20/08/2024 10:27:38
Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì?
Báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọng với các doanh nghiệp hiện nay. Bởi thông qua đó, nhà quản trị, các nhà đầu tư, ngân hàng sẽ nắm bắt được tình hình “sức khỏe” tài chính doanh nghiệp để đưa ra những quyết định chính xác hơn. Vậy trong báo cáo tài chính gồm những gì? Bạn hãy cùng SIS tìm hiểu trong nội dung bài này nhé.
1. Hiểu báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính được hiểu là một bộ hồ sơ có các thông tin, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, nó được ghi chép rất cẩn thận từ bộ phận kế toán.
Thông thường báo cáo tài chính sẽ sử dụng cho các công ty đang hoạt động ở Việt Nam, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp cũng cần phải nộp báo cáo này theo đúng thời gian đã quy định.
2. Báo cáo tài chính gồm những gì?
Báo cáo tài chính cuối năm cần phải có những loại giấy tờ như: Tờ khai quyết toán thuế, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Mỗi một loại giấy tờ sẽ có những đặc điểm và yêu cầu riêng, vì vậy người thực hiện cần phải hiểu rõ về quy định.
Báo cáo tài chính gồm những gì?
2.1. Bảng cân đối kế toán
Trong bảng cân đối kế toán sẽ có 2 phần là nguồn vốn, tài sản. Cụ thể trong bảng cân đối này sẽ thể hiện được toàn bộ thông tin về tài sản, khoản đầu tư, khoản phải thu, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa được phân phối, quỹ tại thời điểm nhất định vào cuối tháng, cuối mỗi quý, cuối mỗi năm.
Khi lập xong bạn cần phải chú ý xem giá trị tổng tài sản có bằng tổng nguồn vốn không. Đặc biệt dữ liệu này cũng phải được cập nhật sát với thực tế của doanh nghiệp nhất.
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần phải thể hiện được các nội dung như sau: Doanh thu, thuế & lợi nhuận, chi phí, các khoản phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Khi người làm thể hiện trên báo cáo một cách đầy đủ, khách quan thì nhà quản lý doanh nghiệp cũng có bức tranh tổng quát nhất về tình hình kinh doanh.
Ngoài ra, báo cáo này để tính số tiền thuế mà công ty phải nộp trong kỳ. Chính vì vậy mà cả người lập hay người quản lý đều cần chú ý đến bảng này.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ thể hiện dòng tiền của một công ty trong kỳ báo cáo. Doanh nghiệp rất cần báo cáo các hoạt động đầu ra, đầu vào của tiền khi thực hiện mục đích kinh doanh và đầu tư.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng với một doanh nghiệp. Bởi vì nó thể hiện được vấn đề tài chính của công ty, có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu không. Khi nhìn vào báo cáo sẽ nắm được có khả năng thanh toán hay không. Có các trường hợp công ty doanh thu cao nhưng dòng tiền vào không tốt vì khách hàng nợ chưa thanh toán. Từ đó dẫn đến trường hợp nợ không thể đòi, dòng tiền không ổn định khiến cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư bị ảnh hưởng.
2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ là căn cứ để cơ quan thuế hiểu rõ các nội dung báo cáo. Đặc biệt trong bộ báo cáo tài chính cũng không thể thiếu được thuyết minh báo cáo tài chính này. Trong đó, người kế toán cần thể hiện rõ các chính sách kế toán áp dụng, những chỉ tiêu trong báo cáo tổng hợp.
Qua các dữ liệu ghi trong báo cáo, cơ quan nhà nước mới hiểu được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Cùng lúc đó, nhà quản lý cũng biết rõ thực trạng việc sản xuất kinh doanh và đưa ra những chiến lược phù hợp nhất.
