26/10/2024 22:27:15
Quản Trị Rủi Ro Là Gì
Theo nghiên cứu của DTEX Systems, có tới 77% các doanh nghiệp đã bắt đầu hoặc đang có kế hoạch triển khai chương trình rủi ro nội bộ. Con số này cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của việc chủ động ứng phó với những bất ổn và rủi ro trong kinh doanh.
Vậy tại sao quản trị rủi ro lại được quan tâm đến vậy?
Bạn có thắc mắc rằng tại sao một số tổ chức lại đi đầu trong việc triển khai chương trình này, trong khi các tổ chức khác vẫn còn e dè?
Và làm thế nào để xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả?
Nếu bạn muốn tìm đáp án, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quản trị rủi ro là gì và nắm bắt được quy trình quản trị rủi ro hiệu quả!
1. Rủi ro là gì?
Rủi ro là những yếu tố không biết trước, có thể xảy ra bất cứ lúc nào và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là những tình huống không mong muốn, xảy ra bất ngờ, có thể dẫn đến tổn thất về tài chính, danh tiếng, thị phần và thậm chí là sự tổn hại trong doanh nghiệp.
2. Quản trị rủi ro là gì?
Quản trị rủi ro là quá trình xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro về tài chính, pháp lý, chiến lược và an ninh đối với doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là việc chúng ta chủ động tìm hiểu, phân tích và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại bỏ những rủi ro tiềm ẩn, nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Để quản lý rủi ro hiệu quả, ban lãnh đạo cần cố gắng kiểm soát càng nhanh chóng càng tốt, bằng cách triển khai chiến lược quản lý rủi ro để đối phó và khắc phục những hậu quả mà nó gây ra.
3. Tại sao cần quản trị rủi ro?
Nếu một tình huống bất ngờ xảy ra khiến doanh nghiệp của bạn không kịp ứng phó, trong trường hợp nó tác động nhỏ thì có thể gây tổn hại về tài chính cũng như nguồn lực. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, thì khả năng có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí phá sản. Chính vì thế, doanh nghiệp cần có những hoạt động đối phó quản trị rủi ro, nhằm:
- Giảm thiểu thiệt hại: Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với những yếu tố không chắc chắn như biến động thị trường, thay đổi về pháp lý, khủng hoảng tài chính hoặc thiên tai. Nếu doanh nghiệp có chiến lược quản trị tốt, nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định trước những rủi ro này và đưa ra biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra.
- Khả năng thích ứng linh hoạt: Việc ứng phó với các rủi ro giúp tổ chức linh hoạt hơn trong việc thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh.
- Tăng cường khả năng ra quyết định: Quản trị rủi ro giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về những thách thức và cơ hội. Nhờ đó, họ có thể đưa ra những quyết định chiến lược tốt hơn, cân nhắc các yếu tố rủi ro và lợi ích tiềm năng một cách cân đối.
- Nâng cao uy tín và niềm tin: Việc thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả không chỉ bảo vệ doanh nghiệp mà còn nâng cao niềm tin của các bên liên quan như khách hàng, đối tác, và nhà đầu tư.
- Duy trì lợi thế cạnh tranh: Khi doanh nghiệp có khả năng nhận diện và xử lý rủi ro nhanh chóng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Bằng cách chuẩn bị tốt, họ có thể vượt qua những thay đổi khó lường trong môi trường kinh doanh.
Đối với một doanh nghiệp, việc đánh giá và quản lý rủi ro là cách hiệu quả nhất để chuẩn bị cho những tình huống xảy ra bất ngờ làm ảnh hưởng sự phát triển của tổ chức. Khi ban lãnh đạo đánh giá kế hoạch xử lý các rủi ro tiềm ẩn và xây dựng chiến lược để đối phó, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu những tổn hại mà nó đem lại.
4. Các loại rủi ro phổ biến trong doanh nghiệp
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro về chiến lược, tài chính, hoạt động, thị trường,... dưới đây là những rủi ro cơ bản mà doanh nghiệp thường gặp:
- Rủi ro về tài chính: Rủi ro này có thể liên quan đến đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm sự biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường chứng khoán và thanh khoản. Sự rủi ro về dòng tiền có thể dẫn đến khó khăn trong thanh toán các khoản nợ hoặc chi phí hoạt động.
- Rủi ro về chiến lược: Có 02 dạng rủi ro về chiến lược chính là việc triển khai chiến lược không phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp, và rủi ro thực hiện chiến lược bị thất bại. Điều này dẫn đến việc toàn bộ tổ chức đi sai hướng và kế hoạch ban đầu đã đề ra, không tạo ra kết quả như mong đợi và nó trở nên vô nghĩa.
