20/08/2024 10:27:38
Công Việc Của Kế Toán Giá Thành
Kế toán giá thành đóng vai trò cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp. Việc tính toán nhanh, chính xác chi phí giá thành không chỉ giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời mà còn tối ưu chi phí quản lý hiệu quả. Vậy kế toán giá thành là gì? Những công việc mà vị trí này cần đảm nhận. Bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau của SIS nhé.
1. Kế toán giá thành là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì kế toán giá thành chính là xác định đầy đủ, chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm để làm cơ sở cho việc xác định giá bán hàng thích hợp. Điều này vừa thuận lợi cho doanh nghiệp lại tốt cho khách hàng mua. Ngoài ra, kế toán giá thành còn có mối quan hệ khá thân thiết với kế toán chi phí.
Tìm hiểu kế toán giá thành
Chi phí, giá thành là 2 yếu tố quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm. Bởi vì nó quyết định phần lớn đến kết quản sản xuất, kinh doanh và thu nhập của nhân viên. Chính vì vậy mà việc hạch toán chính xác, kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình nhanh chóng, chính xác.
2. Công việc của một kế toán giá thành
Công việc của kế toán giá thành nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô từng công ty. Tuy nhiên về cơ bản họ sẽ phải làm các công việc sau:
2.1. Tính giá thành sản phẩm
- Tiến hành tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất như: Nguyên vật liệu, khấu hao, tài sản cố định, công cụ, điện nước, dịch vụ, nhân công,.. để làm cơ sở tính giá thành cho sản phẩm.
- Từ những khoản chi phí cấu giá thành, kế toán sẽ phải tính ra giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế.
- Tiến hành quản lý chặt chẽ, kiểm soát các loại giá thành cho sản phẩm và đơn hàng sản xuất.
- Nếu có biến động về chi phí sẽ điều chỉnh giá thành sao cho phù hợp nhất.
2.2. Hạch toán các tài khoản kế toán
- Cần phải hạch toán các tài khoản có liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán được doanh nghiệp sử dụng.
- Cần phải đánh giá về khối lượng sản phẩm chưa hoàn chỉnh thật khoa học, từ đó làm căn cứ để hạch toán giá thành sản xuất đầy đủ, minh bạch.
2.3. Lập các báo cáo phân tích
Công việc của kế toán giá thành
- Cần phải lập bảng báo cáo, phân tích tổng hợp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng đơn (sau đó sẽ so sánh giá thành theo kế hoạch và giá thành thực tế có giống nhau hay không).
- Làm báo cáo công việc định kỳ cho công ty.
- Làm báo cáo hoạt động sản xuất, nhu cầu nguyên vật liệu và báo cáo sử dụng nguyên vật liệu, báo cáo tồn kho nhóm chi tiêu đơn hàng.
- Báo cáo về giá thành theo đơn hành và theo từng sản phẩm.
- Báo cáo lên cấp trên về chi phí sản xuất, báo cáo tính phân bổ, khấu hao tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, báo cáo tổng hợp, tiền lương và báo cáo chi phí chung.
- Làm báo cáo lên cấp trên về tình trạng đơn hàng.
2.4. Một số công việc khác
- Kế toán giá thành còn phải theo dõi số liệu về nguyên vật liệu và thành phẩm hàng ngày. Cập nhật liên tục phiếu xuất kho và đảm bảo số lượng, đơn giá, đơn đặt hàng chính xác.
- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề tiêu hao nguyên vật liệu và đảm bảo đúng định mức quy định của công ty.
- Cần phải hỗ trợ, hướng dẫn nhân viên có trách nhiệm liên quan đến nghiệp vụ và chi phí sản xuất hàng tồn kho.
- Cần phải phối hợp với kế toán tổng hợp để làm bảng phân tích và báo cáo tình tình lãi, lỗ của công ty.
- Tiến hành phân loại chứng từ cẩn thận và cất trữ chúng.
- Khảo sát giá của nguyên vật liệu thì phải phối hợp với bộ phận thu mua. Các mặt hàng thu mua cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý để tránh lãng phí.
3. Phân loại giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Giá thành và phương pháp tính giá thành sẽ được phân chia như sau:
3.1. Các loại giá thành sản phẩm
Giá thành phẩm được phân chia theo thời điểm tính và số liệu tính bao gồm:
- Giá thành kế hoạch
- Giá thành định mức
- Giá thành thực tế
- Phân chia theo phạm vi chi phí bao gồm:
- Giá thành sản xuất
- Giá thành tiêu thụ
3.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm được chia thành các loại như sau:
- Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Phương pháp phân bước
4. Điều kiện để ứng tuyển vị trí kế toán giá thành
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà họ sẽ có yêu cầu riêng với vị trí kế toán giá thành. Tuy nhiên, về cơ bản bạn vẫn phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Điều kiện ứng tuyển kế toán giá thành
- Có kiến thức chuyên môn về kế toán (Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng với bằng cấp kế toán) hoặc có các chứng chỉ kế toán liên quan.
- Nắm vững cách lập báo cáo kế toán, thống kê và tổng hợp các con số.