3. Các loại báo cáo tài chính phổ biến hiện nay
3.1. Báo cáo chia theo nội dung phản ánh trong báo cáo
Những loại báo cáo tài chính phổ biến
Nếu như căn cứ vào nội dung phản ánh trong báo cáo thì có 2 loại gồm:
- Báo cáo tài chính hợp nhất: Tổng hợp toàn bộ hình ảnh tài chính, kinh doanh của công ty bao gồm:
- Công ty mẹ quản lý
- Công ty con trong cùng hệ sinh thái
- Các công ty liên kết
- Báo cáo tài chính riêng lẻ: Loại này sẽ phản ánh tình hình tài chính, kinh doanh của công ty.
3.2. Báo cáo chia theo thời điểm lập báo cáo
Khi xem xét thời điểm lập báo cáo thì sẽ có 2 loại chính đó là:
- Báo cáo tài chính hàng năm: Nó được lập theo năm dương lịch hoặc kỳ kế toán và cần đủ 12 tháng khi có thông báo của cơ quan thuế.
- Báo cáo tài chính giữa niên độ: Được lập theo từng quý của năm tài chính với báo cáo tài chính bán niên.
4. Những quy định về báo cáo tài chính
Quy định về báo cáo tài chính
4.1. Về thời hạn nộp báo cáo tài chính
- Thời hạn doanh nghiệp nộp báo cáo chậm nhất là ngày thứ 90 bắt đầu từ ngày kết thúc năm tài chính (hoặc năm dương lịch).
- Thời hạn doanh nghiệp (chia tách, hợp nhất, sáp nhập,…) nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là 45 ngày, bắt đầu tình từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, chia tách,…
4.2. Quy định về mức nộp phạt khi chậm hoặc làm sai báo cáo tài chính
a. Doanh nghiệp vi phạm về tài khoản kế toán
Đơn vị sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng nếu:
- Hạch toán không chính xác nội dung.
- Sửa đổi các nội dung, phương pháp hạch toán, mở thêm tài khoản kế toán nhưng chưa được Bộ tài chính đồng ý.
- Làm sai so với hệ thống tài khoản kế toán đã được ban hành.
Lưu ý: Trong 2 trường hợp đầu tiên mức phạt sẽ áp dụng với cá nhân vi phạm. Nếu vi phạm tập thể thì sẽ phải chịu phạt gấp đôi.
b. Doanh nghiệp vi phạm về lập, trình bày cái cáo tài chính
Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu nếu như vi phạm:
- Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung và quy định chung.
- Báo cáo tài chính bị thiếu chữ ký.
- Nếu như tập thể cùng vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi.
Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng nếu như:
- Lập không đủ báo cáo tài chính theo quy định chung.
- Áp dụng các mẫu báo cáo tài chính không đúng quy định và chuẩn mực chung.
- Sẽ bị bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng nếu:
- Không lập báo cáo tài chính theo đúng quy định.
- Lập báo cáo tài chính không khớp với số liệu ở trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
- Lập báo cáo tài chính không tuân thủ chế độ, chuẩn mực kế toán chung.
Sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng nếu như:
- Làm giả báo cáo tài chính, số liệu không chính xác (nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự).
- Có hành vi thỏa thuận hoặc buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai khống dữ liệu ở báo cáo (tuy nhiên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự).
- Cố ý thỏa thuận với người khác để cung cấp, xác nhận thông tin, dữ liệu sai (nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự).
Ngoài ra, phạt tiền từ 5 – 10 triệu đông với những trường hợp sau:
- Không lập báo cáo tài chính/lập không đầy đủ nội dung theo quy định.
- Lập, trình bày báo cáo tài chính không rõ ràng và thống nhất với nhau.
- Nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan chức năng chậm từ 1 – 3 tháng.
- Báo cáo tài chính được công khai nhưng không đầy đủ nội dung.
- Tiến hành công khai báo cáo tài chính chậm từ 1 – 3 tháng.
- Hạch toán không đúng nội dung theo quy định của kế toán tài chính.
- Tiến hành sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán nhưng Bộ tài chính không chấp thuận.
Kết luận
Báo cáo tài chính gồm những gì? Trong nội dung bài viết trên đây SIS đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích giúp bạn nắm rõ hơn về loại báo cáo này. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm: Cách Đọc Báo Cáo Tài Chính Chi Tiết Nhất
phần mềm của SIS