CEO Là Gì

SIS software solutions
23/09/2024 14:13:03
101 lượt xem

ceo là gì

Theo nghiên cứu của PwC, việc thay đổi CEO khiến các cổ đông mất khoảng 112 tỷ USD giá trị thị trường hàng năm. Con số này không chỉ là một tổn thất tài chính mà còn là một lời cảnh tỉnh cho các hội đồng quản trị và những ai đang khao khát vị trí lãnh đạo cao nhất.

Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định sai lầm này? Làm thế nào để tìm kiếm và giữ chân được những người tài năng thực sự ở vị trí CEO? Để trở thành một CEO lý tưởng cần những yếu tố gì?

Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm bắt rõ về CEO là gì và những yêu cầu cơ bản của CEO, cùng với các kỹ năng mà CEO cần có để trở thành một nhà lãnh đạo cấp cao tuyệt vời nhé!

1. CEO là gì?

CEO được viết tắt của từ Chief Executive Officer, có nghĩa là GIám đốc điều hành. Đây là vị trí lãnh đạo cao nhất trong một tổ chức, công ty. CEO là người chịu trách nhiệm toàn diện về việc điều hành và vận hành doanh nghiệp, hướng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Trách nhiệm chính của CEO bao gồm: đưa ra các quyết định quan trọng trong doanh nghiệp, thúc đẩy lực lượng lao động và nguồn lực của công ty hướng tới chung về các mục tiêu chiến lược.

CEO sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng cho sự thành công hay thất bại của công ty. Họ giám sát các chức năng khác nhau trong doanh nghiệp, gồm tài chính, tiếp thị, bán hàng, nhân sự, pháp lý,.. 

làm ceo là gì

2. Vai trò của CEO trong doanh nghiệp

CEO thường là bộ mặt chính của một doanh nghiệp, là người có vị trí lãnh đạo cao nhất, chính vì thế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình và dẫn dắt sự phát triển của doanh nghiệp. Vai trò của CEO được kể đến như:

  • Thực hiện tầm nhìn của doanh nghiệp: Việc đưa ra tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi thường quyết định bởi CEO. Họ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và năng lực của công ty để đưa ra một tầm nhìn rõ ràng, khả thi và có chiến lược.
  • Là bộ mặt của công ty: CEO thường giao tiếp với cơ quan chính phủ, cổ đông, phương tiện truyền thông và công chúng. Các CEO sẽ tham dự các cuộc phỏng vấn, họp báo, cuộc họp, sự kiện,....để bàn về chiến lược, cách thức kinh doanh, mở rộng thị trường. Khi có một dự án mới, CEO sẽ chịu trách nhiệm giám sát các thông cáo báo chí và truyền đạt với nhân viên nội bộ về hướng đi mới của doanh nghiệp.
  • Theo dõi những thay đổi của ngành: Nhằm giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và không bị tụt lại phía sau, CEO thường xuyên cập nhật các tin tức về các đối thủ cạnh tranh cũng như các biến động về ngành. Họ ghi nhận mọi thay đổi trong bối cảnh ngành cũng như xem xét các cơ hội để mở rộng hoặc đầu tư vào các thị trường mới nổi.
  • Giám sát ngân sách của tổ chức: Khi đã có kế hoạch chiến lược, CEO sẽ làm việc với giám đốc tài chính để đề xuất ra ngân sách phù hợp, gồm chi phí vốn và nguồn lực để cho các bộ phận phòng ban đạt được mục tiêu của mình. Đồng thời yêu cầu dự báo lợi nhuận để đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn vượt quá ngân sách ban đầu.
  • Quản lý rủi ro: Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các CEO sẽ đánh giá mọi rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh và đề xuất ra những chiến lược giảm thiểu các rủi ro này khi chúng xảy ra.

vai trò của ceo trong doanh nghiệp

3. Công việc của CEO là gì?

Công việc của CEO bao gồm rất nhiều khía cạnh liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp, mỗi một lĩnh vực cũng như quy mô doanh nghiệp, thì CEO sẽ đảm nhận nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, công việc chính của Giám đốc điều hành bao gồm:

  • CEO chịu trách nhiệm tạo ra tầm nhìn dài hạn cho công ty và đảm bảo rằng tất cả các bộ phận đang làm việc hướng tới mục tiêu đó.
  • Đưa ra những quyết định lớn liên quan đến việc mở rộng kinh doanh, mua bán sáp nhập, đầu tư vào các dự án mới, hoặc thay đổi cấu trúc công ty.
  • Điều hành và triển khai mọi kế hoạch đã được phê duyệt từ hội đồng quản trị.
  • Đề xuất ý kiến, đưa ra chiến lược nhằm cải thiện những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.
  • Mặc dù không tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động chi tiết, CEO vẫn cần giám sát hiệu quả hoạt động tổng thể của công ty để đảm bảo mọi thứ đang hoạt động trơn tru và đúng kế hoạch.
  • Đưa ra các quyết định chính xác để thúc đẩy hoạt động kinh doanh,
  • Xây dựng hình ảnh của công ty trước công chúng, tham gia vào các chiến lược marketing và quản lý khủng hoảng truyền thông nếu có.
  • Đại diện cho doanh nghiệp đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại.
  • Làm việc với các nhà đầu tư và cổ đông để đảm bảo rằng công ty có đủ vốn và tài nguyên cần thiết để phát triển.
  • Làm việc trực tiếp với đội ngũ quản lý cấp cao (giám đốc các bộ phận) để đảm bảo hoạt động của từng phòng ban diễn ra hiệu quả.

