PNL Là Gì

SIS software solutions
16/07/2025 11:29:39
23 lượt xem

pnl là gì

Doanh nghiệp của bạn đang thực sự lãi bao nhiêu sau mỗi tháng hoạt động?

Liệu bạn có đang chi quá nhiều cho vận hành mà không nhận ra?

Bạn đã từng nghe đến PNL nhưng vẫn chưa rõ PNL là gì và tại sao mọi doanh nghiệp đều cần nó?

Báo cáo PNL - viết tắt của Profit and Loss Statement - chính là công cụ giúp bạn nhìn rõ lãi, lỗ, và hiệu quả thực sự của doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Hiểu đúng PNL không chỉ giúp bạn kiểm soát chi phí mà còn là nền tảng để ra quyết định thông minh, tăng lợi nhuận và đưa ra chiến lược dài hạn.

1. PNL là gì?

PNL được viết tắt của từ Profit and Loss Statement, dịch ra tiếng Việt là Báo cáo kết quả kinh doanh, là một báo cáo tài chính quan trọng, thường được sử dụng trong kinh doanh để tóm tắt doanh thu, chi phí và lợi nhuận ròng (hoặc thua lỗ) của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là quý hoặc năm.

Công thức tính PNL như sau:

Báo cáo kết quả kinh doanh = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (Bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp).

Nhìn vào báo cáo, doanh nghiệp có thể xác định được tình hình hoạt động kinh doanh của mình đang ở ngưỡng nào, nếu PNL dương thì có nghĩa là doanh nghiệp đang có lãi, còn nếu PNL âm thì doanh nghiệp đang lỗ. 

Ví dụ về PNL:

Mục

Số tiền (VNĐ)

Doanh thu

2.000.000.000

Chi phí bán hàng

600.000.000

Chi phí quản lý

250.000.000

Lợi nhuận trước thuế

1.150.000.000

Thuế TNDN

230.000.000

Lợi nhuận sau thuế

920.000.000

=> Như vậy, doanh nghiệp có lãi 920.000.000 VNĐ.

2. Vai trò của PNL đối với hoạt động kinh doanh:

Dựa vào PNL, ban lãnh đạo có thể nhìn vào hiệu quả tài chính và hoạt động của doanh nghiệp một góc nhìn tổng quan, nhằm đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình. Dưới đây là những vai trò chính của PNL:

Đánh giá hiệu quả kinh doanh: PNL cho thấy doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu lợi nhuận hoặc thua lỗ trong khoảng thời gian nhất định, từ đó ban lãnh đạo xác định được liệu doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hay gặp khó khăn tài chính. Nếu lợi nhuận ròng liên tục âm, doanh nghiệp có thể cần xem xét lại chiến lược kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí.

Hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng: Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp dữ liệu để nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược, như mở rộng kinh doanh, đầu tư vào sản phẩm mới,...

Theo dõi và kiểm soát chi phí: PNL phân tích chi tiết các khoản chi phí như sản xuất, vận hành, nhân sự, thuế,... giúp doanh nghiệp nhận biết các khoản chi không cần thiết hoặc kém hiệu quả. Chẳng hạn, nếu chi phí vận hành chiếm tỷ lệ lớn so với doanh thu, doanh nghiệp có thể tìm cách tối ưu hóa quy trình để giảm chi phí.

Đo lường hiệu quả chiến lược kinh doanh: PNL giúp đánh giá hiệu quả của các chiến lược hoặc dự án cụ thể. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đầu tư vào một sản phẩm mới, PNL sẽ cho biết sản phẩm đó có mang lại lợi nhuận hay không. Đồng thời, giúp hỗ trợ so sánh hiệu suất giữa các kỳ hoặc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

vai trò của pnl trong hoạt động kinh doanh

3. Những thành phần cơ bản trong PNL:

Báo cáo PNL bao gồm những thành phần cơ bản sau đây, nhằm phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể, cụ thể:

  • Doanh thu: Gồm doanh thu thuần và doanh thu khác. Đây là tổng số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh chính, như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc các nguồn thu khác (lãi đầu tư, cho thuê tài sản,...).
  • Giá vốn hàng bán: Đây là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ được bán, gồm nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (như nhà xưởng, máy móc,...). Tuy nhiên, giá vốn hàng bán sẽ không bao gồm chi phí vận hành hoặc quản lý.
  • Lợi nhuận gộp: Sẽ được thể hiện bằng số tiền còn lại sau khi trừ chi phí trực tiếp, sử dụng để chi trả các chi phí khác và tạo lợi nhuận, lợi nhuận gộp sẽ được tính bằng lấy Doanh thu thuần trừ đi Giá vốn hàng bán.
  • Chi phí hoạt động: Gồm các chi phí liên quan đến việc duy trì và vận hành doanh nghiệp như chi phí bán hàng (quảng cáo, marketing,...), chi phí quản lý (lương nhân viên, thuê văn phòng, tiện ích,...) và các chi phí khác. Chi phí hoạt động được chia thành chi phí cố định (không đổi theo sản lượng) và chi phí biến đổi (thay đổi theo sản lượng).
  • Lợi nhuận hoạt động: Thể hiện lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính trước khi tính đến các chi phí tài chính và thuế. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng Lợi nhuận gộp trừ đi Chi phí hoạt động.
  • Chi phí tài chính: Chi phí này sẽ liên quan đến vay vốn, như lãi ngân hàng hoặc chi phí phát hành trái phiếu. Tuy nhiên sẽ không bao gồm trong chi phí hoạt động vì sẽ liên quan đến các doanh nghiệp tài trợ vốn.
  • Lợi nhuận trước thuế: Đây là lợi nhuận trước khi nộp thuế thu nhập của doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là khoản thuế phải nộp dựa trên lợi nhuận và theo quy định của pháp luật.
  • Lợi nhuận ròng: Là con số cuối cùng, thể hiện lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp đạt được sau khi trừ tất cả các chi phí.

