Kỹ Năng Quản Trị Doanh Nghiệp

SIS software solutions
31/08/2024 08:57:37
132 lượt xem

kỹ năng quản trị doanh nghiệp

Bạn đang cảm thấy lạc lõng trong vai trò của một nhà quản lý?

Bạn đang cảm thấy quá tải với công việc quản lý và không biết làm thế nào để cân bằng mọi thứ?

Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, đưa doanh nghiệp của mình phát triển vượt bậc?

Để làm được điều đó, bạn cần có kỹ năng quản trị doanh nghiệp hiệu quả! Bằng cách trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản, bạn hoàn toàn có thể đưa doanh nghiệp của mình phát triển một cách vượt trội. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để trở thành một nhà quản trị thành công!

1. Kỹ năng quản trị doanh nghiệp là gì?

Kỹ năng quản trị doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm mà một người quản lý cần có để điều hành, chúng bao gồm các hoạt động giám sát và quản lý nhân viên để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thuận lợi nhất có thể.

Kỹ năng quản lý tốt chính là yếu tố chủ chốt đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành công và đạt được mục tiêu của mình. Một nhà quản lý có kỹ năng lãnh đạo tốt có thể thúc đẩy sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp phát triển, giảm thiểu những rủi ro và tình huống bất ngờ xảy ra.

Ngoài việc lãnh đạo, vai trò quan trọng của nhà quản trị chính là đảm bảo rằng tất các bộ phận trong doanh nghiệp đều hoạt động đồng bộ và liên kết với nhau. Nếu không có sự đồng nhất, có thể xảy ra nhiều vấn đề phát sinh, dẫn đến hoạt động kinh doanh rối loạn, trì trệ. Chính vì thế, kỹ năng quản trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp và từng vị trí, cấp độ khác nhau sẽ có những chức năng khác nhau. 

kỹ năng quản trị doanh nghiệp là gì

2. Một số kỹ năng quản trị doanh nghiệp thường thấy

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, việc trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản là điều tất yếu không thể thiếu. Bởi khi nhà lãnh đạo có những kỹ năng cơ bản nó giống như một nền tảng vững chắc để làm việc hiệu quả hơn, giải quyết vấn đề nhanh chóng và đưa ra quyết định chính xác. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản mà mỗi nhà lãnh đạo thường thấy:

2.1. Giao tiếp

Đối với những người quản lý, kỹ năng giao tiếp giỏi là điều khá quan trọng. Khi người quản lý truyền tải thông tin rõ ràng về tầm nhìn và mục tiêu, nhân viên dễ dàng nắm bắt và cùng hướng tới một mục đích chung. Đồng thời, người quản lý phải thường xuyên tương tác với nhân viên, đồng nghiệp, sếp, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp,...Chính vì thế, giao tiếp cần phải được đảm bảo rõ ràng, rành mạch, hiệu quả, cho dù theo nhiều chiều khác nhau như Email, điện thoại hay cuộc họp trực tiếp các phòng ban.

Đặc biệt, các kênh giao tiếp cần được thiết lập rõ ràng trong một tổ chức, nhằm đảm bảo cho phép người quản lý và các bộ phận truyền đạt thông tin, nhận phản hồi và làm việc cùng nhau một cách hiệu quả, giúp ngăn ngừa xung đột và giải quyết triệt để những vấn đề khi chúng phát sinh.

2.2. Khả năng lãnh đạo

Khả năng lãnh đạo bao gồm việc ra quyết định và ủy quyền cho các nhân viên hoặc cấp dưới. Để doanh nghiệp hoạt động diễn ra suôn sẻ, cần phải đưa ra những quyết định đúng đắn và rõ ràng. Người quản lý phải chịu trách nhiệm cho mọi quyết định mà họ đề ra và sẵn sàng chấp nhận kết quả dù rủi ro hay thuận lợi.

Người có kỹ năng lãnh đạo tốt, giúp tránh lãng phí thời gian, tối ưu hóa năng suất và đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ. Với một tầm nhìn rõ ràng và khả năng lãnh đạo hiệu quả, người quản lý có thể dẫn dắt đội ngũ đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

2.3. Quản lý ngân sách

Để duy trì hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, cần phải thiết lập và theo dõi ngân sách. Người quản lý cần phải có khả năng thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu tài chính. Ngân sách được lập ra cần phải có kế hoạch chi tiêu một cách khoa học, phân bổ nguồn tài chính cho các hoạt động phù hợp. Bằng cách theo dõi chặt chẽ các khoản chi tiêu, so sánh kết quả thực tế với kết quả ngân sách, phát hiện và xử lý các khoản chi phí không cần thiết, điều này giúp doanh nghiệp duy trì dòng tiền ổn định, giảm thiểu rủi ro tài chính.