- Có kinh nghiệm trong việc sử dụng hệ thống quản trị ERP và các phần mềm kế toán khác như SIS MAC,…
- Là người có trách nhiệm trong công việc, luôn cẩn thận, tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi nhiệm vụ được giao.
- Cần phải trang bị thêm các kỹ năng mềm cho bản thân như: Khả năng chịu áp lực công việc, khả năng xử lý nhanh chóng tình huống phát sinh, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt,…
5. Những lưu ý khi làm kế toán giá thành tại các doanh nghiệp
Như đã nói, kế toán giá thành có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt vai trò của mình, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
- Cần phải tổng hợp đầy đủ, chi tiết chi phí có liên quan của từng bộ phận, căn cứ vào đó để tính toán về giá thành của nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất.
- Việc hạch toán, phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất cần phải thực hiện một cách chính xác và hợp lý.
- Cần phải chọn phương pháp tính giá thành hợp lý dựa vào sản phẩm và quy trình sản xuất của doanh nghiệp mình.
6. Mức lương của kế toán giá thành
Mức lương của kế toán giá thành là chủ đề được khá nhiều người thắc mắc, băn khoăn về mức lương có thể nhận. Vậy lương của kế toán giá thành có cao hay không? Bạn hãy cùng SIS tìm hiểu chi tiết hơn ở phần này nhé.
Mức lương của kế toán giá thành
Mức lương trung bình của kế toán giá thành khoảng 10,4 triệu đồng/tháng. Với những người có năng lực, kinh nghiệm và trình độ cao thì mức lương của họ còn có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng.
Lương của kế toán giá thành phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như: Kinh nghiệm, học lực, kỹ năng, kết quả công việc, môi trường,… Chính vì vậy, để nâng cao mức lương bạn cần liên tục trau dồi, nâng cấp bản thân hơn nữa.
Xem thêm: Các Hình Thức Ghi Sổ Kế Toán
7. Tìm việc kế toán giá thành ở đâu?
Hiện nay, với nhu cầu tuyển dụng kế toán giá thành nhiều, bạn cũng có nhiều cơ hội tìm được việc làm hơn. Để tìm việc hiệu quả, bạn có thể tham khảo các hình thức sau:
- Trang web việc làm online: Sử dụng các trang web việc làm trực tuyến như VietnamWorks, JobStreet, MyWork, CareerBuilder,.. để tìm kiếm các công việc kế toán giá thành.
- Trang web tuyển dụng của doanh nghiệp: Kiểm tra trực tiếp trang web tuyển dụng của các doanh nghiệp hoặc công ty mà bạn quan tâm. Nhiều công ty thường đăng tải thông tin về các vị trí tuyển dụng trên trang web của mình.
- Mạng xã hội: Tham gia các nhóm, cộng đồng trên mạng xã hội chuyên ngành kế toán trên LinkedIn, Facebook để cập nhật thông tin về việc làm và tìm hiểu về các cơ hội nghề nghiệp.
- Liên hệ trực tiếp với công ty: Gửi đơn xin việc và CV của bạn đến các công ty có nhu cầu tuyển dụng kế toán giá thành. Liên hệ trực tiếp qua email hoặc số điện thoại để thể hiện sự quan tâm của bạn.
- Tham gia sự kiện và hội thảo ngành nghề: Tham gia các sự kiện, hội thảo ngành nghề để mở rộng mạng lưới quan hệ và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
- Dịch vụ môi giới việc làm: Sử dụng dịch vụ môi giới việc làm, nơi mà các chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ bạn tìm kiếm và định hình nghề nghiệp theo mục tiêu của bạn.
8. Học kế toán giá thành ở đâu?
Để học kế toán giá thành, bạn có thể lựa chọn giữa các phương tiện học tập truyền thống và học tập trực tuyến. Dưới đây là một số lựa chọn phổ biến:
Học kế toán giá thành ở đâu?
- Trường Đại học và Cao đẳng: Nhiều trường Đại học và Cao đẳng có các chương trình học chuyên sâu về kế toán, trong đó có môn học về kế toán giá thành. Bạn có thể xem xét các chương trình tại các trường đại học chất lượng.
- Trung tâm đào tạo kế toán: Có nhiều trung tâm đào tạo chuyên nghiệp cung cấp các khóa học ngắn hạn hoặc chuyên sâu về kế toán giá thành. Điều này có thể là lựa chọn linh hoạt và nhanh chóng cho việc nâng cao kỹ năng của bạn.
- Học trực tuyến: Các nền tảng học trực tuyến như Coursera, Udemy, LinkedIn Learning, edX, cung cấp nhiều khóa học về kế toán giá thành. Bạn có thể tự học theo lịch trình linh hoạt của mình.
- Khóa đào tạo doanh nghiệp: Nhiều tổ chức doanh nghiệp cung cấp các khóa đào tạo nội bộ hoặc chương trình học kế toán giá thành để đào tạo nhân viên của họ. Nếu bạn đã làm việc trong một doanh nghiệp, hãy kiểm tra xem có chương trình nào được cung cấp không.
Kết luận
Kế toán giá thành là gì? Công việc của kế toán giá thành là gì? Nội dung trên đây SIS đã cung cấp khá chi tiết cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
phần mềm của SIS