Hoạt Động Tài Chính Là Gì

SIS software solutions
16/05/2024 08:28:01
177 lượt xem

hoạt động tài chính là gì

Bạn có biết, biến động giá cả, lãi suất và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến các doanh nghiệp không?

Đúng vậy, hoạt động tài chính ẩn chứa nhiều rủi ro đến hiệu quả, hoạt động của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gặp khủng hoảng kinh tế, quản lý dòng tiền hay hoạt động huy động vốn kém, có thể dẫn đến phá sản và tổn thất tài chính.

Dưới đây SIS Việt Nam sẽ giải thích cho bạn về hoạt động tài chính là gì? Các nguyên tắc thực hiện tài chính và những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tài chính. Nhằm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nắm rõ, có thể kiểm soát được các hoạt động liên quan đến tài chính.

1. Hoạt động tài chính là gì?

Hoạt động tài chính là các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng tiền và tài sản của một tổ chức hoặc cá nhân. Điều này bao gồm các hoạt động như quản lý tiền mặt, đầu tư, vay mượn, quản lý rủi ro tài chính và lập kế hoạch tài chính. Mục tiêu của hoạt động tài chính thường là tối ưu hóa lợi nhuận và tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Ví dụ: Công ty sản xuất đồ công nghệ ABC vay 10 tỷ VNĐ từ Ngân hàng DEF để mở rộng nhà máy nhằm phục vụ cho quy trình sản xuất của mình.

Hoạt động tài chính là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên tài chính có trình độ chuyên môn cao để thực hiện các hoạt động hiệu quả, trơn tru hơn

2. Vai trò của hoạt động tài chính

  •  Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp cần vốn để đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ...; mua hàng tồn kho như nguyên vật liệu, thành phẩm, ...; thanh toán chi phí nhân công, tiền điện nước, ... Hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn đầu tư, ... để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  •  Tạo ra lợi nhuận, thu nhập cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả thông qua các hoạt động đầu tư, quản lý chi phí, ... từ đó tạo ra lợi nhuận và thu nhập. 
  •  Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể quản lý rủi ro hiệu quả như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro thanh khoản, ... từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 

vai trò của hoạt động tài chính

3. Các yếu tố trong hoạt động tài chính

3.1. Hoạt động thu nợ và trả nợ

- Hoạt động thu nợ: 

  • Đây là quá trình thu tiền từ khách hàng hay đối tác kinh doanh đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ tổ chức, cá nhân đó.
  • Các biện pháp trong hoạt động này bao gồm phát hành hóa đơn, theo dõi, quản lý các khoản nợ và việc theo dõi các khoản thanh toán từ khách hàng.
  • Mục tiêu là tối đa hóa việc thu tiền mặt từ khách hàng mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh.

- Hoạt động trả nợ: 

  • Là quá trình thanh toán các khoản nợ mà tổ chức hoặc cá nhân nợ cho các nhà cung cấp hay các đối tác kinh doanh khác.
  • Bao gồm việc xác định thời điểm thanh toán, quản lý các hạn mức tín dụng và điều chỉnh các khoản nợ theo nhu cầu và khả năng thanh toán của tổ chức hoặc cá nhân.
  • Mục tiêu là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác cung cấp và quản lý tốt tình trạng tài chính của tổ chức hoặc cá nhân.

3.2. Hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn để mua tài sản, chứng khoán, ... với mục đích gia tăng lợi nhuận hoặc tạo ra dòng thu nhập trong tương lai. Các loại hình đầu tư phổ biến: 

  • Đầu tư tài sản cố định: Mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ... phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Đầu tư hàng tồn kho: Mua nguyên vật liệu, thành phẩm để sản xuất và bán hàng.
  • Đầu tư tài chính: Mua cổ phiếu, trái phiếu, ... để kiếm lợi nhuận từ biến động giá cả hoặc hưởng cổ tức, lãi suất.
  • Đầu tư bất động sản: Mua đất đai, nhà cửa, ... để bán kiếm lời hoặc cho thuê.

3.3. Hoạt động vay và cho vay

  • Hoạt động vay: Doanh nghiệp thường vay tiền từ các nguồn khác nhau như ngân hàng, tổ chức tín dụng hay định chế tài chính khác (bảo hiểm, chứng khoán,...) để cung cấp vốn hoặc tài trợ cho các dự án, mở rộng kinh doanh và quản lý dòng tiền.
  • Hoạt động cho vay: Là việc cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức cung cấp vốn cho người khác vay dưới dạng tiền hoặc tài sản với mục đích thu hồi vốn và hưởng lãi suất.

3.4. Hoạt động huy động vốn

Doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Đây là hoạt động tài chính dài hạn, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư và phát triển kinh doanh của mình.

các yếu tố trong hoạt động tài chính

4. Nguyên tắc thực hiện hoạt động tài chính

4.1. Dòng tiền - Huy động vốn

Doanh nghiệp sẽ gặp rào cản lớn nếu như tự giới hạn nguồn vốn của mình chỉ bằng vốn hiện có. Để tối ưu hóa lợi nhuận, thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng, doanh nghiệp cần huy động vốn để cho các mục đích kinh doanh, đầu tư hỗ trợ cho việc phát triển của doanh nghiệp.

