20/08/2024 10:27:38
Sự thật về hệ thống ERP và những lợi ích không ngờ
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning System) đã trở thành một phần không thể thiếu trong quản lý doanh nghiệp.
Mỗi phần mềm ERP luôn bao gồm một số yêu cầu cơ bản riêng cần phải có trong hệ thống phần mềm ERP. Các yêu cầu chức năng trong hệ thống quản lý ERP được xem như là những lợi ích và trải nghiệm mà một phần mềm ERP cung cấp cho người dùng.
Hệ thống ERP là gì?
Hệ thống ERP là giải pháp phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp, cung cấp nền tảng tích hợp để quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh của một công ty. Các giải pháp ERP giúp tập trung các quy trình và dữ liệu của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, như kế toán, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý kho, tiếp thị và bán hàng.
Các Modules hệ thống ERP
Tính tập trung
Thông quá các module tập trung, người dùng có thể quản lý các công việc mà không cần chuyển đổi ứng dụng và màn hình. Tất cả các thông tin cần thiết cho việc hoạt động nhất định sẽ được lưu trữ vào chung một hệ thống
Cơ sở dữ liệu của phần mềm ERP
Hệ thống ERP dựa trên cơ sở dữ liệu trung tâm mà thông tin được thu thập lại từ các ứng dụng. Qua đó, người dùng sẽ được cung cấp những nguồn thông tin tin cậy, đảm bảo tất cả các bộ phận và nhóm làm việc theo cùng một bộ thông tin.
Sự tích hợp
Các ứng dụng ERP được tích hợp toàn diện và làm việc liền mạch cùng nhau cho nên người dùng có thể theo dõi xuyên suốt. Điều này còn có nghĩa là các ứng dụng có khả năng chia sẻ thông tin tự do với nhau trong khoảng thời gian thực. ERP hoạt động giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự dư thừa trong hệ thống và cung cấp thông tin cập nhập liên tục.
Tính toán
Các phần mềm ERP xuất phát từ nhu cầu kết hợp các chức năng sản xuất và hỗ trợ văn phòng. Vấn đề tính toán là một trong những quy trình của bộ phận văn phòng và từ lâu đã trở thành chức năng chính của phần mềm ERP. Công cụ tính toán sẽ hỗ trợ quản lý tài khoản cần thu, cần trả và chức năng sổ cái chung để kiểm soát tài chính. Ngoài ra, phần mềm tài chính sẽ hỗ trợ thêm các chức năng như là tính toán tiền lương cho nhân viên, theo dõi thời gian và báo cáo thuế.
Tuy nhiên, khi sáp nhập vào cùng hệ thống ERP, cơ chế hoạt động của phần mềm hỗ trợ tính toán cũng sẽ có một chút khác biệt. Lúc ấy, các cơ sở dữ liệu trên ERP tự động cung cấp module tính toán với dữ liệu từ các quy trình trên toàn công ty. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể giảm thiểu số lượng nhân viên cần cho việc thu thập các thông tin tài chính và những lỗi nhập thừa thông tin. Quan trọng hơn là các nhóm bộ phận liên quan sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài những Modul chức năng hệ thống, chúng ta cũng cần tìm hiểu đến những chức năng cụ thể của giải pháp phần mềm ERP mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Chức năng đầu tiên của hệ thống erp là Modul KẾ TOÁN TÀI CHÍNH - trái tim của phần mềm ERP sme
Phân hệ này có thể tập hợp các dữ liệu tài chính từ mọi bộ phận trong tổ chức của bạn để giúp bạn có cái nhìn tổng thể về hoạt động của tổ chức. Phân hệ tài chính xử lý tổng thể việc quản trị kế toán (bao gồm sổ cái và các khoản phải thu, phải trả), mua hàng, và thanh toán.
Ngoài ra phân hệ cũng bao gồm cả hoạch định ngân sách ( lập kế hoạch), dự báo và quản lý tài sản.
Để sử dụng nó một cách hiệu quả, người dùng chủ động khai thác báo cáo sử dụng dữ liệu thời gian thực. Những báo cáo này đảm bảo dễ hiểu và thể hiện dữ liệu cho các nhân viên khác nhau trong doanh nghiệp cùng sử dụng; Giám đốc tài chính (CFO) cần một cái nhìn chắc chắn về dữ liệu tài chính và điều này không nhất thiết giống với cái nhìn mà Kế toán trưởng yêu cầu.