2.4. Tạo động lực

Trong một môi trường làm việc vui vẻ, lành mạnh, tích cực chính là động lực thúc đẩy cho nhân viên làm việc hiệu quả và tạo ra năng suất tối ưu nhất. Khi nhân viên có động lực và cảm thấy được truyền cảm hứng, họ sẽ cảm thấy mình được trân trọng và có giá trị trong công ty. Để làm được điều này, nhà quản lý cần phải thường xuyên trao đổi, tương tác với nhân viên nhằm nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của họ. Từ ấy, tạo những động lực để thúc đẩy nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn.

một số kỹ năng quản trị doanh nghiệp thường thấy

3. 3 kỹ năng quan trọng cần có của 1 nhà quản trị

3.1. Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn (Technical Skills) là tập hợp các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đặc thù mà một người sở hữu trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề cụ thể. Nhà quản trị ở vị trí công việc nào thì cần phải có sự am hiểu sâu sắc và có kỹ năng chuyên môn ở lĩnh vực đó. Khi có kỹ năng chuyên môn, không những dẫn dắt đội ngũ nhân sự làm việc tốt nhất mà còn có sự uy tín trong mắt nhân viên. Họ sẽ cảm thấy tin tưởng ban lãnh đạo của mình, khi gặp phải những khó khăn, nhà quản trị có thể đánh giá chính xác các tình huống và tìm ra giải pháp hiệu quả.

3.2. Kỹ năng nhận thức và tư duy

Kỹ năng nhận thức và tư duy (Conceptual Skills) là khả năng sử dụng trí óc để tiếp thu, xử lý, phân tích thông tin, đưa ra phán đoán và giải quyết vấn đề. Đây là một tập hợp các kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, giúp nhà quản trị thích nghi với mọi tình huống trong cuộc sống và công việc.

Kỹ năng tư duy đòi hỏi người quản lý cần đặt mình vào những tình huống bất ngờ xảy ra, nhằm thích nghi và nhìn nhận mọi vấn đề phức tạp của doanh nghiệp thông qua bức tranh tổng thể, từ đó đưa ra chiến lược và hành động linh hoạt để ứng phó.

Đồng thời, khi có kỹ năng tư duy, nhà quản trị có khả năng đánh giá các thông tin, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố và tác động lẫn nhau, từ đó có thể đưa ra kết luận logic, các thông tin được đánh giá một cách khách quan và đưa ra những lập luận có cơ sở.

3.3. Kỹ năng nhân sự

Kỹ năng nhân sự (Human or Interpersonal Managerial Skills) là việc quản lý, dẫn dắt và phát triển đội ngũ nhân sự trong một tổ chức. Khi người quản lý có kỹ năng nhân sự tốt, họ sẽ biết cách điều phối và làm hài hòa các mối quan hệ. Điều này giúp xây dựng các phòng ban thành một mạng lưới vững chắc để cùng thực hiện một mục tiêu chung trong doanh nghiệp.

Hầu hết, trong các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vấn đề quản lý nhân sự, bởi có rất nhiều nguyên do. Mỗi cá nhân có những nhu cầu, mong muốn và khả năng khác nhau, đồng thời khi đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân viên là một vấn đề khá phức tạp. Nếu chính sách nhân sự không rõ ràng, công bằng, và được truyền đạt một cách hiệu quả, sẽ dễ dẫn đến sự bất mãn và mất lòng tin của nhân viên.

