Quản Lý Doanh Nghiệp Trong Thời Đại 4.0

SIS software solutions
30/08/2024 09:12:10
29 lượt xem

quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn không thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Thế giới đang thay đổi từng ngày với sự bùng nổ của công nghệ số. Các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với những thách thức mới. Lúc này, mọi tổ chức phải đặt ra câu hỏi, làm thế nào để thích ứng và phát triển trong môi trường đầy biến động này? Câu trả lời sẽ nằm ở cách chúng ta quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0

Hãy dành thời gian 5 phút để tìm hiểu bài viết dưới đây để giúp bạn khám phá những bí quyết quản lý doanh nghiệp hiệu quả trong thời đại kỷ nguyên số!

1. Thời đại công nghiệp 4.0 là gì?

Công nghiệp 4.0 là thuật ngữ dùng để nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nơi mà công nghệ số đang hòa quyện sâu sắc vào mọi khía cạnh của cuộc sống và sản xuất. Công nghiệp 4.0 tích hợp các đối tượng công nghệ và kỹ thuật số như Internet vạn vật (IoT), Hệ thống mạng vật lý(CPS), trí tuệ nhân tạo(AI), Phân tích dữ liệu(Big Data), thực tế ảo và tăng cường(VR/AR),...vào các nhà máy để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. 

Để có được những thay đổi từ công nghiệp lần thứ 4, nó đã trải qua ba cuộc cách mạng trước như sau:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên có từ giữa thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, tương ứng với việc khai thác than và phát minh ra động cơ hơi nước vào năm 1769 của James Watt, bằng việc sử dụng động cơ hơi nước và các vật liệu làm từ nguồn năng lượng, chẳng hạn như than đá. Thay vì các nhà máy làm việc thủ công, thì đã được thay thế máy động cơ hơi nước để điều khiển các máy móc sản xuất nhằm tăng tốc độ sản xuất. Nhờ vào những tiến bộ này, nền kinh tế đã chuyển từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp sang nền kinh tế dựa trên công nghiệp.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Với sự xuất hiện của máy móc tự động, nó diễn ra nhờ vào các phương tiện sản xuất mới, hiện đại hơn bằng cách sử dụng dầu và điện. Ngành công nghiệp đã tận dụng các cải tiến mới nay để cung cấp năng lượng cho máy móc của mình, sau đó trở thành điện.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 vào những năm 1940 dựa trên công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ và viễn thông. Cuộc cách mạng lần thứ ba đã thay đổi các nhà máy sản xuất bằng cách sử dụng Robot, giúp hoạt động sản xuất trở nên linh hoạt hơn và tối ưu hóa nó để sản xuất khối lượng lớn.

Tại Việt Nam, chính phủ đã và đang ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực. Chính vì thế, đây là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp để đa dạng hóa trên các nền tảng công nghệ, thay vì sử dụng các nguồn lực để quản lý một cách thủ công.

thời đại công nghiệp 4.0 là gì

2. Vai trò của quản trị doanh nghiệp thời 4.0

Công nghiệp 4.0 đã mở rộng ra toàn bộ các lĩnh vực ngành nghề và hoạt động con người. Từ thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý kho hàng, logistic, đến bán hàng và dịch vụ khách hàng, tất cả các khâu đều được số hóa và kết nối với nhau. 

Chính vì thời đại công nghệ số đang làm thay đổi sâu sắc cách chúng ta sống và làm việc, vai trò của quản trị doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Quản trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là điều hành hoạt động của doanh nghiệp mà còn là việc định hướng, dẫn dắt doanh nghiệp thích ứng và tận dụng tối đa các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. 

Trong kỷ nguyên số hiện nay, đòi hỏi các nhà quản trị phải có một tầm nhìn rõ ràng về việc số hóa và định vị doanh nghiệp dựa trên 5 chức năng cơ bản sau: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, điều phối và kiểm soát.

Đồng thời, sự phát triển của cách mạng công nghiệp giúp tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, tạo ra các đội ngũ làm việc linh hoạt và có thể làm việc hiệu quả trong môi trường số.