Các báo cáo có thể sử dụng đa dạng như sổ cái, bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính quý. Ngoài ra giải pháp ERP sme có thể xuất dữ liệu để phân tích dưới dạng các nhân viên đều có thể sử dụng, như Microsoft Excel.
Xem thêm các bài viết mới nhất của S.I.S Việt Nam:
POS - Bán lẻ trên SIS ERP SME 2023 mạnh mẽ và đơn giản
SIS ERP SME kết nối trực tiếp với sàn thương mại điện tử
Triển khai dự án phần mềm quản trị kho thông minh tại nhà máy sản xuất - Công ty Nitori Việt Nam
Các chức năng còn lại của hệ thống ERP, giúp quản lý doanh nghiệp tốt hơn
Chức năng Sản xuất
Trước khi phần mềm ERP được thiếp lập, thì các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm MRP (hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất). Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhận thấy rằng họ cần sư hỗ trợ cho hoạt động trong bộ phận văn phòng, hành chính. Khi các công cu hỗ trợ bộ phận văn phòng được thêm vào MRP, thì các công cụ ấy trở nên khá giống với hệ thống ERP ở thị trường hiện tại. Chức năng sản xuất giúp doanh nghiệp quản lý sự phát triển sản phẩm và sự sản xuất. Qua đó, người dùng có khả năng quản lý nguồn lực, tài chính và khu vực sản xuất trong doanh nghiệp. Hệ thống sản xuất sẽ hỗ trợ nhà doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch, thời gian biểu, ngân sách và quản lý vật liệu. Thêm vào đó, có rất nhiều giải pháp sản xuất được dựa trên công cụ quản lý dự án để theo dõi thiết kế lặp. Hơn thế nữa, các công cụ này còn phối hợp chặt chẽ với nhau để hợp lý quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Từ đó, các nhóm làm việc sẽ có thêm thời gian và nguồn lực để tận tâm tạo nên sản phẩm, tránh các lỗi sai.
Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự cũng là một chức năng hỗ trợ hiện đại khác trong ERP dành cho bộ phận văn phòng, tài chính. Hệ thống ERP bao gồm tất cả các chức năng về nhân sự của từng nhân viên trong thời gian làm việc ở doanh nghiệp. Trong đó, một trong những chức năng đặc biệt của ERP là theo dõi các ứng cử viên. Với phần mềm này, người dùng có thể theo dõi các nhân viên tiềm năng trong quá trình tuyển dụng. Và giúp bộ phận nhân sự chọn ra ứng cứ tốt nhất dựa vào những tiêu chí đã đề ra trước .
Chức năng HR cũng gói gọn quá trình đào tạo quá nhân viên mới và lợi ích quản trị. Thêm vào đó, chức năng này cũng bao gồm cả quản lý đào tạo, bảng lương và hiệu suất công việc. Quản lý hiệu suất công việc được hỗ trợ một phần bằng công cụ báo cáo và phân tích. Nhờ cơ sở dữ liệu ERP, mọi ứng dụng trong hệ thống lấy dữ liệu của doanh nghiệp đều được đưa vào trong cùng một nguồn. Qua đó, doanh nghiệp có thể nhận biết mô hình trong thực tiễn và hiệu suất công việc.
Quản lý mối quan hệ với khách hàng
Một mối quan hệ bền vững với khách hàng là nền tảng cho mọi các chức năng khác trong doanh nghiệp. Các công cụ quản lý khách hàng giúp thúc đẩy các mối quan hệ dễ dàng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, chức năng CRM giúp doanh nghiệp theo dõi các chiến dịch, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và duy trì thông tin khách hàng. Mặc dù có rất nhiều phần mềm độc lập có thể làm được những công việc kia, nhưng chức năng tích hợp CRM có thể biến đổi doanh nghiệp của bạn.
