Phần Mềm ERP Là Gì

SIS software solutions
20/05/2024 08:53:43
303 lượt xem

phần mềm erp

Bạn có biết rằng:

  • Hơn 70% doanh nghiệp lớn sử dụng phần mềm ERP.
  • 57% doanh nghiệp tin rằng phần mềm ERP sẽ giúp họ trở nên linh hoạt hơn.
  • 54% các tổ chức đang sử dụng ERP để cải thiện hoạt động báo cáo và phân tích.

Lý do tại sao mọi người ưa chuộng sử dụng phần mềm ERP như thế?

  • Phần mềm ERP tăng hiệu quả hoạt động, giúp tự động hóa quy trình thủ công.
  • Tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu chi phí không cần thiết.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của ERP ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình thủ công, từ đó nâng cao hiệu quả về sử dụng nguồn lực, tăng doanh thu lợi nhuận, giảm thiểu cạnh tranh hơn. 

Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ ERP là gì? Những doanh nghiệp nào nên đầu tư cho phần mềm ERP và ERP đóng vai trò gì trong doanh nghiệp nhé!

1. ERP là gì? Phần mềm ERP là gì?

Điều đầu tiên để hiểu rõ về phần mềm ERP là gì, chúng ta cùng tìm hiểu ERP system là gì nhé? ERP được viết tắt của từ Enterprise Resource Planning, hay còn gọi là Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

Phần mềm ERP là một công cụ cụ thể giúp doanh nghiệp triển khai hệ thống ERP. Phần mềm ERP bao gồm các Module chức năng khác nhau, đáp ứng nhu cầu quản lý của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

Các module này được liên kết với nhau thông qua một cơ sở dữ liệu chung, giúp thông tin được cập nhật và đồng bộ theo thời gian thực. Những phần mềm ERP nổi tiếng bao gồm SAP, Oracle, và Microsoft Dynamics.

2. Hệ thống ERP là gì?

Hệ thống ERP tích hợp mọi lĩnh vực của doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện bao gồm các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Quản lý tài chính: Gồm kế toán, quản lý ngân hàng, quản lý thuế, quản lý đầu tư,...
  • Quản lý sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, quản lý vật tư, quản lý chất lượng,...
  • Quản lý bán hàng và phân phối: Bao gồm quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, quản lý kênh phân phối,...
  • Quản lý nhân sự: Bao gồm quản lý nhân viên, quản lý lương bổng, quản lý đào tạo,...
  • Quản lý chuỗi cung ứng: Bao gồm quản lý nhà cung cấp, quản lý mua hàng, quản lý vận tải,..

Các hệ thống ERP cung cấp sự minh bạch vào quy trình kinh doanh hoàn chỉnh của doanh nghiệp bằng cách theo dõi mọi khía cạnh của sản xuất, logistic, tài chính.

Những hệ thống tích hợp này hoạt động giống như trung tâm tập trung của doanh nghiệp cho quy trình làm việc và dữ liệu từ đầu tới cuối, cho phép nhiều bộ phận truy cập mà không giới hạn.

Ngoài ra, ERP còn hỗ trợ quản lý dự án, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), và phân tích dữ liệu (BI), giúp cải thiện hiệu quả và ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác.

hệ thống erp là gì

3. Lịch sử phát triển của giải pháp ERP

3.1 Giai đoạn 1:

Vào những năm 1960, J.I Case, một nhà sản xuất máy kéo và máy xây dựng đã phối hợp với IBM để phát triển hệ thống lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP) đầu tiên (tiền thân của hệ thống ERP). Tuy nhiên, để tạo ra hệ thống MRP vô cùng tốn kém, đòi hỏi một nhóm chuyên gia để duy trì và chiếm nhiều không gian.

Mặc dù khi có hệ thống MRP này đã giúp doanh nghiệp theo dõi hàng tồn kho và sản xuất, nhưng chỉ có các nhà sản xuất lớn mới có ngân sách và nguồn lực để phát triển nội bộ. Hầu hết các hệ thống đều được viết bằng ngôn ngữ như COBOL hay ALGOL.

3.2 Giai đoạn 2:

Vào năm 1970, hệ thống MRP trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Mặc dù thế, công nghệ này vẫn bị giới hạn trong việc tiếp cận những doanh nghiệp lớn.

Sau đó, những nhà cung cấp phần mềm lớn như Oracle và JD Edwards bắt đầu phát triển phần mềm ERP và đã tiếp cận được nhiều doanh nghiệp hơn. 

3.3 Giai đoạn 3:

Đến năm 1990, thuật ngữ “hoạch định nguồn lực doanh nghiệp” - ERP được đặt ra bởi công ty nghiên cứu Gartner, với mục đích công nhận rằng nhiều doanh nghiệp, không chỉ riêng trong ngành sản xuất sử dụng công nghệ này để tăng hiệu quả các hoạt động của họ.

