MBO là gì

SIS software solutions
21/10/2024 14:07:41
78 lượt xem

quản trị theo mục tiêu MBO

Là một chủ doanh nghiệp, bạn muốn đội ngũ nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn, nhưng không biết bắt đầu từ đâu?

Nhân viên của bạn thường xuyên thấy công việc thiếu rõ ràng và không biết mình cần phải làm gì để đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp?

Bạn muốn xây dựng một môi trường năng động, nơi mà mọi nhân viên đều có mục tiêu chung và cùng nhau phát triển?

Quản trị theo mục tiêu MBO chính là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm! Phương pháp quản lý này không chỉ giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn mà còn giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đầy tham vọng. Vậy MBO là gì? Làm thế nào để áp dụng MBO một cách hiệu quả? Câu trả lời nằm ngay trong bài viết dưới đây!

1. MBO là gì?

MBO được viết tắt của từ Management by Objective, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Quản trị theo mục tiêu. Đây là một phương pháp quản trị được phát triển bởi Peter Drucker vào những năm 1950, tập trung vào việc thiết lập và đạt được các mục tiêu cụ thể giữa quản lý và nhân viên. Phương pháp này giúp tạo ra sự liên kết giữa các mục tiêu cá nhân của nhân viên, và mục tiêu chung của tổ chức, từ đó tăng cường hiệu quả làm việc và thúc đẩy sự phát triển.

Một trong những bước quan trọng trong phương pháp MBO chính là theo dõi và đánh giá hiệu suất, tiến độ của từng nhân viên so với các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhân viên có khả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất nếu như họ cùng tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, họ nắm bắt được nhiệm vụ của mình, những kỳ vọng để đạt được nó và những tác động tới sự phát triển chung trong toàn doanh nghiệp.

Hiện nay, quản trị theo mục tiêu MBO gồm 04 yếu tố cơ bản sau:

  • Sự cam kết của các ban lãnh đạo đối với hệ thống MBO;
  • Sự cộng tác, hợp tác của các thành viên trong doanh nghiệp nhằm xây dựng mục tiêu chung;
  • Sự tự giác và tự nguyện với tinh thần tự quản của nhân viên để tiến hành kế hoạch chung;
  • Kiểm soát, giám sát việc thực hiện kế hoạch.

MBO là gì

2. Lợi ích của quản trị theo mục tiêu MBO:

Quản trị theo mục tiêu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nhân viên, phương pháp này giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và phát triển bền vững cho các tổ chức, cụ thể như sau:

  • Thúc đẩy việc lập kế hoạch:

Việc thực hiện quản lý theo phương pháp MBO sẽ giúp ban lãnh đạo xác định chính xác về mục tiêu của mình và phát triển nó theo đúng hướng. Khi thực hiện phương pháp này, nó sẽ thúc đẩy các nhà quản lý quan tâm đến kết quả hơn là quá trình làm việc như thế nào.

  • Định hướng công việc rõ ràng:

Mục tiêu được thiết lập trong MBO thường rất cụ thể và rõ ràng, giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của họ và những gì cần phải hoàn thành. Điều này giúp tránh được sự mơ hồ và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng.

  • Đo lường hiệu quả làm việc một cách rõ ràng:

MBO yêu cầu đo lường kết quả một cách cụ thể, từ đó cho phép tổ chức đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên những tiêu chí đã được thiết lập từ đầu. Với yếu tố này, nó sẽ giúp quá trình đánh giá trở nên khách quan và công bằng hơn.

  • Tăng cường sự phối hợp giữa quản lý và nhân viên:

Trong MBO, quản lý và nhân viên thường xuyên thảo luận về mục tiêu và tiến độ thực hiện, giúp cải thiện sự tương tác và phối hợp giữa hai bên. Nhà quản lý có thể cung cấp sự hỗ trợ, phản hồi và định hướng kịp thời, giúp nhân viên vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu.