Nếu không có sự tích hợp toàn diện của CRM, doanh nghiệp có thể phải nhập dữ liệu khách hàng vào tất cả các ứng dụng một cách riêng biệt. Điều này không chỉ lãng phí thời gian mà còn nảy sinh ra rất nhiều vấn đề. Hơn thế nữa, doanh nghiệp sẽ không thể thu thập được toàn bộ dữ liệu của khách hàng. Ví dụ như, khi các bộ phận muốn tìm kiếm lịch sử mua hàng và thông tin thanh toán thì sẽ phải xem ở những nguồn tách biệt. Do đó, thay vì giải quyết các vấn đề ở hệ thống hiện tại thì doanh nghiệp có thể thiết lập hệ thống CRM có chức năng tích hợp.
CRM là một phần của Hệ thống ERP và cung cấp dữ liệu khách hàng trong cùng một nơi. Nhờ đó, người dùng có thể tìm kiếm dữ liệu khách hàng nhanh hơn khi cần vận chuyển hàng, thanh toán và cho mục đích tiếp thị.
Quản lý hàng tồn kho
Bởi vì hệ thống ERP chủ yếu nhằm vào việc quản lý hàng hóa, nên chức năng quản lý hàng tồn kho đóng một vai trò lớn trong hệ thống. Giải pháp này cho phép người dùng có nhiều quyền kiểm soát hơn và có khả năng hiển thị sự trữ hàng vượt mức. Hơn nữa, phần mềm quản lý hàng tồn kho sẽ trao đổi dữ liệu với hồ sơ lưu trữ sản xuất, phân phối, bán hàng và khách hàng. Điều này mang lại tầm nhìn rõ hơn cho người dùng về chuỗi cung ứng và giúp họ dự đoán trước các vấn đề như là giao hàng trễ do mức hàng tồn kho thấp một cách chính xác hơn. Phần mềm quản lý hàng tồn kho cũng có thể dự báo nhu cầu khách hàng với sự trợ giúp của các công cụ phân tích. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định các chiến thuật bán hàng tốt nhất cho các sản phẩm nhất định trong năm. Và cũng giống như các module ở trên, chức năng quản lý hàng tồn kho sẽ hoạt đông tốt nhất khi là một phần của ERP đa chức năng.
Phân phối
Công việc phân phối bao gồm các quy trình để doanh nghiệp đưa một sản phẩm kinh doanh từ kho đến đích cuối cùng. Giống như với quản lý hàng tồn kho, lợi ích phân phối từ các chức năng Hệ thống ERP khác mà phần mềm tích hợp cùng. Công cụ phân phối quản lý các chức năng như mua hàng, thực hiện đơn hàng, theo dõi đơn hàng và hỗ trợ khách hàng. Việc tích hợp dữ liệu quản lý hàng tồn kho có vai trò đặc biệt hữu ích trong các hoạt động này, vì nó cung cấp cho người dùng cái nhìn sâu sắc về nơi của sản phẩm và số lượng có sẵn.
Ngoài ra, dữ liệu CRM cũng rất hữu ích trong quá trình phân phối. Các công cụ này cung cấp cho người dùng về thông tin thanh toán và danh sách khách hàng ưu tiên. Vì vậy, doanh nghiệp có khả năng đảm bảo được sự chú ý đầu tiên cho khách hàng quan trọng.
Quản lý chất lượng
Các doanh nghiệp sản xuất luôn phải tuân thủ yêu cầu kiểm định chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho, bởi đây là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra. Tất cả các sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm trước khi được xuất bán ra thị trường cũng đều phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt. Modul Quản lý chất lượng Cung cấp cho người dùng những công cụ hữu hiệu để kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp.
Tính năng cơ bản và quan trọng trong Modul Quản lý chất lượng giúp: Định nghĩa và phân nhóm các yếu tố kiểm tra chất lượng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đầu vào NVL, Bán thành phẩm, Thành phẩm bán ra
Khai báo quy cách chất lượng, Thu thập dữ liệu kiểm tra chất lượng.
Kiểm tra chất lượng theo nhiều dạng thống kê và phân tích. Thực hiện kiểm tra chất lượng cho các nguyên vật liệu từ nhiều nguồn: mua ngoài, thành phẩm nhập kho,bán thành phẩm trong sản xuất, v.v.
Thực hiện nhập kho những sản phẩm đã được kiểm tra chất lượng.
Hỗ trợ thu thập những sản phẩm đã kiểm tra phải đem đi tái chế để kiểm tra chất lượng lại.
