tổ chức và kiểm tra kiểm soát mọi giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn quản trị tài chính là gì, chúng ta cần tìm hiểu về mục tiêu và nguyên tắc của quản trị tài chính.

Mục tiêu chính của quản trị tài chính là tối ưu hóa việc sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu tài chính của doanh nghiệp là lợi nhuận cao nhất, đồng thời giữ cho rủi ro tài chính ở mức thấp nhất, tối ưu hóa giá trị cho cổ đông.

Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm đảm bảo tính thanh khoản, tối ưu hóa lợi nhuận, xác định và giảm thiểu rủi ro, sử dụng vốn hiệu quả, minh bạch và tuân thủ pháp luật.  

quản trị tài chính là gì

Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp

Ước tính các yêu cầu về vốn

Quản trị tài chính doanh nghiệp có vai trò ước tính các yêu cầu về vốn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị quản trị tài chính cần:

  • Xác định nhu cầu và lập dự toán yêu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn
  • Dự đoán các khoản chi phí, doanh thu dự kiến trong tương lai.
  • Lập các kế hoạch huy động vốn theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Xác định cơ cấu nguồn vốn

Sau khi ước tính yêu cầu về vốn, doanh nghiệp cần xác định cơ cấu nguồn vốn. Quản trị tài chính sẽ phân tích các khoản nợ ngắn hạn - dài hạn,xác định tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay phụ thuộc vào tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể lựa chọn các nguồn huy động vốn, nguồn vay phù hợp với chi phí và giảm thiểu rủi ro.

Lựa chọn nguồn vốn

Nhà quản trị tài chính tìm kiếm các nguồn vốn vay và huy động cho doanh nghiệp từ các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, ngân hàng.... Sau đó sẽ so sánh các lựa chọn và chọn lọc ra nguồn vốn phù hợp nhất đảm bảo yếu tố lợi nhuận và chi phí thấp. Đồng thời cải thiện đòn bẩy để tối ưu hóa giá trị cho các cổ đông.

Đầu tư vốn

Các nhà quản trị tài chính phân tích và đánh giá các dự án của doanh nghiệp để có thể phân bổ ngân sách một cách hợp lý nhất để đảm bảo các dự án luôn sinh lời, mang lại doanh thu lớn, ít rủi ro.

Xử lý thặng dư

Nhà quản trị tài chính cần quyết định xử lý thặng dư phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Có thể sử dụng thặng dư để:

  • Xác định tỷ lệ cổ tức và chia cổ tức cho cổ đông.
  • Giữ lại để đầu tư vào các dự án mới tiềm năng.
  • Trả các khoản nợ vay cho doanh nghiệp.

Quản lý tiền mặt

Quản trị tài chính giúp theo dõi và kiểm soát dòng tiền của doanh nghiệp. Tiền mặt được phân bổ hợp lý để đảm bảo thanh toán đầy đủ công nợ và các nghĩa vụ tài chính khác. Ngoài ra cần phải duy trì mức tiền mặt tối thiểu theo yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Kiểm soát tài chính

Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp cần:

  • Theo dõi các quỹ tài chính kinh tế, hoạt động tài chính của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả hoạt động bằng một số kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí, kiểm soát lợi nhuận,...
  • Hiểu rõ các đối tượng của quản trị tài chính doanh nghiệp và đưa ra các phương án cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Phân tích các rủi ro tài chính để có các giải pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Các loại tài chính doanh nghiệp

Tài chính 

Tài chính là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực này, các nhà quản trị tài chính quyết định về các khoản huy động vốn, quản lý công nợ, đánh giá rủi ro, … nhằm đảm bảo nguồn vốn và dòng tiền lưu thông hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Đầu tư

Đầu tư là quá trình sử dụng vốn để tạo ra doanh thu, lợi nhuận trong tương lai. Các chuyên viên quản trị tài chính đánh giá tài sản doanh nghiệp theo tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận để đưa ra các quyết định có nên đầu tư hay không, đầu tư như thế nào. Một số hình thức đầu tư tham khảo như đầu tư tài chính, đầu tư thực.

Cổ tức

Cổ tức được hiểu là khoản lợi nhuận doanh nghiệp chia cho các cổ đông sau khi đã trừ đi chi phí và các khoản dự phòng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch và quy định rõ ràng về mức cổ tức chi trả. Từ đó, các quản trị tài chính viên sẽ lập và thực hiện theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện có thể đề xuất thay đổi nếu chưa phù hợp. 

