Tự Chủ Tài Chính Là Gì

SIS software solutions
11/05/2024 08:09:44
156 lượt xem

tự chủ tài chính

Bạn có biết nhà nước đã ban hành điểm mới trong quy định tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công chưa?

Đúng như vậy, trước đây tại điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì nguồn tài chính của đơn vị không có sự phân chia giữa nguồn thu từ hoạt động thực hiện chính trị do Nhà nước giao và những hoạt động kinh doanh dịch vụ. Do vậy, Nghị ddingj 60/2021/NĐ-CP đã làm rõ nguồn thu của hoạt động sự nghiệp.

Để rõ hơn, các bạn tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về tự chủ tài chính là gì, mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công và những điểm mới trong quy định tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công.

Tự chủ tài chính là gì? Ý nghĩa của tự chủ?

Trước khi vào tự chủ tài chính là gì, chúng ta hãy tìm hiểu tự chủ có nghĩa là như thế nào.

Tự chủ là khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc, có quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cho những hành động của bản thân.

Tự chủ có ý nghĩa giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, không bị chi phối bởi những tác động bên ngoài, có khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng với môi trường xung quanh một cách linh hoạt.

Tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là quyền tự chủ, được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm cho các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình trong phạm vi mà pháp luật quy định.

Đơn vị sự nghiệp công là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Một số đơn vị sự nghiệp công có thể kể đến như: trường học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, bệnh viện, bảo tàng, viện nghiên cứu khoa học,...

Tự chủ tài chính trong tiếng Anh được dịch ra có nghĩa là: Financial autonomy.

tự chủ tài chính là gì

Một số vấn đề về cơ chế tự chủ tài chính

Những mục tiêu cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

  • Đầu tiên, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động, nguồn lực tài chính nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, để từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động; phát huy tối đa tính sáng tạo, năng động, xây dựng thương hiệu riêng cho đơn vị của mình.
  • Thứ hai, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ đối với xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội nhằm phát triển những hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
  • Thứ ba, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; đảm bảo cho những đối tượng chính sách - xã hội, đồng bảo dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định trở nên tốt hơn.

một số vấn đề về cơ chế tự chủ tài chính

Vai trò của tự chủ tài chính

Cơ chế tự chủ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đơn vị sự nghiệp nói riêng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung. Dưới đây là một số vai trò của tự chủ tài chính:

  • Đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính giúp đơn vị đó chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhờ vậy, nó đã góp phần phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, giúp từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
  • Thực hiện, cung cấp các dịch vụ đối với xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội giúp phát triển các hoạt động sự nghiệp.
  • Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càng phát triển; đảm bảo cho những đối tượng chính sách - xã hội, đồng bảo dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định trở nên tốt hơn.

vai trò của tự chủ tài chính

Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công

Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư

Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư cần đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  • Theo quy định tại điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên xác định phương án bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự đảm bảo chi đầu tư bằng hay lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.

Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định gồm các nguồn sau:

  • Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hỏa động sự nghiệp trong năm kế hoạch hay của bình quân 05 năm trước liền kề;
  • Số thu phí được để lại nhằm chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
  • Đơn vị cung cấp những dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách Nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định, có tích lũy dành chi đầu tư.

Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên

Đơn vị sự nghiệp công cần đáp ứng một trong các điều kiện sau để đảm bảo chi thường xuyên:

  • Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên được xác định theo phương án bằng hoặc lớn hơn 100%, chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí sẽ để lại chi theo quy định của ơhpas luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
  • Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hay đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp theo giá tính đủ chi phí và không bao gồm khấu hao tài sản cố định.

mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công

Đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên

Đối với việc đảm bảo một phần chi thường xuyên, theo quy định Điều 10 Nghị định 60/2021/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp công phải có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hay đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí, được phân loại như sau:

  • Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên; 
  • Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
  • Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên;

Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước tự đảm bảo chi thường xuyên

Những đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước tự bảo đảm chi thường xuyên gồm:

  • Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định dưới 10%.
  • Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp.

Những điểm mới trong quy định tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công

1. Đối với nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công:

Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã làm rõ nguồn thu hoạt động sự nghiệp bao gồm: thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu từ hoạt động liên doanh, liên kết với những tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công; thu từ cho thuê tài sản công.

2. Đối với tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết:

Về thỏa thuận trong Hợp đồng liên doanh, liên kết được phân chia kết quả hoạt động liên doanh, liên kết theo thỏa thuận sau:

  • Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, thì đơn vị sự nghiệp công tiến hành bổ sung toàn bộ kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết vào nguồn tài chính của đơn vị có hoạt động liên doanh, liên kết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hình thức liên doanh, liên kết thành lập pháp nhân mới thù khoản tiền thu được từ kết quả phân chia của hoạt động liên doanh, liên kết sau khi chi trả những chi phí lãi vay, chi phí thuê tài sản đem đi góp vốn (nếu có); phần thu nhập được chia còn lại của đơn vị sự nghiệp công được quản lý và sử dụng theo các đề án liên doanh, liên kết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

những điểm mới trong quy định tự chủ tài chính

Trên đây là những thông tin về tự chủ tài chính là gì, vai trò của tự chủ tài chính. Để thực hiện hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính, cần có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, từ việc hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực quản lý tài chính cho đội ngũ cán bộ của  đơn vị sự nghiệp công đến việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công về ý nghĩa và tầm quan trọng của tự chủ tài chính.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Lương net là gì
Lương net là gì? Bạn có nghĩ rằng mình đã hiểu tường tận về thuật ngữ “Lương Net” cũng như cách tính và đặc điểm của hình thức trả lương này hay...
Hệ số lương cơ bản
Căn cứ theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định từ ngày 01/07/2013, tất cả các doanh nghiệp (gồm Nhà nước và ngoài Nhà nước) sẽ...
Công Việc Của Kế Toán Công Nợ
Kế toán công nợ là gì? Vị trí này cần thực hiện công việc gì và vai trò của họ với doanh nghiệp ra sao? Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ...
Range Lương Là Gì
Bạn đã bao giờ đi phỏng vấn mà rơi vào tình huống khó xử khi bị nhà tuyển dụng trả một mức lương quá thấp so với năng lực của mình chưa? Hoặc bạn...
Top