Thêm đó, quản trị doanh nghiệp trong thời đại 4.0 đặc biệt phải lấy khách hàng làm trung tâm và là mục tiêu cao nhất. Ngày nay, xu hướng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của khách hàng đang dần thay đổi, chính vì thế, để đáp ứng được nhu cầu của họ, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi quy trình kinh doanh theo kịp thời đại. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng phải được đáp ứng nhanh nhất, đem lại trải nghiệm cá nhân hóa cho từng loại đối tượng khách hàng mục tiêu, cho phép doanh nghiệp và khách hàng có thể trao đổi, liên lạc với nhau dễ dàng, tạo ra môi trường làm việc công nghệ, hiện đại, thuận tiện hơn.

vai trò của quản trị doanh nghiệp thời 4.0

3. Những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại 4.0

Không thể phủ nhận rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một kỷ nguyên mới, giúp các hoạt động trong doanh nghiệp trở nên tối ưu hóa và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ chuyển đổi số không phải lúc nào cũng dễ dàng, nó có thể đặt ra một số những thách thức và rủi ro nhất định cho nhiều doanh nghiệp. Dưới đây là một số thách thức phổ biến đối với các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại 4.0 bao gồm:

  • Thiếu trình độ chuyên môn, kỹ năng:

Việc tiếp cận các kiến thức mới thường được coi là rào cản lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số. Nếu doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, đào tạo lại nhân viên, bởi nhiều người họ cảm thấy quá khó trong việc sử dụng các công cụ và ứng dụng số mới. 

Ngoài ra, việc triển khai và tích hợp các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo AI, Internet vạn vật IoT và Big Data đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và nguồn lực lớn để triển khai và tích hợp vào hệ thống hiện có. Trong khi đó, các chuyên gia kỹ thuật, quản lý giỏi còn hạn chế nhiều, nên việc hướng đến nền công nghiệp hiện đại tỉ lệ vẫn đang thấp.

  • Bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu:

Với lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập và lưu trữ, doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ bị tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu. Ngoài việc bảo mật dữ liệu rò rỉ do bị tấn công mạng, mà còn những mối đe dọa khác như lỗi phần mềm hoặc thiết bị có khả năng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và sản xuất. Vì vậy, các quy định về bảo vệ dữ liệu ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào các hệ thống bảo mật và tuân thủ các quy định một cách nghiêm túc.

  • Chuyển sang mô hình kinh doanh mới:

Sự ra đời của công nghệ số dẫn đến các mô hình kinh doanh cũng đang dần được đổi mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi về cách thức kinh doanh và thích nghi nhanh chóng với xu hướng của thị trường. 

  • Hạn chế về chi phí:

Việc đầu tư vào công nghệ mới đòi hỏi một nguồn chi phí lớn, đặc biệt khó khăn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó không chỉ giới hạn ở việc doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống, mà còn chi phí bảo trì, nâng cấp, đào tạo nhân sự,... Trong thời gian đầu, nhân viên chưa thích nghi được với hệ thống mới, dẫn đến việc trì trệ hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng đến quy trình làm việc và chất lượng hiệu quả công việc.

những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt thời 4.0

4. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp thời 4.0?

Để nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp thời 4.0. các doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược và tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa quy trình, tăng cường năng suất và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Bằng cách áp dụng những giải pháp dưới đây, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí:

  • Sử dụng các phần mềm công nghệ:

Việc trang bị các phần mềm công nghệ vào quy trình kinh doanh là điều không thể thiếu đối với một môi trường kinh doanh hiện nay. Trước đây, việc quản lý doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm đơn lẻ như kế toán, quản lý bán hàng, sản xuất, kho,... thì ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đã phát triển bộ giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, cho phép quản lý mọi hoạt động kinh doanh trong một nền tảng duy nhất.

  • Tối ưu và tự động hóa quy trình:

Nhằm giải phóng thời gian, tiết kiệm công sức, giảm thiểu lỗi sai, thì các hệ thống tự động hóa ra đời như một công cụ hữu ích vượt trội đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các quy trình sản xuất, vận hành, nơi mà các hệ thống có thể tự động hóa các tác vụ như kiểm tra chất lượng đầu vào, đầu ra, đóng gói và vận chuyển. Ngoài ra, tự động hóa có thể áp dụng được trong các lĩnh vực khác nhau như khách hàng, bán hàng, mua hàng, nhân sự,...