- Rủi ro về hoạt động: Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, gián đoạn chuỗi cung ứng hay rủi ro về chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo, có thể dẫn đến việc khách hàng không hài lòng và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
- Rủi ro về thị trường: Rủi ro này đến từ nhiều phía, có thể xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt hoặc sự gia nhập của đối thủ mới, hay thay đổi bất thường của giá nguyên vật liệu, sản phẩm, hoặc nhu cầu khách hàng thay đổi đột ngột,...
- Rủi ro về công nghệ: Rủi ro này xuất hiện do sự phụ thuộc vào công nghệ, bao gồm các sự cố an ninh mạng, hacker tấn công hay công nghệ lỗi thời không đáp ứng yêu cầu kinh doanh.
5. Quy trình các bước quản trị rủi ro
Bước 1: Xác định bối cảnh và mục tiêu:
Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần vạch rõ ra bối cảnh có thể xảy ra trong tương lai tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh. Để xác định chính xác, ban lãnh đạo có thể quan tâm đến môi trường kinh doanh, ngành, và các yếu tố nội ngoại như quy định pháp luật, thị trường tài chính, xu hướng thị trường, công nghệ kỹ thuật,...
Bước 2: Nhận diện rủi ro:
Bước tiếp theo, nhà quản trị cần phải đánh giá các yếu tố mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Sau đó dùng các công cụ như phân tích SWOT, danh sách kiểm tra, khảo sát, phỏng vấn, kiểm toán các rủi ro để tìm ra các rủi ro tiềm ẩn. Khi đánh giá xong, doanh nghiệp sẽ phân loại và sắp xếp theo một danh sách cụ thể, khoa học.
Bước 3: Phân tích và đánh giá rủi ro:
Khi đã có một danh sách cụ thể về các rủi ro mà mình đối mặt, ban lãnh đạo tiếp tục phân tích xem chúng để lại những hậu quả nào, mức độ nghiêm trọng là bao nhiêu. Sau đó đánh giá xác suất rủi ro xảy ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ định lượng hoặc định tính để đánh giá mức độ rủi ro.
Bước 4: Xử lý rủi ro:
Xử lý rủi ro gồm các biện pháp sau:
- Né tránh rủi ro: Doanh nghiệp sẽ không tham gia vào những hoạt động rủi ro quá cao. Đây được đánh giá là biện pháp an toàn nhưng lại tiêu cực, doanh nghiệp có thể sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh của mình. Chẳng hạn như doanh nghiệp không đầu tư hoặc kinh doanh một dòng sản phẩm mới, điều này khiến vụt mất đi cơ hội kiếm tiền mang lại lợi nhuận cho mình.
- Giảm thiểu rủi ro: Với biện pháp này, doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để giảm thiểu xác suất hoặc mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Nhà quản trị cố gắng ngăn chặn các tổn thất và kiểm soát mức độ lan rộng của nó.
- Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro cho bên thứ ba (ví dụ: mua bảo hiểm).
- Chấp nhận rủi ro: Doanh nghiệp thay vì né tránh hay cố gắng giảm thiểu rủi ro, thì với biện pháp này tổ chức sẽ chấp nhận mức độ rủi ro của nó, để thu lại được lợi nhuận cao hơn.
Bước 5: Theo dõi và kiểm soát:
Cuối cùng thì ban lãnh đạo cần theo dõi và giám sát các rủi ro có biến động gì không, quá trình này cần theo dõi liên tục để tránh những chuyển biến xấu nhất và bất ngờ nhất.
6. Nguyên tắc quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro là một quá trình hệ thống nhằm xác định, đánh giá và xử lý các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp. Để thực hiện hiệu quả quá trình này, các doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải phù hợp với bối cảnh: Quản trị rủi ro phải được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố như ngành nghề, môi trường kinh doanh, quy mô, chiến lược và mục tiêu của tổ chức.
- Cần tập trung vào các rủi ro quan trọng: Doanh nghiệp nên tập trung vào các rủi ro có thể có tác động lớn đến mục tiêu chiến lược và hoạt động, thay vì cố gắng kiểm soát mọi rủi ro. Điều này giúp doanh nghiệp ưu tiên các nguồn lực một cách hiệu quả, tập trung vào những rủi ro có khả năng và mức độ ảnh hưởng cao nhất.
- Nguyên tắc chủ động: Doanh nghiệp phải nhận diện rủi ro từ sớm và có biện pháp phòng ngừa trước khi chúng xảy ra.
- Nguyên tắc quyết định dựa trên thông tin: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục thu thập, phân tích thông tin và dữ liệu liên quan đến rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp dựa trên hiểu biết rõ ràng về tình hình.
