05/06/2024 09:22:33
Hệ Thống ERP Của TH True Milk
Bạn có từng thắc mắc:
- Làm thế nào TH True Milk - một doanh nghiệp sữa non trẻ, có thể vươn lên đứng trong top 5 thị trường dẫn đầu về ngành sữa Việt Nam?
- Bí quyết nào giúp TH True Milk liên tục ghi điểm trong lòng người tiêu dùng với những sản phẩm sữa chất lượng cao?
- Yếu tố then chốt nào giúp TH True Milk tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và khẳng định vị thế trong ngành sữa cạnh tranh gay gắt?
Câu trả lời nằm ở Hệ thống ERP của TH True Milk - Giải mã mô hình quản lý ngành sữa hiệu quả, mở ra cánh cửa thành công cho doanh nghiệp sữa hàng đầu tại Việt Nam.
Bài viết này cho bạn:
- Khám phá lợi ích tuyệt vời mà ERP đem lại cho TH True Milk trong từng khía cạnh quản lý.
- Cách mà TH True Milk vẫn giữ vững vị thế trên thị trường sữa trong bối cảnh đầy biến động.
- Nhận định bài học giá trị cho doanh nghiệp rút ra từ bài học của TH True Milk.
Hãy sẵn sàng đắm chìm trong câu chuyện quá trình chinh phục vươn tới đỉnh cao của TH True Milk, khám phá bí quyết đằng sau mô hình quản lý ngành sữa hiệu quả được vận hành bởi hệ thống ERP!
1. Giới thiệu chung về tình hình phát triển của TH True Milk
Công ty TH True Milk có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Thực phẩm Sữa TH, thuộc tập đoàn TH, được thành lập vào năm 2009 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp là sữa và các chế phẩm từ sữa với tôn chỉ là “sữa sạch là con đường duy nhất”.
Dù mới ra đời được hơn 15 năm, nhưng TH True Milk đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Vào năm 2013, công ty khánh thành nhà máy sản xuất sữa tươi sạch với công suất đạt 500.000 tấn/năm. Đàn bò sữa tươi được nuôi theo tiêu chuẩn công nghệ cao, với hơn 45.000 con bò được doanh nghiệp chọn lọc kỹ lưỡng từ New Zealand, Australia, Canada,..
Vào tháng 10/2018, tập đoàn TH trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất trong ngành sữa sử dụng thìa sữa chua làm từ chất liệu thân thiện với môi trường, an toàn tuyệt đối khi sử dụng, thay thế hoàn toàn các loại thìa nhựa.
Đến năm 2023, TH True Milk giữ vị thế trên thị trường với doanh số đạt mức cao lên tới 8,7 tỷ đồng và 35,8 nghìn về sản lượng trong khi ngành Sữa Việt Nam đang chịu áp lực lớn từ giá nhập nguyên liệu đầu vào cao gấp 6 lần.
Hiện nay, các sản phẩm của TH True Milk đã có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, với hơn 130.000 cửa hàng trên toàn quốc thông qua 180 nhà phân phối. Hệ thống TH Mart có mặt tại 54 tỉnh thành trên cả nước với 279 cửa hàng. Bên cạnh đó, Tập đoàn TH còn tiếp cận khách hàng thông qua sàn thương mại điện tử, kênh đặt hàng trực tuyến và qua website.
2. Những thách thức của TH True Milk trước khi triển khai ERP
Trước khi triển khai phần mềm ERP, TH True Milk đã gặp phải những khó khăn và thách thức như: Khó khăn trong việc quản lý thông tin nhân sự, báo cáo đánh giá chưa hoàn thiện, cách chấm công không thống nhất, quy chế tính lương, bảo hiểm phức tạp,... Cụ thể:
- Khó khăn trong việc quản lý thông tin nhân sự:
Ban đầu, tập đoàn TH quản lý dữ liệu thông tin của nhân sự trên Excel. Điều này đã dẫn tới thiếu sự thống nhất và chuẩn hóa, gây khó khăn trong việc theo dõi và cập nhật thông tin. Ngoài ra, quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự thực hiện thủ công, làm tốn thời gian, chi phí, công suất của nhân viên.
- Khó khăn trong quản lý sản xuất:
Hệ thống báo cáo sản xuất thủ công, thiếu chính xác và kịp thời, khiến cho việc theo dõi và quản lý quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, tồn kho cao và sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
- Không thống nhất cách thức chấm công:
TH True Milk không có quy tắc chấm công thống nhất cho từng công ty con cụ thể. Cách tính giờ làm việc, tăng ca, thưởng,.. của mỗi công ty con đều có sự riêng biệt, rời rạc, dẫn tới khó khăn cho hệ thống khi xử lý dữ liệu.
