Mục tiêu SMART là gì

SIS software solutions
21/10/2024 14:28:57
40 lượt xem

mục tiêu smart

Bạn có biết, trong số 20% số người đặt mục tiêu, thì 70% lại không đạt được mục tiêu. Vậy đâu là nguyên nhân?

  • Thiếu rõ ràng: Mục tiêu đặt ra không đủ cụ thể, khiến bạn không thể đo lường tiến độ và biết khi nào mình thành công.
  • Kỳ vọng không khả thi: Đa số mọi người đặt ra mục tiêu quá tham vọng, dẫn đến việc nản chí và từ bỏ mục tiêu.
  • Không lập kế hoạch đầy đủ: Do không đặt ra kế hoạch chi tiết, cụ thể ban đầu, nên đã bị mất phương hướng và không biết mình cần làm gì tiếp theo.
  • Quản lý thời gian kém: Một số doanh nghiệp khi đặt ra mục tiêu, không phân bổ thời gian hiệu quả cho từng mốc, dẫn đến việc bỏ qua các mục tiêu quan trọng.

Để khắc phục tình trạng này, đa số doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng mô hình SMART khi phát triển mục tiêu của mình. Vậy bạn đã biết mục tiêu SMART là gì chưa? Việc áp dụng mô hình SMART mang lại lợi ích gì? Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để “gỡ rối” những vấn đề trên nhé!

1. Mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART là một phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả, giúp bạn định hướng rõ ràng và đạt được những gì mình mong muốn. SMART được dựa trên 5 thành phần sau:

  • Specific (Tính cụ thể): Mục tiêu phải rõ ràng, chi tiết, không mơ hồ.
  • Measurable (Đo lường được): Mục tiêu phải có cách để đo lường tiến độ hoặc kết quả đạt được.
  • Achievable (Tính khả thi): Mục tiêu phải thực tế và có thể đạt được, không quá xa vời.
  • Relevant (Có liên quan): Mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực và hoàn cảnh hiện tại.
  • Time-bound (Có giới hạn thời gian): Bạn cần đặt ra một khung thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu.

Mục tiêu SMART lần đầu tiên được George T.Doran phác thảo vào năm 1981, ông đã mô tả một cách rất hiệu quả để đặt ra các mục tiêu cho tổ chức thành công, chính là nó phải rõ ràng, có thể đo lường đường tiến độ đạt được mục tiêu đó. 

Mô hình này thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất công việc, nhằm mục đích giúp người quản lý hoặc nhân viên được giao nhiệm vụ làm rõ những hoạt động cụ thể để đạt được thành công.

mục tiêu smart là gì

2. Ý nghĩa của mục tiêu SMART:

Mục tiêu SMART không chỉ giới hạn ở việc nghĩ ra ý tưởng,mà còn có khả năng thực hiện các mục tiêu thành công, được thể hiện qua các tiêu chí sau:

  • Cụ thể: Khi mục tiêu được xác định rõ ràng, bạn sẽ biết chính xác mình muốn đạt được gì, điều này giúp tập trung nỗ lực vào việc thực hiện thay vì mơ hồ về kết quả.
  • Đo lường được: Khi mục tiêu có thể đo lường, bạn dễ dàng theo dõi tiến độ và biết khi nào mình đã đạt được nó. Điều này giúp bạn duy trì động lực và biết khi nào cần điều chỉnh mục tiêu để phù hợp với hoàn cảnh hơn.
  • Tính khả thi: Nếu như một mục tiêu đặt ra mà không khả thi, khó thực hiện được, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp, chán nản. Khi bạn cảm thấy mục tiêu có thể đạt được, bạn sẽ có động lực để tiếp tục hành động và cố gắng.
  • Có tính liên quan: Mục tiêu phải phù hợp với định hướng dài hạn của bạn. Điều này đảm bảo rằng thời gian và nỗ lực bỏ ra đều đóng góp vào sự phát triển cá nhân hoặc công việc, giúp bạn tránh lãng phí năng lượng vào những việc không cần thiết.
  • Có thời hạn: Đặt ra thời gian hoàn thành giúp tạo áp lực tích cực, giữ cho bạn không trì hoãn và làm việc có kế hoạch hơn.

3. Vai trò của việc áp dụng mô hình SMART trong kinh doanh:

Với việc áp dụng mô hình SMART sẽ giúp cho ban lãnh đạo có một khung làm việc rõ ràng, chi tiết, cụ thể hóa trong việc thiết lập mục tiêu và đạt được kết quả mong muốn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể:

  • Định hướng chiến lược kinh doanh:

Mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp tập trung vào những gì cụ thể, phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn, tránh lan man và mông lung. Điều này giúp doanh nghiệp xác định các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu lớn hơn, tránh bị phân tâm bởi những hoạt động không liên quan.