công việc của ceo là gì

4. Những yêu cầu cơ bản đối với CEO

Để lãnh đạo cũng như điều hành cả một tổ chức, cần phải đảm bảo những yếu tố sau:

  • Kiến thức và kinh nghiệm: CEO cần có kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực hoạt động của công ty. Điều này giúp họ đưa ra những quyết định chiến lược chính xác và hiểu rõ các vấn đề mà doanh nghiệp đang đối mặt. Đồng thời, họ cần có kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo nhằm xây dựng đội ngũ, phát triển tổ chức.
  • Tầm nhìn chiến lược: CEO cần có khả năng xác định và định hướng chiến lược dài hạn cho công ty, đồng thời cần phải có khả năng dự đoán và nắm bắt xu hướng thị trường, cơ hội kinh doanh, và những thay đổi trong ngành là thiết yếu.
  • Tư duy tài chính và kinh doanh: Một CEO phải hiểu biết sâu sắc về tài chính doanh nghiệp, bao gồm cách lập ngân sách, quản lý dòng tiền, và tối ưu hóa lợi nhuận. Họ cần có khả năng phân tích tình hình tài chính và sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định chiến lược cho sự phát triển của công ty.
  • Là người truyền cảm hứng: Giám đốc điều hành chính là tấm gương để các nhân viên noi theo, chính vì thế họ cần truyền những cảm hứng tích cực và tạo động lực cho nhân viên, để họ không cảm thấy chán nản và mệt mỏi với môi trường làm việc, từ đó thúc đẩy năng suất và hiệu quả.
  • Có phẩm chất đạo đức: Để trở thành một CEO được nhiều người tin yêu, cần có phẩm chất đạo đức cao và sự liêm chính để xây dựng lòng tin từ nhân viên, cổ đông, và các bên liên quan. Uy tín cá nhân của CEO có thể ảnh hưởng lớn đến hình ảnh và danh tiếng của công ty.
  • Tính kiên định và quyết đoán: Làm CEO đòi hỏi khả năng đứng vững trước áp lực và đưa ra quyết định khó khăn trong những tình huống không chắc chắn. Vì thế, tính kiên định và khả năng giữ vững lập trường rất quan trọng.

những yêu cầu cơ bản đối với ceo

5. Những kỹ năng CEO cần có

5.1. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng này là yếu tố cốt lõi và là không thể thiếu trong hành trình làm Giám đốc điều hành. Kỹ năng lãnh đạo giúp nhà quản trị có thể định hướng và dẫn dắt cho doanh nghiệp mình đi đúng hướng theo mục tiêu đề ra. 

Bên cạnh đó, khi có kỹ năng lãnh đạo, CEO sẽ xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, phát triển nhân tài, và thiết lập môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy năng lực sáng tạo của các thành viên trong công ty.

5.2. Kỹ năng ra quyết định

Giám đốc điều hành là người ra quyết định cho mọi hoạt động trong tổ chức và có tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Quyết định của CEO giúp định hướng cho công ty, đảm bảo các hoạt động diễn ra một cách trơn tru và có mục tiêu rõ ràng.

Ngoài ra, CEO cũng cần có khả năng xác định rõ vấn đề nào là ưu tiên, các quyết định khi gặp phải sự cố bất ngờ và thời gian ra quyết định nhanh chóng. Kỹ năng ra quyết định giúp CEO đảm bảo tính hiệu quả trong việc điều hành và phát triển của doanh nghiệp.

5.3. Kỹ năng hoạch định kế hoạch

Hoạch định doanh nghiệp là quá trình xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược và lên kế hoạch chi tiết để đạt được những mục tiêu đó. Đây là một kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nhân, nhà quản lý nào, đặc biệt là CEO.

Khi có kỹ năng này, điều đầu tiên chính là giúp doanh nghiệp có một hướng đi rõ ràng, tránh tình trạng "mò mẫm" và lãng phí tài nguyên. Từ đó, giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi hoạt động đều hướng tới mục tiêu chung.

những kỹ năng ceo cần có

5.4. Kỹ năng giao tiếp

CEO thường xuyên làm việc với khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà báo, nhân viên,... chính vì vậy cần phải có kỹ năng giao tiếp mạch lạc, rõ ràng, tự tin, khéo léo. Nếu như trong các cuộc họp đàm phán, thương lượng mà CEO ấp úng, không truyền tải đúng mục tiêu, lan man sẽ dẫn đến đối tác đánh giá là không chuyên nghiệp, rất khó thuyết phục và làm hài lòng đối phương.