Khó khăn thách thức khi quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là một phần không thể thiếu khi vận hành doanh nghiệp, đóng vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của tổ chức. Vì vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn, thách thức như:

Khó khăn

Thách thức

  • Thiếu hụt nguồn vốn do việc thiếu sự phân tích khi quản lý thu - chi, quản trị dựa trên dự đoán, ước lượng nên không có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Không kiểm soát chặt chẽ, theo dõi thường xuyên tình hình công nợ, dòng tiền cũng sẽ dẫn đến thiếu hụt tiền.
  • Hệ thống quản trị tài chính chưa bài bản dẫn đến việc quản lý kém hiệu quả, thiếu các nhân sự có chuyên môn cao về quản trị tài chính.
  • Nền kinh tế biến động theo từng ngày dẫn đến lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái hay các chi phí đầu vào (nguyên vật liệu,...) cũng bị ảnh hưởng và biến động theo.
  • Hệ thống chính sách, pháp lý của nhà nước thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Để vượt qua những khó khăn thách thức này, doanh nghiệp cần nắm rõ quản trị tài chính là gì để có thể xây dựng được hệ thống quản trị tài chính bài bản, tối ưu hóa hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên quản trị tài chính đồng thời theo dõi thường xuyên liên tục các biến động của nền kinh tế để có chiến lược quản trị phù hợp. 

Doanh nghiệp có thể áp dụng giải pháp công nghệ vào quản trị tài chính để nâng cao hiệu suất công việc và giảm thiểu rủi ro. Giải pháp quản trị doanh nghiệp S.I.S ERP sme là giải pháp quản trị tất cả trong một phần mềm duy nhất và thống nhất. Bên trong hệ thống, bạn sẽ tìm thấy tất cả các mô-đun cần thiết để quản lý mọi hoạt động trong hệ thống doanh nghiệp của mình. Mỗi mô-đun đều có thể hoạt động độc lập nhưng vẫn kết nối với nhau giúp việc vận hành quản trị tài chính được trơn tru và chuyên sâu. Tư vấn và trải nghiệm dùng thử miễn phí tại đây!

giải pháp quản trị tài chính thông minh

Lưu ý khi quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị tài chính do nhiều nguyên nhân đặc biệt là thiếu hụt nguồn lực, nhân lực, kinh nghiệm cũng như chưa hiểu rõ quản trị tài chính là gì và cách vận hành hệ thống hệ thống quản lý tài chính. Tham khảo một số lưu ý quan trọng có thể giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý tài chính hiệu quả:

  • Xác định mục tiêu tài chính cụ thể sau đó lập kế hoạch chi tiết cho các khoản thu chi, dự kiến nhu cầu nguồn vốn đồng thời theo dõi sát sao trong quá trình thực hiện kế hoạch và có điều chỉnh khi cần thiết.
  • Tập trung phân bổ ngân sách vào các hoạt động, dự án có lợi nhuận cao nhất, ít rủi ro nhất và luôn có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp phát sinh.
  • Đào tạo và nâng cao chuyên môn cho nhân viên quản trị tài chính trong doanh nghiệp hoặc có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực quản lí tài chính để tư vấn và xây dựng mô hình quản trị tài chính phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Có thể tận dụng các chương trình hỗ trợ tài chính của chính phủ dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích cực tìm kiếm các nguồn đầu tư tiềm năng để phát triển nhiều dự án có tỷ lệ mang lại lợi nhuận cao.
  • Thường xuyên nhìn lại đánh giá hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu để có các giải pháp cải thiện và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
  • Sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý tài chính phù hợp với loại hình và quy mô của doanh nghiệp.

Công việc của chuyên viên quản trị tài chính

Để đảm bảo hoạt động tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả và luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật thì rất cần những chuyên viên tài chính có chuyên môn và kinh nghiệm. Vậy công việc cụ thể của các chuyên viên tài chính là gì? 