  • Phân bổ nguồn tài nguyên hợp lý:

Dựa vào những thông tin chi tiết như thời gian, nhân lực, tài chính,... ban lãnh đạo có thể phân bổ nguồn lực hợp lý theo mục tiêu mà mô hình SMART đã đề ra. Điều này giúp giảm lãng phí và tăng cường tính hiệu quả của quá trình kinh doanh.

  • Tăng khả năng ra quyết định:

Với những mục tiêu cụ thể và có thời hạn, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định dựa trên kết quả đo lường được. Nhờ vào thông tin chi tiết này, ban lãnh đạo có căn cứ chính xác để đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

  • Tăng mức độ phù hợp:

Khi áp dụng mô hình SMART, ban lãnh đạo cần phải đặt mục tiêu phù hợp với mục tiêu tổng thể trong toàn tổ chức. Điều này đảm bảo rằng các mục tiêu trong hoạt động kinh doanh mang tính hợp lý, đóng góp vào mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp và không lãng phí nguồn lực.

  • Tăng năng suất làm việc: 

Khi nhân viên biết rõ những gì cần đạt được và trong khoảng thời gian nào, họ sẽ có động lực hơn để hoàn thành nhiệm vụ. Mục tiêu khả thi và cụ thể giúp tránh cảm giác bị áp lực quá mức, đồng thời tạo động lực cho nhân viên phấn đấu.

vai trò của việc áp dụng mô hình smart trong kinh doanh

4. Cách đặt mục tiêu SMART:

Mục tiêu SMART được đặt ra dựa theo 5 thành phần: Specific, Measurable, Achievable, Realistic và Time - bound:

  • Định hướng mục tiêu: Đầu tiên, bạn cần xác định bản thân đang muốn gì, đặc biệt phải cân nhắc đến tính khả thi, thực tế, rõ ràng và có thời gian. Ý định này phải tuân thủ theo từng quy tắc của S, M, A R, T và bám theo sát mục tiêu.
  • Viết ra giấy: Để tránh bỏ quên những ý chính cần thiết hay bị lộn xộn, chồng chéo, cách thức hiệu quả nhất chính là bạn nên viết những gì mình muốn đạt được ra giấy. Bạn nên ưu tiên viết mục tiêu theo thứ tự từ mục tiêu lớn đến mục tiêu nhỏ, để nắm bắt tổng quan mục đích mà mình cần thực hiện.
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện: Nhằm tránh công việc bị dồn dập, thực hiện quá nhiều, bạn hãy chia nhỏ mục tiêu thành từng giai đoạn thực hiện và các phương pháp để hành động. Bạn có thể xây dựng kế hoạch theo ngày/tuần/tháng/quý.

Có thể thấy, việc xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Bằng cách áp dụng phương pháp này, bạn sẽ có một kế hoạch rõ ràng, cụ thể và tăng khả năng thành công.

cách đặt mục tiêu smart

5. Ví dụ về đặt mục tiêu SMART:

5.1. Mục tiêu SMART của bản thân:

Mục tiêu: Tôi sẽ mua xe oto trong vòng 01 năm

Cách thức thực hiện mục tiêu theo SMART:

Cụ thể (Specific):

  • Tôi sẽ mua một chiếc ô tô Toyota Vios (hoặc dòng xe cụ thể khác tùy chọn) để phục vụ cho việc di chuyển hàng ngày và đi làm.

Đo lường được (Measurable):

  • Chi phí mua xe là 600 triệu đồng, trong đó tôi sẽ tiết kiệm được 400 triệu đồng và vay 200 triệu từ ngân hàng.
  • Mỗi tháng tôi sẽ tiết kiệm 35 triệu đồng, từ lương và các nguồn thu nhập phụ, để đạt được mục tiêu.

Khả thi (Achievable):

  • Với mức lương và thu nhập hiện tại, tôi có khả năng tiết kiệm 35 triệu đồng mỗi tháng bằng cách cắt giảm chi tiêu không cần thiết và tìm thêm các nguồn thu nhập phụ.

Liên quan (Relevant):

  • Mục tiêu này phù hợp với kế hoạch dài hạn của tôi trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm thời gian di chuyển và phục vụ công việc sau khi tốt nghiệp và đi làm trong lĩnh vực marketing.

Thời hạn (Time-bound):

  • Tôi sẽ mua xe ô tô vào cuối tháng 10/2025, sau khi đã tích lũy đủ 400 triệu đồng và hoàn thành thủ tục vay 200 triệu từ ngân hàng.

5.2. Mục tiêu SMART về sức khỏe:

Mục tiêu: Tôi sẽ giảm 5kg trong vòng 03 tháng.