- Công thức tính bảo hiểm chồng chéo:
Ngoài các công ty trong nước, tập đoàn TH còn có cả các công ty đầu tư nước ngoài, vì thế mà việc tính toán bảo hiểm trở nên khó khăn và phức tạp, gặp phải những sự chồng chéo do các quy định của mỗi nước khác nhau.
- Khó khăn trong quản lý bán hàng và phân phối:
Hệ thống báo cáo bán hàng thủ công, thiếu chính xác và kịp thời, khiến cho việc phân tích thị trường và đưa ra chiến lược bán hàng gặp nhiều khó khăn. Việc theo dõi đơn hàng, quản lý hàng tồn kho và tình hình bán hàng theo từng khu vực, kênh phân phối và khách hàng không được cập nhật liên tục, nhanh chóng.
3. Lợi ích của TH True Milk khi áp dụng hệ thống ERP
Để có được thành công như ngày hôm nay, tập đoàn TH không ít lần thay đổi cách vận hành bộ máy quản lý của mình. Vào tháng 1 năm 2007, TH đã áp dụng ERP tại 11 công ty con với các Module chính là: Quản lý nhân sự, bán hàng, bảo hiểm xã hội,... với quy mô triển khai nhân sự lên tới 10.000 người.
Sau khi triển khai, hệ thống ERP đã đem lại những lợi ích to lớn cho tập đoàn như sau:
- Đối với quản lý thông tin nhân sự:
Hệ thống ERP lưu trữ tập trung tất cả các dữ liệu nhân sự, bao gồm hồ sơ nhân viên, lịch sử công tác, bảng lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... Dữ liệu được cập nhật tự động từ các hệ thống khác trong doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và thống nhất. Ngoài ra, ERP hỗ trợ việc tuyển dụng nhân viên hiệu quả hơn thông qua các chức năng như đăng tin tuyển dụng, quản lý hồ sơ ứng viên, đánh giá năng lực ứng viên,...
- Đối với nghiệp vụ chấm công và tính lương:
ERP đã giúp công ty tính toán được thời gian làm việc dựa trên dữ liệu chấm công, hệ thống tự động ghi nhận giờ làm việc, giờ nghỉ phép, giờ tăng ca, các khoản phụ cấp, bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên. Nếu ai đi muộn, về sớm, chấm công sai thì hệ thống sẽ tự động cảnh báo tức thời.
Hệ thống tự động hóa dữ liệu từ chấm công sang tính lương để thực hiện hoạt động tính toán chi trả lương cho nhân viên một cách chính xác.
- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xã hội:
Hệ thống ERP tự động hóa nhiều quy trình thủ công trong việc quản lý bảo hiểm xã hội từ việc ghi nhận khoản đóng bảo hiểm đến quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội của nhân viên một cách hiệu quả và chính xác. Các thủ tục này đều tuân thủ theo quy định của pháp luật.
4. Bài học rút ra từ TH True Milk khi triển khai ERP
Nhìn nhận lại hành trình vượt lên những khó khăn và thành công như ngày hôm nay của tập đoàn TH, chắc hẳn các doanh nghiệp cũng đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của một hệ thống ERP đồng bộ. Đây là một yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay.
Các bộ phận, nghiệp vụ cần được quản lý thông tin dữ liệu trên một nền tảng tích hợp duy nhất, tránh các thông tin bị rời rạc, dẫn tới cách tính toán từ chi lương, bảo hiểm, hàng hóa bị sai sót, nhầm lẫn.
Bên cạnh đó, nếu các bộ phận nhân sự chỉ tạo báo cáo thủ công trên Excel sau đó chuyển sang bên bộ phận kế toán hay quản lý khác sẽ tốn rất nhiều thời gian, thậm chí việc bảo mật dữ liệu không được an toàn.
Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm phần mềm có khả năng tích hợp tất cả các quy trình kinh doanh trong doanh trên một phần mềm, dữ liệu tập trung, gắn kết các mảnh ghép bộ phận với nhau, giúp bạn có một bức tranh toàn diện về doanh nghiệp kết hợp với tính bảo mật dữ liệu cao mà chi phí hợp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hãy đến ngay với SIS Việt Nam - Chuyển đổi số hiệu quả, nâng tầm quản trị doanh nghiệp!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0912 210 210 hoặc nhấp vào đây trong ngày hôm nay để được đội ngũ chuyên gia của SIS Việt Nam tư vấn miễn phí nhé!
Qua câu chuyện chia sẻ trên, có thể thấy rằng, Hệ thống ERP đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy TH True Milk đạt được những thành công to lớn như ngày hôm nay. Hệ thống ERP của TH True Milk là minh chứng rõ ràng cho lợi ích mà ERP mang lại trong việc nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
phần mềm của SIS