20/08/2024 10:27:38
Nợ Có Trong Kế Toán Là Gì? Quy Định Về Ghi Nợ Trong Kế Toán
Nợ có là những thuật ngữ cơ bản trong kế toán và được sử dụng để theo dõi sự biến động. Vậy bạn có biết nợ có trong kế toán là gì? Những quy định về nợ trong kế toán như thế nào? Cùng SIS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Nợ có trong kế toán là gì?
Mỗi tài khoản kế toán sẽ có những biến động (tăng, giảm) theo từng thời điểm. Vì thế mà để thuận tiện cho việc theo dõi biến động này thì người làm kế toán đặt quy ước dùng tài khoản kế toán để làm phương tiện hỗ trợ, phân biệt đối tượng kế toán. Từ đó, mỗi tài khoản kế toán đều có bên Nợ và bên Có.
Nợ có trong kế toán là gì?
Nợ và Có này sẽ hiển thị sự tăng giảm của tài khoản kế toán. Riêng bên Nợ sẽ hiển thị biến động tăng, bên Có hiển thị biến động giảm. Ngoài ra, bạn cần phải hiểu rõ, nó không đồng nghĩa với việc tăng giảm thu chi trong doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa của Nợ - Có trong kế toán
Tài khoản kế toán đều có những biến động tăng giảm trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để theo dõi những thay đổi này dễ dàng, kịp thời và thuận tiện hơn thì người làm kế toán sẽ sử dụng thuật ngữ “Nợ - Có”. Đây cũng là quy ước để ghi chép các biến động của tài khoản kế toán và nó không có ý nghĩa về kinh tế.
3. Quy định về cách ghi Nợ - Có trong kế toán
Nợ - Có trong tài khoản kế toán thường được thiết kế theo mô hình chữ T:
- Phía trái ghi Nợ
- Phía bên phải ghi Có
Nếu phát sinh nợ có thì cần phải ghi như sau:
- Tài khoản đầu 1, 2, 6, 8 có tính chất là tài sản
- Tài khoản đầu 3, 4, 5, 7, có tính chất nguồn vốn
Ghi nợ chính là ghi số tiền thực hiện bên Nợ, còn ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở bên Có.
Trong đó, 9 loại tài khoản kế toán có tính nợ - có khác nhau như sau:
Những quy định về nợ có trong kế toán
- Tài khoản loại 1, 2 (tài sản) thì ghi tăng bên nợ, giảm có. (Bên nợ gồm có số dư đầu kỳ và cuối kỳ có phát sinh).
- Tài khoản 3, 4 (Nguồn vốn) thì ghi tăng bên có, giảm bên nợ. (cùng lúc này bên có sẽ gồm số dư đầu kỳ và cuối kỳ).
- Tài khoản 5, 7 (doanh thu và nguồn thu nhập khác) thì ghi tăng bên có, giảm nợ. Số liệu ở loại 5, 7 sẽ chuyển vào tài khoản loại 9 để xác định lãi, lỗ ở cuối tháng. Dựa vào các dữ liệu này để làm báo cáo tài chính.
- Tài khoản 6,8 (Chi phí) sẽ ghi tăng nợ, giảm có. Dữ liệu ở tài khoản này cũng được chuyển vào tài khoản 9 vào mỗi cuối tháng để căn cứ xét lãi, lỗ.
- Tài khoản 9 (kết quả) sẽ tổng hợp chi phí, lợi nhuận, xác định kết quả kinh doanh của công ty. Tài khoản loại 9 sẽ phục vụ cho việc kết chuyển chi phí để thể hiện bên nợ và nguồn doanh thu, thu nhập thể hiện bên có.
Một số tài khoản đặc biệt có kết cấu ngược với kết cấu bên chung:
- Tài khoản 214 (hao mòn tài sản cố định), ghi tăng có giảm nợ.
- Tài khoản 521 (khoản giảm trừ doanh thu), ghi tăng nợ giảm có.
4. Những phát sinh Nợ - Có trong định khoản kế toán
Phát sinh nợ có trong kế toán
4.1. Nguyên tắc định khoản kế toán
Nguyên tắc định khoản kế toán sẽ phải thực hiện như sau:
- Xác định các tài khoản ghi nợ trước, có sau.
- Biến động tăng ghi 1 bên, giảm ghi ở 1 bên.
- Dòng ghi nợ so le với dòng ghi có.
- Tổng tiền bên nợ phải bằng tổng tiền bên có.
- Số dư có thể xuất hiện ở cả bên nợ và có.
4.2. Các bước triển khai định khoản kế toán
Triển khai định khoản kế toán cần phải tiến hành theo 4 bước như sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
Bạn cần phải xác định được đối tượng kế toán có trong các nghiệp vụ phát sinh là gì: Kinh tế, tài chính,… và các nghiệp vụ đó liên quan đến đối tượng kế toán nào?
- Bước 2: Xác định lại nghiệp vụ kế toán có trong nghiệp vụ phát sinh
Xác định chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng (chế độ dành cho cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ,…)
- Bước 3: Xác định hướng tăng giảm của tài khoản liên quan
Cần phải xác định xem đó tài khoản gì, tài khoản đầu mấy (nguồn vốn hay tài sản,…)
Tăng giảm cho từng tài khoản cho nghiệp vụ phát sinh.
- Bước 4: Định khoản và ghi Nợ - Có
Xác định lại tài khoản ghi Nợ, Có trong nghiệp vụ phát sinh và giá trị tương ứng của nó.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây SIS đã cùng bạn tìm hiểu xong về Nợ Có trong tài khoản kế toán là gì? và các quy định về việc ghi nợ có. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.
phần mềm của SIS