Chính vì thế, nhà lãnh đạo cần phải trau dồi và học hỏi  kỹ năng về nhân sự để tạo dựng một môi trường làm việc tích cực, lên  kế hoạch phát triển sự nghiệp cho nhân viên, giúp họ đạt được mục tiêu cá nhân và đóng góp vào sự thành công của công ty.

kỹ năng cần có của một nhà quản trị

4. Cách cải thiện kỹ năng quản trị doanh nghiệp

Trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và biến động, các nhà quản lý cần không ngừng nâng cao năng lực của mình để đưa ra quyết định chính xác, xây dựng và duy trì một đội ngũ nhân viên hiệu quả, đồng thời thích ứng với những thay đổi của thị trường. Để làm được điều đó, bạn cần củng cố và phát huy chúng theo những cách dưới đây:

4.1. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức

Đối với một người lãnh đạo, việc liên tục cập nhật kiến thức và học hỏi các kỹ năng là vô cùng cần thiết và quan trọng để không tụt hậu lại phía sau. Vì thế, nhà quản lý cần liên tục nắm bắt những kiến thức mới và phát triển các kỹ năng mình còn yếu để cải thiện, nhằm mục đích điều hành doanh nghiệp ngày càng thành công. Một số cách để cải thiện kỹ năng quản trị doanh nghiệp:

  • Tham gia các khóa học, hội thảo.
  • Đọc sách, tìm hiểu về kinh nghiệm của các nhà quản lý thành công.
  • Tham gia các cộng đồng chuyên nghiệp, kết nối với những người có cùng chí hướng để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
  • Rút ra bài học từ những sai lầm để không lặp lại.

4.2. Thường xuyên tham gia các buổi đào tạo, hội thảo

Tham gia các buổi đào tạo, hội thảo chính là một cách giúp các nhà lãnh đạo trao đổi và học hỏi những kiến thức từ nhiều góc nhìn khác nhau. Khi tham gia, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhiều người trong ngành, tạo dựng các mối quan hệ hợp tác. Các buổi đào tạo thường tập trung vào việc phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hơn.

4.3. Cố vấn

Các cố vấn thường là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Họ đã trải qua nhiều tình huống khác nhau và có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu mà bạn khó có thể tìm thấy trong sách vở. Từ đó, họ có thể nhìn nhận doanh nghiệp của bạn một cách khách quan, đưa ra những đánh giá về điểm mạnh, điểm yeus và cơ hội phát triển. Đồng thời, họ có thể cung cấp cho bạn những góc nhìn mới mẻ, những ý tưởng sáng tạo mà bạn chưa từng nghĩ tới, giúp bạn mở rộng tầm nhìn và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

4.4. Thực hành

Khi bạn chỉ học hỏi mà không thực hành thì chắc chắn sẽ không biết là mình sẽ sai ở đâu, kiến thức lý thuyết về quản trị doanh nghiệp cung cấp cho bạn nền tảng vững chắc, nhưng để trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn cần phải biết cách áp dụng những kiến thức đó vào tình huống thực tế. Khi thực hành, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống phức tạp, đòi hỏi bạn phải phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định nhanh chóng. Điều này giúp bạn rèn luyện tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề. Qua quá trình thực hành, bạn sẽ nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và của đội ngũ. Từ đó, bạn có thể xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp.

cách cải thiện kỹ năng quản trị doanh nghiệp

5. Kỹ năng quản trị kinh doanh tại nơi làm việc

5.1. Khả năng lập kế hoạch & ưu tiên

Với tư cách là người quản trị doanh nghiệp, bạn phải đảm bảo rằng mọi việc phải đi theo đúng lộ trình và thực hiện theo đúng kế hoạch. Những nhiệm vụ quan trọng nhất phải được hoàn thành trong thời gian ngắn nhất có thể, vì thế lãnh đạo cần ưu tiên những nhiệm vụ nào làm trước, những nhiệm vụ nào làm sau. Cần sắp xếp chúng một cách khoa học và hợp lý để đạt được các mục tiêu cần thiết.

5.2. Khả năng tổ chức

Với công việc được tổ chức một cách hợp lý, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng kế hoạch chi tiết cho công việc, dự án, sắp xếp chúng theo một thứ tự ưu tiên, phân bổ thời gian hợp lý và sắp xếp tài liệu, hồ sơ một cách khoa học, điều này giúp bạn đảm bảo rằng mọi thứ đang thực hiện theo đúng kế hoạch, mọi người cũng sẽ thực hiện được những nhiệm vụ công việc cần thiết của họ một cách hiệu quả.

5.3. Đón nhận những ý tưởng

Chắc chắn rồi, một người lãnh đạo giỏi là người biết lắng nghe những ý kiến và nhiều ý tưởng khác nhau từ nhiều người. Mỗi người sẽ có những ý tưởng mới mẻ, khi mọi người cảm thấy ý tưởng của mình được lắng nghe và đánh giá cao, họ sẽ có động lực để đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Các cách để đón nhận ý tưởng hiệu quả như:

  • Tạo ra một không gian làm việc thoải mái, nơi mọi người cảm thấy tự tin để thể hiện bản thân.
  • Lắng nghe ý kiến của mọi người.
  • Đánh giá các ý tưởng dựa trên các tiêu chí cụ thể như khả năng thực hiện, lợi ích, rủi ro.