5.5. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Với môi trường kinh doanh liên tục thay đổi như hiện nay, CEO thường phải đối mặt với những vấn đề phức tạp và rắc rối. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp CEO nắm bắt được tình huống, thu thập thông tin chi tiết, đưa ra các phương án giải quyết nhằm tối ưu các sự cố xảy ra. 

5.6. Kỹ năng đàm phán, thương lượng

Để đạt được những điều có lợi cho cả hai bên doanh nghiệp và đối tác, khách hàng thì kỹ năng đàm phán, thương lượng là yếu tố chủ chốt. Đàm phán là một phần quan trọng trong công việc của CEO, từ việc thương thảo hợp đồng, hợp tác chiến lược, đến thảo luận với nhà đầu tư và đối tác. Khi có kỹ năng này, nó giúp  doanh nghiệp đạt được những thỏa thuận có lợi nhất, đảm bảo lợi ích cho công ty. Đồng thời, giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, nhà đầu tư, nhân viên và các bên liên quan.

6. Một số câu hỏi thường gặp

6.1. CEO là viết tắt của từ gì?

CEO được viết tắt của từ Chief Executive, dịch sang tiếng VIệt là Giám đốc điều hành, một chức vụ quản lý cao cấp nhất trong một tổ chức, công ty.

6.2. Muốn làm CEO thì học ngành gì?

Hiện nay, các trường Đại học có rất nhiều ngành đào tạo để trở thành CEO, đây là một số ngành mà các bạn có thể tham khảo: Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Marketing, Luật,...

6.3. Thu nhập CEO có cao không?

Tùy thuộc vào những ngành nghề khác nhau sẽ có những mức lương khác nhau, Theo Vietnamnet, báo cáo tài chính của Navigos Group có nêu 3 ngành nghề mà lương CEO cao gần như nhất hiện nay, cụ thể:

  • Ngân hàng - Dịch vụ tài chính: Giao động 15.000 - 35.000 USD/tháng đối với CEO có từ 15 năm kinh nghiệm.
  • Bảo hiểm nhân thọ: Giao động 7.000 - 40.000 USD/tháng đối với CEO có từ 15 năm kinh nghiệm.
  • Bất động sản: Giao động 8.000 - 40.000 USD/tháng đối với CEO có từ 15 năm kinh nghiệm.

6.4. Tìm việc làm CEO ở đâu?

Việc tìm kiếm một vị trí CEO, đặc biệt là ở những công ty lớn và có uy tín, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về các trang tuyển dụng. Dưới đây là một số trang web mà bạn có thể tham khảo: VietnamWorks, CareerBuider - CareerViet, TopCV, Linkedln,... 

6.5. CEO và chủ tịch ai to hơn?

Trong nhiều trường hợp, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) được xem là người có quyền lực lớn hơn CEO. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai vị trí này có thể thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc quản trị của từng công ty. Ở một số doanh nghiệp, CEO có thể kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT, hoặc HĐQT có thể trao quyền quyết định nhiều hơn cho CEO.

6.6. Giám đốc và CEO khác nhau như thế nào?

Chức năng

Giám đốc

CEO

Cấp bậc

Cấp trung

Cấp cao nhất

Phạm vi quản lý

Một bộ phận hoặc một lĩnh vực cụ thể

Toàn bộ công ty

Quyền hạn

Hạn chế trong phạm vi bộ phận

Quyền quyết định cao nhất

Trách nhiệm

Hiệu quả hoạt động của bộ phận

Thành công của toàn bộ công ty

Qua bài viết trên, SIS Việt Nam đã giải đáp thắc mắc giúp bạn đọc hiểu rõ về CEO là gì và vai trò của CEO. CEO không chỉ là người điều hành công ty mà còn là người định hình chiến lược chuyển đổi số, đưa công ty thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Với khả năng lãnh đạo, tầm nhìn xa trông rộng và sự am hiểu về công nghệ, CEO sẽ là người dẫn dắt doanh nghiệp thành công trong kỷ nguyên số.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Pomodoro là gì
Với thời đại phát triển như hiện nay, bạn đang cố gắng tăng cường tập trung và hoàn thành công việc một cách tốt nhất nhưng lại cảm thấy thời gian...
Hoạch Định Chiến Lược Là Gì
Theo nghiên cứu của OnStrategy cho biết, 86% ban lãnh đạo dành thời gian ít hơn 1 tiếng trong mỗi tháng để thảo luận về chiến lược, và 95% nhân viên không...
Kỹ Năng Quản Trị Doanh Nghiệp
Bạn đang cảm thấy lạc lõng trong vai trò của một nhà quản lý? Bạn đang cảm thấy quá tải với công việc quản lý và không biết làm thế nào để cân bằng...
Thiết lập mục tiêu
Tưởng tượng rằng bạn đang tận hưởng cảm giác chiến thắng khi hoàn thành xong mục tiêu đúng hạn.  Nếu hoàn thành xong mục tiêu, bạn không những thành...
Top