  • Thúc đẩy phát triển kỹ năng và năng lực cá nhân:

Khi nhân viên thiết lập và hoàn thành mục tiêu của riêng mình, họ có cơ hội phát triển kỹ năng và nâng cao năng lực cá nhân. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho nhân viên mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

  • Hỗ trợ trong việc quản lý với điều kiện thay đổi:

MBO giúp tổ chức dễ dàng thích nghi với những thay đổi bằng cách thường xuyên xem xét lại các mục tiêu và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nhờ đó, tổ chức có thể linh hoạt và nhanh chóng ứng phó với sự biến động của thị trường và môi trường kinh doanh.

lợi ích của việc quản trị theo mục tiêu mbo

3. Quy trình quản trị theo mục tiêu:

Quy trình quản trị theo mục tiêu (MBO) bao gồm nhiều bước, từ việc thiết lập mục tiêu đến việc đánh giá kết quả và khen thưởng. Quá trình này giúp tổ chức và nhân viên cùng đồng thuận về các mục tiêu và hướng tới việc đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc. Dưới đây là quy trình chi tiết của MBO:

Bước 1: Xác định mục tiêu của tổ chức:

Việc đặt ra mục tiêu không chỉ góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp mà còn là bước đệm để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Khi đặt ra mục tiêu, cần có sự tham gia của các nhà quản lý, để phối hợp, phân tích và đánh giá những gì công ty có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 2: Xác định mục tiêu của nhân viên:

Sau khi nhân viên được truyền đạt về các mục tiêu chung, kế hoạch và các chiến lược cần thực hiện, thì lúc này các nhà quản lý có thể bắt đầu triển khai với các bộ phận cấp dưới để thiết lập mục tiêu cho từng cá nhân. Mỗi thành viên sẽ phải đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung bằng cách đạt được các mục tiêu nhỏ hơn, phù hợp với vai trò và trách nhiệm của họ.

Bước 3: Lập kế hoạch hành động:

Sau khi mục tiêu được thiết lập, bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Nhân viên và quản lý phối hợp cùng nhau quyết định các bước cần thiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Kế hoạch này cần bao gồm cả các nguồn lực cần thiết, thời gian thực hiện và các chỉ số đo lường cụ thể.

Bước 4: Theo dõi và giám sát tiến độ:

Việc theo dõi và giám sát trong quá trình thực hiện mục tiêu là một phần rất quan trọng trong MBO. Quản lý và nhân viên cần thường xuyên kiểm tra tiến độ, cập nhật tình hình và đảm bảo rằng mọi việc đang diễn ra theo kế hoạch. Nếu gặp khó khăn hoặc có những thay đổi trong điều kiện làm việc, mục tiêu có thể được điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Bước 5: Đánh giá hiệu suất:

Sau khi quá trình thực hiện hoàn thành hoặc đến cuối chu kỳ, kết quả của các mục tiêu sẽ được đánh giá. Việc đánh giá này dựa trên các tiêu chí đo lường đã được thiết lập ban đầu, giúp xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu và xác định các thành công hay thất bại.

Bước 6: Khen thưởng và phản hồi:

Nhằm ghi nhận sự cố gắng của các thành viên trong tổ chức, ban lãnh đạo sẽ dựa trên kết quả đánh giá và khen thưởng các cá nhân và bộ phận đã đạt hoặc vượt mục tiêu. Phản hồi tích cực và sự ghi nhận là yếu tố quan trọng để duy trì động lực cho nhân viên. Trong trường hợp các mục tiêu không đạt được, quản lý sẽ cần phải xem xét và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng để cải thiện trong tương lai.

quy trình quản trị theo mục tiêu mbo

4. Ưu và nhược điểm của MBO:

Ưu điểm của MBO:

  • Tăng hiệu quả khi làm việc nhóm: Khi MBO thúc đẩy từng nhân viên hướng tới các mục tiêu tập trung vào kinh doanh, nó có thể dẫn đến cải thiện giao tiếp và làm việc nhóm.
  • Rõ ràng: MBO đặt ra các mục tiêu kinh doanh rõ ràng, trong đó có nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên và bộ phận. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ họ cần làm gì và phải đạt được điều gì, từ đó tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, tránh lãng phí nguồn lực.
  • Trao quyền: Các nhân viên được tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, giúp họ cảm thấy có quyền sở hữu và trách nhiệm với mục tiêu công việc. Điều này có thể nâng cao động lực làm việc và sự cam kết của họ.
  • Định hướng dài hạn và phát triển cá nhân: Các mục tiêu dài hạn trong MBO không chỉ giúp tổ chức đạt được thành tựu lớn mà còn góp phần vào sự phát triển năng lực cá nhân của nhân viên. Quá trình đạt được mục tiêu sẽ thường đi kèm với việc học hỏi và cải thiện kỹ năng.