  • Phát triển nguồn nhân lực:

Doanh nghiệp cần có những buổi đào tạo nhân viên về cách sử dụng công nghệ số là điều vô cùng quan trọng để họ có khả năng tận dụng các công nghệ số hóa này, nhằm cải thiện hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, nhân viên có thể tích cực tham gia và đóng góp ý tưởng mới mẻ vào quá trình cải tiến quy trình làm việc và đề xuất nhiều chiến lược hơn.

làm thế nào để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp thời đại 4.0

5. Phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp 4.0

Như chúng ta đã thấy, công nghiệp 4.0 đang dần chuyển đổi các lĩnh vực kinh doanh bằng cách tận dụng các công nghệ như AI, IoT, Big Data để tự động hóa và thúc đẩy hiệu quả, năng suất, giải quyết mọi bài toán khó trong doanh nghiệp.

SISERPsme là giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể do SIS Việt Nam cung cấp và phát hành dựa trên công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Phần mềm có tính linh hoạt áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực đặc thù khác nhau và có thể tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp, nhằm đem đến trải nghiệm cá nhân hóa tốt nhất cho người dùng.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp SISERPsme có khả năng tự động hóa các quy trình quản lý, kết nối toàn bộ các phòng ban từ bộ phận chăm sóc khách hàng, kinh doanh, sản xuất, bán hàng, quản lý kho trên một hệ thống duy nhất. Điều này giúp cho ban lãnh đạo dễ dàng kiểm soát, theo dõi mọi tiến độ trạng thái công việc, các dữ liệu luôn được cập nhật theo thời gian thực nên doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng cường khả năng ra quyết định chính xác. Với SISERPsme, việc quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0 trở nên dễ dàng và số hóa mọi quy trình hơn rất nhiều.

phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp thời 4.0

Vậy SISERPsme mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì trong thời đại kỷ nguyên số 4.0?

  • Hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện: Thay thế toàn bộ quy trình thủ công bằng các hệ thống tự động hóa để tăng tốc độ và giảm thiểu sai sót.
  • Cung cấp báo cáo chính xác: Phần mềm tự động thu thập, phân tích và cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, hệ thống báo cáo tùy chỉnh và phân tích đa chiều. Dựa trên những số liệu chi tiết, ban lãnh đạo có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm khác nhau để nâng cao hiệu quả.
  • Tiết kiệm tối đa nguồn lực: Với khả năng tự động hóa, nền tảng cho phép quản lý doanh nghiệp trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp tiết kiệm tối đa chi phí, giải phóng thời gian và tối ưu hóa nguồn lực.
  • Tăng cường khả năng mở rộng và linh hoạt: SISERPsme được thiết kế để dễ dàng mở rộng và tùy chỉnh theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường và mở rộng quy mô một cách linh hoạt.
  • Độ bảo mật dữ liệu cao: Phần mềm SISERPsme cho phép phân quyền truy cập, điều này đảm bảo rằng chỉ những người được phân quyền mới có quyền truy cập dữ liệu, làm giảm thiểu khả năng rò rỉ dữ liệu thông tin ra ngoài.

Bằng cách tận dụng những lợi ích mà SISERPsme mang lại, hệ thống không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường mà còn góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc để doanh nghiệp thích ứng và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số 4.0.

Nhìn chung, để quản lý doanh nghiệp trong thời đại 4.0 thành công, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng một nền tảng công nghệ vững chắc, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng văn hóa đổi mới và linh hoạt. Nhằm tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển đổi số. Việc nắm bắt và ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:
Bài viết liên quan
Quản Trị Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Theo báo cáo của SBA cho biết, 49,7% doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên. Nguyên nhân không chỉ đến từ yếu tố thị trường mà còn...
Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp
Mỗi ngày, doanh nghiệp của bạn phải đối mặt với hàng tá công việc, từ quản lý tài chính, bán hàng đến sản xuất. Làm thế nào để đảm bảo tất cả...
Kỹ Năng Quản Trị Doanh Nghiệp
Bạn đang cảm thấy lạc lõng trong vai trò của một nhà quản lý? Bạn đang cảm thấy quá tải với công việc quản lý và không biết làm thế nào để cân bằng...
Mô Hình Quản Trị Doanh Nghiệp
Mô hình quản trị đóng vai trò như một khung xương sống trong doanh nghiệp, nó cung cấp sự ổn định, hướng dẫn và hỗ trợ cho mọi hoạt động của tổ...
Top