Cách thức thực hiện mục tiêu theo SMART:

  • Cụ thể (S): Tôi sẽ tập thể dục 5 ngày mỗi tuần bằng cách chạy bộ và tập gym.
  • Đo lường được (M): Tôi sẽ chạy 3km mỗi lần và tập gym 3 buổi mỗi tuần.
  • Khả thi (A): Tôi sẽ lên lịch tập thể dục vào buổi sáng trước khi đi làm, đảm bảo việc duy trì thường xuyên.
  • Liên quan (R): Mục tiêu này giúp tôi có sức khỏe tốt vóc dáng đẹp để tập trung vào công việc và học tập.
  • Thời hạn (T): Tôi sẽ duy trì thói quen này trong vòng 3 tháng và đánh giá kết quả sức khỏe vào cuối tháng 12.

5.3. Mục tiêu SMART cho sinh viên:

Mục tiêu: Đạt GPA 4.0 trong năm 4:

Cụ thể:

  • Tôi sẽ đạt GPA 4.0 trong năm học cuối cùng bằng cách hoàn thành tất cả các môn học với điểm A, tập trung vào các môn chuyên ngành và các môn học bắt buộc.

Đo lường được:

  • Tôi sẽ đạt điểm A trong tất cả các môn học (từ 8.5 đến 10 điểm cho hệ điểm tương đương). Để làm được điều này, tôi sẽ chia nhỏ thành các mục tiêu điểm cho từng bài kiểm tra, bài thuyết trình và bài tập nhóm, đảm bảo luôn đạt trên 8.5 điểm.

Khả thi:

  • Sau đó, tôi sẽ lập kế hoạch học tập chi tiết hàng tuần, tham gia các buổi học và thảo luận đầy đủ, đồng thời tham khảo thêm tài liệu để nắm vững kiến thức. Tôi sẽ dành ít nhất 2-3 giờ mỗi ngày để ôn tập và làm bài tập.

Liên quan:

  • Mục tiêu này phù hợp với mong muốn hoàn thành năm học với thành tích cao nhất, giúp tôi nâng cao hồ sơ khi xin việc hoặc nộp hồ sơ học lên cao học trong tương lai.

Thời hạn:

  • Tôi sẽ hoàn thành mục tiêu đạt GPA 4.0 trong cả hai học kỳ của năm học cuối cùng (từ tháng 9/2024 đến tháng 6/2025).

So sánh mục tiêu SMART và OKR:

Cả hai mô hình SMART và OKR đều coi mục tiêu là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển và thành công của cá nhân hoặc tổ chức. Đồng thời, hai mô hình này đều đòi hỏi có những chỉ số đo lường để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số điểm khác biệt, cụ thể như sau:

 

Đặc điểm so sánh

SMART

ORK

Mục tiêu

Mục tiêu của SMART đặt ra mang tính cụ thể, khả thi và thực tế

ORK sẽ tập trung vào việc thiết lập mục tiêu và đề ra những chỉ số chính để đánh giá độ hiệu quả trong quá trình thực hiện

Thành phần

Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound

Objective và Key Results

Phạm vi

Phù hợp với cá nhân, nhóm nhỏ

Phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức

Tính thực tế

Phù hợp với thực tế hiện tại

Có thể tùy chỉnh theo tình hình

Thời gian

Ngắn hạn và trung hạn

Trung hạn và dài hạn



Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc về mục tiêu SMART là gì cũng như vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh. Trong một môi trường làm việc ngày càng năng động và cạnh tranh, việc đặt ra các mục tiêu rõ ràng và khả thi là vô cùng quan trọng. Mô hình SMART cung cấp một khuôn khổ hữu ích để đảm bảo rằng các mục tiêu được thiết lập một cách khoa học và có thể đạt được. Nhờ đó, các cá nhân và tổ chức có thể tận dụng tối đa nguồn lực và đạt được những kết quả mong muốn.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
MBO là gì
Là một chủ doanh nghiệp, bạn muốn đội ngũ nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn, nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Nhân viên của bạn thường xuyên...
CEO Là Gì
Theo nghiên cứu của PwC, việc thay đổi CEO khiến các cổ đông mất khoảng 112 tỷ USD giá trị thị trường hàng năm. Con số này không chỉ là một tổn thất...
Mô Hình Quản Trị Doanh Nghiệp
Mô hình quản trị đóng vai trò như một khung xương sống trong doanh nghiệp, nó cung cấp sự ổn định, hướng dẫn và hỗ trợ cho mọi hoạt động của tổ...
Chiến Lược Đại Dương Xanh Là Gì
“Đừng cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, hãy tạo ra một thị trường không có cạnh tranh” - Trích trong cuốn sách Chiến lược đại dương...
Top