Nhược điểm của MBO:

  • Gây áp lực cho nhân viên: Các nhà quản lý quá nhấn mạnh vào mục tiêu, liên tục gây áp lực nên nhân viên để hoàn thành mục tiêu của họ, đặc biệt nếu các mục tiêu quá tham vọng hoặc nếu họ không có đủ nguồn lực để thực hiện.
  • Đánh giá chủ yếu dựa trên kết quả: MBO tập trung vào việc đo lường kết quả cuối cùng, đôi khi không chú ý đến quá trình thực hiện hay những nỗ lực mà nhân viên đã bỏ ra. Điều này có thể làm giảm sự công bằng khi đánh giá, đặc biệt nếu môi trường làm việc thay đổi hoặc có các yếu tố ngoài tầm kiểm soát.
  • Thiếu linh hoạt trong điều kiện thay đổi: Khi mục tiêu đã được đặt ra, việc điều chỉnh chúng trong điều kiện thay đổi như thị trường, hoặc nội bộ công ty có thể trở nên khó khăn và tốn kém. MBO có xu hướng ít linh hoạt hơn so với các phương pháp quản trị hiện đại khác.

5. Một số ví dụ cụ thể về quản trị MBO:

Ví dụ về MBO cho doanh nghiệp:

  • Chiếm thị phần cao nhất trong ngành.
  • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên tới 95%.
  • Tăng 30% độ nhận diện thương hiệu.
  • Đạt doanh thu 300.000.0000 VNĐ/tháng.

Ví dụ về MBO cho bộ phận Marketing:

  • Thu về 1000 khách hàng tiềm năng từ việc quảng cáo.
  • Tăng doanh thu 30% từ bộ phận Marketing.
  • Tăng lượng truy cập website lên 1.000 lượt.
  • Tăng 30% độ nhận diện thương hiệu.

Ví dụ về MBO cho bộ phận bán hàng:

  • Hoàn thành giới thiệu cho 100 khách hàng đăng ký thẻ thành viên trong tháng.
  • Giao dịch trung bình đạt 200.000.000 VNĐ.
  • Tăng tỷ lệ ký hợp đồng lên tới 25%.
  • Giảm chu kỳ bán hàng xuống còn 02 tháng.


Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đọc cũng đã nắm rõ phần nào về MBO là gì cũng như ưu nhược điểm của nó mang lại. Quản trị theo mục tiêu (MBO) là một công cụ quản lý linh hoạt và có thể tùy chỉnh để phù hợp với từng tổ chức. Tuy nhiên, thành công của MBO phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm văn hóa tổ chức, sự tham gia của lãnh đạo, kỹ năng của nhân viên và khả năng thích ứng với sự thay đổi. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, MBO vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc để giúp các tổ chức đạt được mục tiêu và phát triển bền vững.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp
Mỗi ngày, doanh nghiệp của bạn phải đối mặt với hàng tá công việc, từ quản lý tài chính, bán hàng đến sản xuất. Làm thế nào để đảm bảo tất cả...
Pomodoro là gì
Với thời đại phát triển như hiện nay, bạn đang cố gắng tăng cường tập trung và hoàn thành công việc một cách tốt nhất nhưng lại cảm thấy thời gian...
Quản Trị Rủi Ro Là Gì
Theo nghiên cứu của DTEX Systems, có tới 77% các doanh nghiệp đã bắt đầu hoặc đang có kế hoạch triển khai chương trình rủi ro nội bộ. Con số này cho thấy...
Quản Lý Doanh Nghiệp Trong Thời Đại 4.0
Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn không thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Thế giới đang thay đổi từng ngày với sự bùng nổ...
Top