Thiết lập các chứng từ kiểm tra mẫu, thử nghiệm, chọn mẫu từ các chứng từ phát sinh thực tế.
Và cập nhật lên hệ Báo cáo, phân tích, thống kê.
Giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh
Giải pháp kinh doanh thông minh (BI) cung cấp người dùng với các công cụ cần thiết để tận dụng dữ liệu mà hệ thống ERP của doanh nghiệp đã xử lý. Chức năng BI thu thập dữ liệu từ khắp phần mềm ERP và phân tích thông tin để cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về quy trình kinh doanh của bạn. Công cụ phân tích có thể đưa ra chi tiết các biểu mẫu trong hoạt động, khám phá ra những hoạt động tích cực và tiêu cực. Công cụ này cũng có thể dự đoán tình hình trong tương lai để doanh nghiệp có thể nắm bắt các vấn đề sắp xảy ra.
BI còn sử dụng các công cụ báo cáo để truyền tải dữ liệu đến người dùng. Các công cụ cơ bản có thể cung cấp các bảng mẫu, tuy nhiên, còn nhiều tùy chọn cao cấp hơn cung cấp bảng điều khiển tùy chỉnh, biểu đồ và trực quan hóa dữ liệu khác. Báo cáo còn cho phép các nhà lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định về kinh doanh có chiến lược hơn dựa trên dữ liệu và các sự kiện thưc tế.
Phân hệ phân tích kinh doanh thông minh (BI) cung cấp các phân tích giúp các dữ liệu của bạn trở nên có ý nghĩa. BI có thể đem lại cho bạn cái nhìn sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp qua tất cả các bộ phận và tích hợp với những ứng dụng kinh doanh khác của doanh nghiệp như quản trị quan hệ khách hàng (CRM).
Điều này sẽ đem lại cho bạn cái nhìn thống nhất về tài chính, nhân sự, bán hàng, marketing và nhiều hơn nữa, tùy thuộc vào ứng dụng mà bạn đang sử dụng. Một phân hệ BI cần hoạt động theo thời gian thực và nó nên cung cấp những cách nhìn được cá nhân hóa dựa trên vai trò của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
Các báo cáo nên linh hoạt để bạn có thể thêm những trường mới khi bạn cần và tạo ra các công thức tùy chỉnh. Bạn cũng cần có khả năng sử dụng đồ thị và biểu đồ, đào sâu (drill-down) vào các báo cáo, sắp xếp, lọc và định dạng dữ liệu.
Phân hệ này cũng nên có khả năng tìm kiếm và hỗ trợ kết xuất ra các loại tài liệu đa dạng như Microsoft Word, Excel, PowerPoint và Adobe PDF. Để đạt hiệu quả nhất, bạn nên tích hợp phân hệ BI với công cụ BI của nhà cung cấp thứ ba
Tóm lại, hệ thống ERP có thể giúp nhà lãnh đạo đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới nhưng chỉ khi các nhà doanh nghiệp dành thời gian để lựa chọn giải pháp cho mình một cách hiệu quả nhất.
Phần mềm kế toán quản trị SIS ERP hỗ trợ tác nghiệp hầu hết đến các bộ phận với các phân hệ cơ bản sau:
Quản lý khách hàng ( CRM)
- Ghi nhận thông tin và xác nhận nhu cầu khách hàng
- Quản lý giao dịch và Chăm sóc khách hàng: hệ thống tự động lọc dữ liệu theo các tiêu chí được cài đặt sẵn sau đó hệ thống tự động gửi email, SMS (tin nhắn điện thoại, zalo) nhắc khách hàng đến hạn sử dụng dịch vụ, chúc mừng sinh nhật, thông báo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới, chính sách giảm giá, khuyến mãi
- Kết nối với hệ thống tổng đài, gửi email tự động thông tin dịch vụ, chính sách tới khách hàng theo data khách hàng được lựa chọn
- Báo cáo tình trạng các chương trình MKT, chăm sóc khách hàng theo nhiều chiều
Quản lý bán hàng
- Nhận và quản lý đặt hàng, yêu cầu mua hàng kết nối trực tiếp data các Sàn giao dịch điện tử.