5.4. Giải quyết xung đột nhanh chóng

Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi những xung đột nhất định. Tuy nhiên, cách chúng ta xử lý những xung đột này lại quyết định rất nhiều đến hiệu quả làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp. Bạn cần giải quyết các xung đột này càng nhanh chóng càng tốt. Bạn có thể gặp gỡ các nhân viên của mình và lắng nghe họ đang gặp phải những vấn đề gì, khúc mắc ở đâu, bạn cần phải đưa ra những lời khuyên mang tính công bằng, để giải quyết mọi vấn đề một cách tích cực.

6. Công cụ quản lý cho nhà lãnh đạo

Nhằm mục đích giải quyết các bài toán khó trong doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, SIS Việt Nam cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể chuyên nghiệp gồm các công cụ số hóa, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất làm việc, quản lý mọi quy trình, dự án một cách tối ưu nhất. 

Với giải pháp quản trị mọi hoạt động của doanh nghiệp trên một nền tảng duy nhất, SIS giúp bạn:

  • Đồng bộ mọi dữ liệu, tối ưu hóa khả năng khai thác dữ liệu, mọi dữ liệu được cập nhật nhanh chóng theo thời gian thực.
  • Cho phép các nhà quản lý theo dõi, kiểm soát, đánh giá các số liệu chính xác, trực quan qua báo cáo thống kê chi tiết.
  • Doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác năng lực, nắm bắt được toàn bộ hoạt động, tiến độ làm việc của nhân viên.
  • Tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều có thể truy cập và chia sẻ thông tin chung trên một nền tảng.
  • Mọi  hoạt động của doanh nghiệp đều được ghi nhận và lưu trữ trong hệ thống, giúp nhà quản trị dễ dàng theo dõi và kiểm soát.

công cụ quản lý cho nhà lãnh đạo

Có thể thấy rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ được tự động hóa mọi hoạt động kinh doanh, các dữ liệu đều tập trung trong một nền tảng duy nhất, các bộ phận, phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau, truy cập một luồng thông tin đồng nhất. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo nắm bắt và quản lý được mọi quy trình phức tạp, cải thiện khả năng quản trị, tăng hiệu suất làm việc, giảm thiểu thời gian, chi phí.

Chỉ với một cú nhấp chuột, nhà quản trị có thể theo dõi chính xác tất cả các số liệu kinh doanh tổng thể, từ doanh thu, lợi nhuận, đến hiệu suất hoạt động của từng bộ phận.

Tóm lại, để có được kỹ năng quản trị doanh nghiệp hiệu quả là một hành trình học hỏi không ngừng. Bằng việc luôn luôn trau dồi các kỹ năng như lập kế hoạch, giao tiếp, lãnh đạo và giải quyết các vấn đề, bạn sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn và dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công. Hãy nhớ rằng, một nhà quản lý giỏi không chỉ là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng, mà còn là người biết cách truyền cảm hứng và tạo động lực cho đội ngũ của mình. Đồng thời, nếu muốn đưa doanh nghiệp của bạn phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh tranh, thì sử dụng các công cụ quản lý doanh nghiệp là điều vô cùng tất yếu!

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
BSC là gì
Gartner Group cho rằng, hơn 50% các công ty lớn tại Hoa kỳ đã áp dụng BSC vào hệ thống quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hơn một nửa số doanh nghiệp lớn...
CEO Là Gì
Theo nghiên cứu của PwC, việc thay đổi CEO khiến các cổ đông mất khoảng 112 tỷ USD giá trị thị trường hàng năm. Con số này không chỉ là một tổn thất...
Hoạch Định Chiến Lược Là Gì
Theo nghiên cứu của OnStrategy cho biết, 86% ban lãnh đạo dành thời gian ít hơn 1 tiếng trong mỗi tháng để thảo luận về chiến lược, và 95% nhân viên không...
Quản Trị Rủi Ro Là Gì
Theo nghiên cứu của DTEX Systems, có tới 77% các doanh nghiệp đã bắt đầu hoặc đang có kế hoạch triển khai chương trình rủi ro nội bộ. Con số này cho thấy...
Top