- Linh hoạt và thích ứng: Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, do đó quản trị rủi ro cũng cần phải linh hoạt và thích ứng theo các điều kiện mới. Doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên các rủi ro mới và điều chỉnh chiến lược quản trị rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Minh bạch và trách nhiệm: Tất cả các quyết định và hành động liên quan đến quản trị rủi ro cần phải được thực hiện một cách minh bạch, với trách nhiệm rõ ràng. Các cá nhân, bộ phận liên quan phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với rủi ro.
7. Các tiêu chuẩn quản trị rủi ro
Hiện nay, có 02 tiêu chuẩn quốc tế phổ biến thường được các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng:
- Khung ERM COSO:
Khung kiểm soát nội bộ (COSO - Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) đưa ra một khung quản lý rủi ro toàn diện, bao gồm 8 thành phần chính: môi trường nội bộ, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, và các hoạt động kiểm soát.
Tiêu chuẩn này được phát triển dựa trên ý kiến đóng góp của 05 tổ chức thành viên COSO và những cố vấn bên ngoài, bao gồm một nội bộ 20 nguyên tắc tổ chức thành 8 thành phần liên quan đến nhau, được kể đến bên trên.
- Tiêu chuẩn ISO 31000:
Đây là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro, cung cấp các nguyên tắc, hướng dẫn và khuôn khổ chung để các tổ chức áp dụng quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Tiêu chuẩn này có tính ứng dụng rộng rãi cho mọi loại hình tổ chức, từ doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn.
8. Thách thức khi quản trị rủi ro
- Thiếu thông tin: Khi muốn kiểm soát rủi ro hiệu quả, cần phải thu thập thông tin đầy đủ và chính xác. Tuy nhiên, đây là một thách thức cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng gặp phải, bởi trong quá trình thu thập, có phân tích không chính xác.
- Sự biến đổi của thị trường: Môi trường kinh doanh luôn thay đổi và không chắc chắn, khó có thể lường trước được như thị trường ngành, công nghệ, tài chính,...
- Thiếu nguồn lực để quản trị rủi ro: Việc triển khai các biện pháp giảm thiểu rủi ro đòi hỏi nguồn lực tài chính đáng kể. Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cân đối giữa chi phí và hiệu quả quản trị rủi ro.
- Khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro: Các biện pháp quản trị rủi ro có thể mất nhiều thời gian để thể hiện kết quả, khiến cho việc đánh giá hiệu quả trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ó thể không có các chỉ số cụ thể hoặc công cụ đo lường để đánh giá mức độ thành công của các biện pháp quản trị rủi ro.
- Thiếu sự phối hợp của các phòng ban: Quản trị rủi ro hiệu quả đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bộ phận trong doanh nghiệp. Nếu thông tin không được chia sẻ đầy đủ và kịp thời, quá trình quản trị có thể bị gián đoạn.
- Rủi ro về vấn đề pháp lý: Các thay đổi nhanh chóng trong chính sách, luật pháp, hoặc quy định có thể khiến doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh để tuân thủ, từ đó phát sinh các rủi ro pháp lý.
9. Ví dụ về quản trị rủi ro
Chẳng hạn đối với ngành công nghệ thông tin:
Ngành công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đi kèm với đó là vô số rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các loại rủi ro phổ biến trong lĩnh vực này:
- Rủi ro về an ninh mạng: tấn công mạng, rò rỉ dữ liệu, do lỗi phần cứng, phần mềm, sự cố thiên tai hoặc hành vi cố ý, doanh nghiệp có thể mất đi lượng lớn dữ liệu quan trọng.
- Rủi ro liên quan đến phần cứng và phần mềm: Sự cố về máy chủ, thiết bị mạng, ổ cứng có thể làm gián đoạn hoạt động của hệ thống. Các phần mềm, hệ điều hành không tương thích với nhau có thể gây ra xung đột và làm gián đoạn hoạt động.
- Rủi ro liên quan đến con người: Sai sót trong quá trình vận hành, bảo trì hệ thống có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Rủi ro liên quan đến đối tác: Đối tác cung cấp dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng hoặc không đúng hẹn.
- Chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu: Sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ.
Qua bài viết trên, SIS Việt Nam đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về quản trị rủi ro là gì và cách kiểm soát rủi ro cũng như thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Quản trị rủi ro không đơn thuần là việc phòng ngừa rủi ro mà còn là cơ hội để doanh nghiệp phát triển. Bằng cách chủ động đối mặt với các thách thức, doanh nghiệp có thể khám phá ra những cơ hội mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra giá trị gia tăng. Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, quản trị rủi ro là chìa khóa để đảm bảo sự thành công lâu dài.
phần mềm của SIS