- Quản lý và theo dõi tình trạng đơn hàng/hợp đồng đặt hàng
- Theo dõi công nợ khách hàng thanh toán trực tiếp, qua shiper, lập báo cáo doanh thu theo thời gian, đơn hàng, khu vực …
- Lập và quản lý báo giá, đơn hàng, hợp đồng.
- Quản lý và theo dõi tình trạng đơn hàng/hợp đồng bán
- Quản lý công nợ khách hàng, lập báo cáo bán hàng…
- Theo dõi công nợ nhà cung cấp, lập báo cáo bán hàng….
Chức năng của hệ thống erp trong doanh nghiệp - Quản lý bán lẻ , chuối bán lẻ (POS)
- Quản lý bán hàng tại các quầy hàng theo phiên (ca)
- Thiết lập và quản lý chính sách bán lẻ
- Gộp, lập và tự động hạch toán các hóa đơn bán lẻ…
Quản lý mua hàng
- Lập và quản lý kế hoạch mua hàng, yêu cầu mua hàng.
- Quản lý và theo dõi tình trạng đơn hàng/hợp đồng mua
- Theo dõi công nợ nhà cung cấp, lập báo cáo mua hàng…
Quản lý kho kho hàng
- Quản lý nhập – xuất – tồn kho (tổng hơp, chi tiết...)
- Quản lý kho theo nhiều tiêu thức (lô, hạn sử dụng, vị trí…).
- Lập và quản lý toàn bộ hoạt động nhập, xuất, tồn, kiểm kê chi tiết theo kho, kệ hàng kết hợp thiết bị quyết mã vạch ( QR code)
- Tự động tính toán tồn kho hiệu quả
- Cảnh báo tồn kho tối thiểu ra thông báo tự động đến quản lý kho phục vụ công tác sắp xếp hàng tồn kho hiệu quả
- Theo dõi chi tiết, tổng hợp giá vốn hàng tồn kho
Quản lý sản xuất – sản phẩm
- Đăng ký và quản lý định mức vật tư (BOM)
- Cập nhật và Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất. Hoạch định nhu cầu vật tư.
- Thống kế sản lượng, theo dõi tiến độ sản xuất
- Kiểm soát công suất, tiêu hao vật tư sản xuất, chất lượng sản phẩm
- Đánh giá hiệu quả sản xuất, hỗ trợ dữ liệu tính giá thành sản phẩm chính xác, …
- Quản lý tình trạng sản phẩm, lô hạn sử dụng
- Quản lý số lượng sản phẩm chi tiết từng kho, vùng, đại lý, kênh phân phối .
- Quản lý chi tiết doanh thu, chi phí lãi, lỗ trên từng đơn vị sản phẩm
Quản lý chất lượng
- Cung cấp hệ thống các phiếu cập nhật kiểm tra chất lượng đầu vào
- Thực hiện quá trình giám sát số lượng, thành phần và tỷ lệ đầu vào theo tiêu chuẩn
- Đo lường và tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng theo giai đoạn yêu cầu trong toàn bộ quy trình hoạt động sản xuất sản phẩm
Chức năng của giải pháp erp - Quản lý Tài chính - Kế toán
- Kế toán vốn bằng tiền (tiền đang chuyển, tiền mặt, tiền ngân hàng, tiền vay,…)
- Kế toán mua hàng
- Kế toán bán hàng
- Kế toán kho hàng, vật tư
- Kế toán tài sản, CCDC
- Kế toán giá thành
- Kế toán thuế, tiền lương
- Kế toán tổng hợp
Quản lý nhân sự - tiền lương
- Tuyển dụng, đào tạo nhân sự.
- Quản lý hồ sơ nhân viên và biến động nhân sự.
- Chấm công, Tính lương, BHXH, thuế thu nhập, …
- Quản lý cấp phát đồng phục, Đánh giá nhân viên (KPI)
Quản trị Hợp đồng – Dự án
- Lập, theo dõi và quản trị dự án và thực hiện dự án
- Quản lý hợp đồng thuộc dự án
- Quản lý công việc phát sinh theo từng hạng mục, tiến độ của Hợp đồng( gói thầu trong dự an).