  • Thu thập dữ liệu và phân tích tài chính, đánh giá tình hình tài chính cũng như xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp cải thiện.
  • Lập kế hoạch ngân sách và tham gia lập kế hoạch kinh doanh, theo dõi và kiểm soát quá trình thực hiện để đảm bảo KPI và xử lý điều chỉnh khi cần thiết.
  • Theo dõi, quản lý và dự đoán dòng tiền; đồng thời lập các kế hoạch thanh toán công nợ, chi phí đầu vào đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiền để hoạt động kinh doanh vận hành trơn tru.
  • Xác định, đánh giá và quản trị các rủi ro tài chính; lập các kế hoạch dự phòng giảm thiểu rủi ro.
  • Đảm bảo tính pháp lý theo quy định của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu và có thể tham gia kiểm toán tài chính doanh nghiệp.
  • Một số công việc có thể tham gia tư vấn, hỗ trợ khác như đánh giá các dự án đầu tư, mua bán sáp nhập, tái cơ cấu tài chính hoặc quản lý các quỹ đầu tư của doanh nghiệp.

yêu cầu trở thành chuyên viên tài chính

Những yêu cầu để trở thành chuyên viên quản trị tài chính

Để trở thành một chuyên viên quản trị tài chính doanh nghiệp, bạn cần có kiến thức về quản trị tài chính là gì, kỹ năng phân tích, chứng chỉ, kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc trong ngành quản lý tài chính và có niềm đam mê với lĩnh vực tài chính. Tham khảo bảng sau để hiểu rõ hơn về ngành quản trị tài chính nhé!

 

Kiến thức

Kỹ năng

Chứng chỉ

Kinh nghiệm

  • Kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán và kinh tế
  • Kiến thức về quản lý tài chính
  • Kiến thức pháp luật liên quan đến các hoạt động tài chính
  • Phân tích dữ liệu tài chính
  • Lập kế hoạch tài chính và phân bổ ngân sách hiệu quả
  • Theo dõi, quản lý và dự đoán dòng tiền
  • Quản trị rủi ro tài chính
  • Các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp và thuyết trình
  • Chứng chỉ kế toán viên CPA được cấp bởi Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ hoặc ACCA được cấp bởi Hiệp hội kế toán viên Công chứng Anh quốc
  • Chứng chỉ chuyên gia phân tích tài chính CFA
  • Kinh nghiệm làm việc trong các bộ phận tài chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức tài chính
  • Kinh nghiệm khi đi thực tập tại doanh nghiệp, tổ chức tài chính.

Các chương trình học để trở thành chuyên viên quản trị tài chính

Tùy vào chuyên môn, cấp bậc, doanh nghiệp bạn làm việc mà mức lương sau khi tốt nghiệp ngành quản trị tài chính sẽ khác nhau có thể dao động từ 5.000.000 đến trên 20.000.000 đồng/tháng. Với mức lương khá hấp dẫn như vậy, hẳn là bạn đang tò mò về các chương trình học để trở thành chuyên viên quản trị tài chính. Cùng S.I.S tham khảo một số chương trình học sau đây nhé!

  • Chương trình đại học các chuyên ngành như quản trị tài chính, kinh tế, …
  • Chương trình sau đại học ví dụ như thạc sĩ quản trị tài chính (MBA), thạc sĩ khoa học tài chính (M.Sc. Finance)
  • Các chứng chỉ kế toán viên như CPA (Certified Public Accountant), CFA  (Chartered Financial Analyst), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants).
  •  Một số khóa học ngắn hạn hoặc chương trình đào tạo thực chiến để nâng cao kiến thức và kỹ năng.

Hiểu rõ quản trị tài chính là gì và hãy xác định sớm mục tiêu nghề nghiệp, năng lực tài chính và thời gian của bản thân để lựa chọn cho mình một lộ trình học phù hợp. S.I.S chúc bạn thành công trong tương lai với ngành quản trị tài chính đầy tiềm năng nhé!

Bài viết này đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi quản trị tài chính là gì. Hãy tìm hiểu thêm Báo cáo tài chính là gì nhé!

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:
Bài viết liên quan
Hóa Đơn Tài Chính Là Gì
Bạn có biết hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đang khá đau đầu vì sự phức tạp của hóa đơn tài chính chưa? Bởi các quy định nghiêm ngặt...
Đối tượng kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán
Đối tượng kế toán là một thuật ngữ sử dụng trong ngành kế toán, tài chính. Tuy nhiên để hiểu rõ đối tượng kế toán là gì thì không phải ai cũng biết....
Số Dư Kế Toán Là Gì?
Trong báo cáo phân tích tài chính, để hiểu được số dư kế toán phản ánh nội dung gì thì người đọc cần phải hiểu rõ về nó, cách tính số dư kế toán....
Tài Chính Cá Nhân Là Gì [ Cách Quản Lý Hiệu Quả Thông Minh ]
Bạn có đang hiểu rõ tài chính cá nhân là gì? Bạn có biết: Thống kê của S&P Global năm 2021 chỉ 28% người Việt Nam có kiến thức tài chính cá nhân, thấp...
Top