Đối với dòng tiền, nó thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Để đảm bảo có thể cung cấp đủ nguồn tiền mặt cần thiết cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, cần phải dự báo dòng tiền và quản lý tiền mặt.

4.2. Luồng ra - vốn hoàn vốn

  • Luồng ra là tổng số tiền mà doanh nghiệp hay dự án chi tiêu để mua hàng, dịch vụ, thanh toán nợ, chi trả lương, tiền thuê mặt bằng và các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Vốn hoàn vốn là tỷ lệ giữa lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng của một dự án hoặc đầu tư so với số vốn ban đầu được đầu tư.

nguyên tắc thực hiện hoạt động tài chính

5. Tầm quan trọng của hoạt động tài chính trong quản lý tài sản của doanh nghiệp

  • Tài trợ cho hoạt động kinh doanh: Hoạt động tài chính cung cấp nguồn vốn cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, bao gồm mua sắm tài sản cố định, thanh toán lương, mua hàng hoặc nguyên liệu, và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Đánh giá và quản lý rủi ro tài chính: Hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá và quản lý rủi ro tài chính liên quan đến việc sử dụng vốn, chi phí vay và biến động thị trường để đảm bảo ổn định và bền vững trong dài hạn.
  • Tận dụng thị trường tài chính: Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ tài chính như chứng khoán, trái phiếu để huy động vốn và đầu tư, từ đó gia tăng lợi nhuận.
  • Duy trì tỷ lệ thanh khoản hợp lý: Hoạt động tài chính giúp doanh nghiệp duy trì tỷ lệ thanh khoản hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay nợ đúng hạn và tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ.

tầm quan trọng của hoạt động tài chính

6. Những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tài chính

6.1. Rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại tệ

  • Lãi suất biến động: Biến động lãi suất vay có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. Ví dụ, nếu lãi suất vay tăng, doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều chi phí hơn cho các khoản vay, dẫn đến lợi nhuận giảm.
  • Rủi ro tỷ giá hối đoái: Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch quốc tế. Ví dụ, nếu tỷ giá USD/VND giảm, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được ít tiền Việt Nam hơn khi bán USD, dẫn đến lợi nhuận giảm.

6.2. Rủi ro về thanh khoản:

 Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay nợ đúng hạn do thiếu hụt dòng tiền hoặc do các yếu tố khách quan như khủng hoảng kinh tế. Điều này có thể dẫn đến vỡ nợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp. Hay doanh nghiệp khó bán tài sản khi cần thiết để thu hồi vốn do biến động thị trường hoặc do thiếu người mua. Điều này dẫn đến ảnh hưởng khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tài chính

6.3. Rủi ro về tài sản thế chấp

Doanh nghiệp có thể đặt tài sản thế chấp cho vốn vay của mình. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ, các tài sản được thế chấp trước đó có thể bị tịch thu bởi các tổ chức tài chính.

6.4. Rủi ro về tín dụng

 Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi cho vay tín dụng nếu khách hàng không thanh toán khoản vay đúng hạn. Điều này có thể dẫn đến tổn thất tài chính cho doanh nghiệp.

Để giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý tài sản, theo dõi các biến động về dòng tiền, quản lý dòng tiền một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm quản trị Tài chính - Kế toán. Phần mềm này có các tính năng vượt trội như:

  • Cảnh báo Hạn mức thanh toán của khách hàng.
  • Dự báo dòng tiền.
  • Kế toán thuế và Báo cáo tài chính theo chuẩn mực.
  • Kế toán tổng hợp: Kế toán vốn bằng tiền, mua hàng và phải trả, bán hàng và phải thu,...
  • Hỗ trợ đa tiền tệ.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ nội dung về hoạt động tài chính là gì, các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chiến lược tài chính hiệu quả để huy động vốn hợp lý, sử dụng vốn hiệu quả và trả nợ đúng hạn.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Công Việc Của Kế Toán Bán Hàng
Kế toán bán hàng không phải là thuật ngữ xa lạ với người hoạt động trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, với những người mới “chân ướt chân ráo” vào...
Công Việc, Nhiệm Vụ, Vai Trò Của Kế Toán Tiền Mặt
Kế toán tiền mặt nắm giữ vai trò rất quan trọng với hầu hết các công ty, doanh nghiệp nhất là trong tình hình thị trường kinh doanh phức tạp, quản lý tài...
Sao Kê Lương Là Gì
Bạn đang cần sao kê lương để xin Visa đi du lịch? Vay vốn ngân hàng? Giải quyết tranh chấp? Hoặc đơn giản là để theo dõi thu nhập chi tiêu? Nhưng bạn có...
Các Chỉ Số Tài Chính
Bạn có biết việc nhập nhầm hoặc sai dữ liệu về các chỉ số tài chính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể  đưa ra quyết định đầu tư...
Top