20/08/2024 10:27:38
Kế toán quản trị là gì? Vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp
Thuật ngữ “kế toán quản trị” được xuất hiện khá nhiều trong các doanh nghiệp, nhất là phòng kế toán – tài chính. Tuy nhiên để hiểu rõ kế toán quản trị là gì thì không phải ai cũng biết. Trong nội dung bài viết này, SIS sẽ giúp bạn tìm hiểu về kế toán quản trị, vai trò của nó trong doanh nghiệp? Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Hiểu rõ kế toán quản trị là gì?
Kế toán quản trị là một lĩnh vực chuyên môn của kế toán, tập trung vào việc nắm bắt và hiểu rõ các vấn đề thực trạng của doanh nghiệp, đặc biệt là về khía cạnh tài chính. Nhiệm vụ chính của kế toán quản trị là cung cấp thông tin quản lý quan trọng, giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất.
Kế toán quản trị là gì?
Dữ liệu mà kế toán quản trị cung cấp không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính mà còn bao gồm thông tin phi tài chính. Cả hai loại thông tin này đều thuộc vào khái niệm "thông tin quản lý." Trước khi cung cấp thông tin, kế toán quản trị cần hiểu rõ mục đích sử dụng của thông tin để đảm bảo tính đáp ứng và hữu ích cho quá trình vận hành, kiểm soát và đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp. Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý toàn diện của một tổ chức kinh doanh.
2. Kế toán quản trị có vai trò như thế nào với nhà quản trị, tổ chức
Kế toán quản trị không chỉ đóng vai trò với nhà doanh nghiệp nói chung mà nó còn hỗ trợ nhà quản trị trong việc điều hành, đưa ra quyết định. Cụ thể như sau:
Vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp
2.1. Vai trò với nhà quản trị doanh nghiệp
- Lập kế hoạch: Thông thường giám đốc doanh nghiệp đều phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng ở đầu năm tài chính. Mục tiêu cuối cùng của họ vẫn là đạt được doanh thu đề ra. Để đạt mục tiêu, kế hoạch cần phải phân chia thành ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải liên kết được các bộ phận trong công ty để phối hợp và cùng nhau đưa ra kết quả tốt nhất.
- Tổ chức công tác điều hành: Các nhà quản lý cần phải tìm cách để liên kết giữa lãnh đạo, nhân viên, các nguồn lực để thực hiện kế hoạch đề ra hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, khi điều hành thì người quản lý cũng cần phải giám sát các hoạt động và luôn đảm bảo tổ chức hoạt động ổn định, không ngắt đoạn.
- Kiểm soát: Giám đốc điều hành cũng là người trực tiếp kiểm tra và đánh giá kế hoạch xem có đạt mục tiêu đề ra hay không. Để đảm bảo kiểm soát chính xác, đúng với tình hình thực tế thì nhà quản lý cần phải bám sát kế hoạch, xây dựng quy trình kiểm tra, nghiệm thu chi tiết.
- Ra quyết định: Vấn đề ra quyết định sẽ dựa trên những phương án được đưa ra. Vấn đề ra quyết định được thực hiện xuyên suốt trong toàn quá trình của một tổ chức.
2.2. Vai trò trong tổ chức
Kế toán quản trị có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Nó thực hiện nhiệm vụ thu thập, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác cho nhà quản lý để thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động doanh nghiệp.
Dựa vào các thông tin đó, nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến điều hành hoạt động của toàn doanh nghiệp. Dẫn dắt công ty đạt mục tiêu chung đã đề ra.
3. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính
Có không ít người nhầm lẫn giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Vậy trong nội dung phần 3 này, SIS sẽ cung cấp thông tin để bạn phân biệt rõ ràng hơn.
So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị
3.1. Điểm giống nhau
Cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đều phải dựa vào những dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của công ty. Nó bao gồm các thủ tục, nhân sự, hệ thống máy để đáp ứng mục đích cuối cùng là thu thập và lưu trữ dữ liệu.
3.2. Điểm khác nhau
Yếu tố | Kế toán quản trị | Kế toán tài chính |
Đối tượng sử dụng | Chủ sở hữu, nhà quản lý, người giám sát, ban giám đốc,… | Cổ đông, khách hàng, chính phủ, người cho vay,… |
Thông tin | - Thông tin không cần phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực chung của kế toán. - Thông tin được thể hiện trên cả hình thái hiện vật và giá trị. | - Thông tin bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực chung của quốc tế và kế toán các quốc gia công nhận. - Được hiển thị dưới dạng hình thức giá trị. |
Tính pháp lý | Có tính nội bộ do công ty quản lý. | Có tính pháp lệnh, tuân thủ đúng các quy định của nhà nước. |
Hình thức báo cáo sử dụng | Báo cáo đến từng bộ phận của doanh nghiệp. | Báo cáo tài chính, tình hình chung của toàn công ty. |
4. Xu hướng của kế toán quản trị trong thời hiện đại
Xu hướng của kế toán quản trị trong tương lai là sự tích hợp mạnh mẽ với công nghệ và sự ứng dụng rộng rãi của các sản phẩm phần mềm kế toán. Các phần mềm ứng dụng tài chính, cũng như giải pháp ERP. Xu thế 4.0 đang định hình một bức tranh mới cho ngành kế toán quản trị và có một số hướng phát triển quan trọng:
Xu hướng quản trị tài chính trong tương lai
- Tích hợp công nghệ 4.0: Kế toán quản trị sẽ ngày càng tích hợp rộng rãi với công nghệ 4.0, bao gồm trí tuệ nhân tạo, máy học, big data và blockchain. Sự kết hợp này sẽ mang lại khả năng xử lý dữ liệu lớn và phân tích thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.
- Sử dụng phần mềm kế toán và ERP: Kế toán quản trị sẽ tận dụng các phần mềm kế toán và giải pháp ERP để tự động hóa nhiều quy trình. Điều này giúp tối ưu hóa thời gian làm việc và tăng cường hiệu suất công việc.
- Tăng cường khả năng dự báo và dự toán: Kế toán quản trị sẽ sử dụng công nghệ để cải thiện khả năng dự báo và dự toán, bằng cách theo dõi xu hướng thị trường đến dự báo nguồn cung cầu và đánh giá rủi ro tài chính.
- Quản lý thông tin phi tài chính: Ngoài thông tin tài chính, kế toán quản trị sẽ ngày càng chú trọng vào quản lý thông tin phi tài chính như: Dữ liệu về quy trình nội bộ, hiệu suất nhân sự và quản lý chuỗi cung ứng.
Tóm lại, xu hướng tương lai của kế toán quản trị là sự kết hợp mạnh mẽ giữa nhân lực và công nghệ để tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và linh hoạt. Đồng thời cung cấp thông tin chiến lược và hỗ trợ quyết định cho doanh nghiệp.
Kết luận
Kế toán quản trị là gì? Toàn bộ nội dung trong bài viết trên SIS đã giúp bạn có các thông tin liên quan đến chủ đề này. Trong thời đại mới, kế toán quản trị của doanh nghiệp sẽ có những thay đổi nhất định, vì vậy bạn cần phải chú ý đến.
Xem thêm: Ứng dụng ERP trong doanh nghiệp? Lợi ích mà phần mềm ERP đem lại
phần mềm của SIS