những thành phần cơ bản trong pnl

4. Các phương pháp lập báo cáo PNL:

4.1. Phương pháp đơn bước:

Phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ và các ngành kinh doanh nhỏ lẻ. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ lập, dễ hiểu bởi không cần phân tích chi tiết. Tuy nhiên, sẽ bị thiếu những danh mục quan trọng, không thể hiện rõ lợi nhuận gộp hoặc lợi nhuận hoạt động.

Công thức tính thu nhập ròng:

Thu nhập ròng = (Tổng doanh thu + Thu nhập khác ) - Tổng chi phí ( Bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí tài chính, thuế,...)

Ví dụ:

Bạn A kinh doanh túi xách, doanh thu 03 tháng của bạn khoảng 150.000.000 VNĐ, chi phí nhập hàng tổng 50.000.000 VNĐ, chi phí bọc hàng hóa tổng 5.000.000 VNĐ, chi phí thuê nhân viên tổng 30.000.000 VNĐ. Vậy lợi nhuận ròng tính như sau:

Thu nhập ròng = 150.000.000 - (50.000.000 + 5.000.000 + 30.000.000) = 65.000.000 VNĐ.

=> Vậy tổng lãi của bạn A rơi vào 65.000.000 VNĐ.

4.2. Phương pháp đa bước:

Ngược lại với phương pháp đơn bước, phương pháp đa bước sẽ chia quá trình tính toán thành nhiều bước để hiển thị các mức lợi nhuận khác nhau (lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng). 

Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp thông tin chi tiết, giúp phân tích hiệu quả của từng giai đoạn kinh doanh, đặc biệt hữu ích cho việc ra quyết định quản lý và thu hút nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này khá phức tạp, đòi hỏi dữ liệu chi tiết và trình độ kế toán cao hơn.

Để tính PNL ở phương pháp này, ta làm theo 03 bước sau:

Bước 1: Tính tổng lợi nhuận gộp

Bước 2: Tính tổng thu nhập

Bước 3: Tính thu nhập ròng

Phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, công ty niêm yết hoặc khi cần báo cáo tài chính chi tiết theo chuẩn mực kế toán.

Nhằm tối ưu hóa cho hoạt động kinh doanh, tính toán chi phí lãi lỗ chi tiết, đầy đủ, bảng kê so sánh giữa 2 hoặc nhiều kỳ, thống kê lợi nhuận ròng chính xác theo thời gian thực, phần mềm SIS ERP xin giới thiệu quý khách hàng phân hệ Quản lý tài chính kế toán, với các ưu điểm vượt trội sau đây:

  • Tự động theo dõi thu nhập và chi phí kinh doanh.
  • Sắp xếp thông tin tài chính.
  • Tự động hóa các công việc kế toán, loại bỏ việc nhập dữ liệu thủ công.
  • Sẵn sàng nộp báo cáo thuế.
  • Báo cáo tài chính được tổng hợp đầy đủ, trực quan.
  • Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng mà doanh nghiệp đang dùng.
  • Cho phép làm việc trên một hoặc nhiều dữ liệu đơn vị bằng một cú nhấp chuột

các phương pháp lập báo cáo pnl

Và nhiều tính năng hơn thế nữa, để tìm hiểu chi tiết hơn, Quý khách hàng hãy nhấp tại đây, SIS sẽ liên hệ, tư vấn và cài demo miễn phí, không mất bất kỳ một khoản phí nào, thao tác thực hiện nhanh chóng, tiện lợi.

Nhìn chung, hiểu rõ PNL là gì và cách đọc báo cáo lãi lỗ chính là bước đầu tiên để doanh nghiệp vận hành hiệu quả và phát triển bền vững. Đừng chỉ nhìn vào doanh thu - hãy nhìn vào toàn cảnh chi phí, lợi nhuận và khả năng sinh lời để đưa ra quyết định đúng đắn. Một báo cáo PNL rõ ràng không chỉ giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính mà còn là vũ khí chiến lược để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh trong bất kỳ giai đoạn nào.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Onboarding là gì
Theo khảo sát của Gallup, có đến 88% nhân viên cho rằng doanh nghiệp không thực sự có một quy trình onboarding hiệu quả. Và cũng chính vì vậy, gần 30% nhân viên...
OKR là gì
Theo thống kê từ Mooncamp, có tới 100% các công ty đang áp dụng phương pháp OKR để thúc đẩy chiến lược kinh doanh của mình, đối với 75% doanh nghiệp đang sử...
Chiến Lược Đại Dương Xanh Là Gì
“Đừng cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, hãy tạo ra một thị trường không có cạnh tranh” - Trích trong cuốn sách Chiến lược đại dương...
Mục tiêu SMART là gì
Bạn có biết, trong số 20% số người đặt mục tiêu, thì 70% lại không đạt được mục tiêu. Vậy đâu là nguyên nhân? Thiếu rõ ràng: Mục tiêu đặt ra không...
Top