- Cảnh báo tiến độ thực hiện dự án
- Báo cáo tổng hợp dự án nhiều chiều ( doanh thu, chi phí, nhân sự thực hiện, tiên độ, bù thiếu thừa, các công việc phát sinh và timeline cụ thể)
Quản lý máy móc, thiết bị, tài sản
- Đăng ký và theo dõi danh mục máy móc, thiết bị tài sản cố định.
- Quản lý hồ sơ máy móc, thiết bị tài sản cố định.
- Quản lý nhật ký, nhật trình vận hành máy móc, thiết bị ,TSCĐ
- Lập và khai báo kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
- Dự trù vật tư thay thế cho các kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
- Khai báo và theo dõi cảnh báo bảo dưỡng máy móc, thiết bị định kỳ
- Quản lý hoạt động bảo trì, bảo dưỡng đinh kỳ, hoạt động sửa chữa, chế tạo thiết bị, …
Chức năng của hệ thống erp - Quản lý cổ đông – cổ tức
- Quản lý thông tin cổ đông: (tên, tuổi, địa chỉ,…), quản lý cổ đông theo nhóm (cán bộ công nhân viên, nhà nước, pháp nhân nước ngoài…).
- Quản lý số cổ phần: : cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần trả chậm, số lượng, ngày đóng.
- Theo dõi lịch sử giao dịch, chuyển nhượng nhanh chóng cổ phần giữa các cổ đông
- Hỗ trợ phát hành cổ phần
- Báo cáo danh sách cổ đông đa chiều.
- Theo dõi thu chi: theo dõi thu chi khi các cổ đông nộp tiền trong các đợt phát hành
- Quản lý quyền mua cổ phần
- Tích hợp hệ thống QR code trong công tác tìm kiếm cổ đông, và đặc biệt trong các buổi Họp đại hội đồng cổ đông.
Quản lý kế hoạch doanh nghiệp
- Lập, theo dõi và quản trị kế hoạch (kinh doanh, sản xuất, doanh thu/chi phí…)
- Quản trị dòng tiền.
- Báo cáo và phân tích các chỉ tiêu tài chính.
- Báo cáo và phân tích các hoạt động (mua/bán hàng, sản xuất, phân phối…).
- Báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý
Quản lý công việc
- Quản lý tổng quan công việc bằng Dashboard
- Quản lý công việc dạng danh sách
- Quản lý công việc bằng bảng phân bổ nguồn lực
- Quản lý công việc bằng Kanban
- Quản lý công việc bằng Gantt chart
- Quản lý công việc trên di động
Hợp nhất công ty
- Phần mềm kết nối tổng thể ( Tổng công ty, hệ thống công ty con trực thuộc, chi nhánh, văn phòng, cửa hàng)
- Tổng hợp số liệu tức thời từ các điểm dùng thuộc hệ thống giúp kiểm soát số liệu nhanh chóng, tức thời đảm bảo ra quyết định phù hợp và hiệu quả
- Nhanh chóng và minh bạch cập nhật số liệu trên Sàn chứng khoán thu hút nhiều nhà đầu tư uy tín, đồng thời đảm bảo quá trình giải ngân vốn nhanh chóng từ các chủ đầu tư.
Trên đây nhà những chia sẻ của chúng tôi về những lợi ích không ngờ của hệ thống erp, hy vọng với sẽ giúp ích được cho bạn đọc.
Hệ thống ERP là một hệ thống tập trung, tổng hợp các nguồn dữ liệu trong công ty lại với nhau và tạo nên một cái nhìn tổng quan nhất, từ đó nhà quản trị có thể dễ dàng đưa ra những quyết định kịp thời xử lý. Lợi ích mà các phần mềm erp mang lại cho doanh nghiệp là điều không thể bàn cãi, bởi doanh nghiệp nào khi tăng trưởng quy mô cũng đều phải sử dụng đến.
Thấu hiểu mong muốn, nhu cầu của khách hàng nền tảng SIS ERP đang được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về hệ thống quản lý erp:
Trụ sở Hà Nội: Số 42, ngõ 178 Thái Hà, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.
VPGD HCM: Tòa nhà Sunrise City, số 27 đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM.
Hotline Bán hàng: 0912.210.210
Hotline CSKH: 0868.070.600
Hotline BHSP: 0917.447.785
Email: phanmem@sis.vn - support@sis.vn
phần mềm của SIS