Các hệ thống ERP đã trở nên phổ biến và đặc trưng của chúng bởi sử dụng một cơ sở dữ liệu thống nhất để lưu trữ thông tin cho toàn bộ công ty. ERP có các chức năng khác kinh doanh khác như kế toán, bán hàng, kỹ thuật, nhân sự để phục vụ như một nguồn dữ liệu chính xác duy nhất cho tất cả các nhân viên.

Tới năm 1998, hệ thống ERP đã có bước đột phá lớn khi ERP đám mây được phát triển và được giới thiệu bởi NetSuite. Với ERP đám mây, doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu kinh doanh quan trọng từ bất kể thiết bị nào được kết nối với Internet. ERP đám mây đã giúp doanh nghiệp nhỏ hơn tiếp cận được với các hệ thống ERP mà trước đây chỉ có doanh nghiệp lớn được sử dụng.

3.4 Giai đoạn 4:

Năm 2000, Gartner đưa ra ý tưởng về ERP II, để chỉ các hệ thống có hỗ trợ Internet có thể lấy dữ liệu từ các nguồn khác gồm hệ thống quản lý khách hàng(CRM), thương mại điện tử và tự động hóa tiếp thị, SCM và HCM. Điều này giúp tăng cường khả năng xác định và giải quyết các vấn đề, đồng thời tận dụng cơ hội để cải tiến.

Cho đến ngày nay, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đã có thể tạo ra các báo cáo để phân tích hiệu suất của tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, từ bán hàng, tiếp thị cho tới phát triển sản phẩm và nhân sự.

4. Các thành phần và loại hình của ERP

4.1 Các thành phần của ERP

Hệ thống ERP bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần có chức năng riêng biệt để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Dưới đây là một số thành phần chính của hệ thống ERP:

4.1.1 Quản lý tài chính:

Dòng tiền là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong kinh doanh gồm tiền mặt bằng, tiền sản xuất, chi phí chi trả nhân viên,... Vì vậy, cần sử dụng dòng tiền hợp lý. Module quản lý tài chính - kế toán hỗ trợ các hoạt động tài chính như kế toán, thu chi, ngân hàng, quản lý tài sản cố định,…Cung cấp báo cáo tài chính chính xác và kịp thời để hỗ trợ ra quyết định.

4.1.2 Quản lý sản xuất:

Module Quản lý sản xuất giúp nhà quản lý kiểm soát các hoạt động của phân xưởng, phân bổ nguồn lực hợp lý, tối ưu chi phí sản xuất, đưa ra các cảnh báo về lỗi, hỏng, dự đoán bảo trì,.. Module này hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý các hoạt động sản xuất, bao gồm lập kế hoạch sản xuất, quản lý vật liệu, kiểm soát chất lượng,…

4.1.3 Quản lý bán hàng:

Module hỗ trợ các hoạt động bán hàng và phân phối, bao gồm quản lý khách hàng tiềm năng, đặt hàng, bán hàng, giao hàng,...Nhờ những biểu đồ, báo cáo trong hệ thống ERP mà các nhà quản lý có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời cho các hàng tồn kho, tình hình lãi/lỗ của sản phẩm,...

4.1.4 Quản lý nhân sự:

Phân hệ quản lý nhân sự giúp quản lý thông tin nhân viên, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lương bổng, đánh giá hiệu quả công việc,… Nhờ có ERP mà các nghiệp vụ thủ công trước đây sẽ hoàn toàn được tự động hóa, đội ngũ nhân sự tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức.

các thành phần và loại hình của erp

4.2 Phân loại hệ thống ERP:

Hệ thống ERP được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như quy mô, kích thước, chức năng, ngành nghề,... Tuy nhiên, dựa theo kiến trúc và cơ sở hạ tầng, hệ thống ERP chia thành 3 loại, bao gồm:

4.2.1 Hệ thống ERP triển khai tại chỗ:

Hệ thống On - premise ERP (ERP tại chỗ) được cài trên máy chủ của công ty. Với hệ thống này, doanh nghiệp sẽ phải quản lý, bảo trì và nâng cấp hệ thống của mình. Ưu nhược điểm của hệ thống này là:

  • Ưu điểm:
  • Doanh nghiệp có thể hoàn toàn kiểm soát được bởi nó được cài trên máy chủ thuộc sở hữu nội bộ công ty.
  • Cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh và phát triển các tính năng và chức năng theo nhu cầu.
  • Dữ liệu bảo mật cao, tránh rò rỉ thông tin khi lưu trữ trên nền tảng của bên thứ 3.
  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn, tuy nhiên về sau sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.
  • Nhược điểm:
  • Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, có nguồn vốn cao bởi chi phí triển khai ban đầu sẽ khá lớn.
  • Cần phải có nhân viên chuyên ngành IT để triển khai và bảo trì hệ thống.

4.2.2 Hệ thống ERP điện toán đám mây:

Hệ thống này được cài đặt trên máy chủ đám mây, có thể truy cập qua Internet. Đối với mô hình này, doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp Cloud ERP và truy cập qua Internet. Ưu nhược điểm của hệ thống này là:

Ưu điểm:

  • Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi chi phí thấp và thời gian triển khai ngắn, đồng thời dễ dàng mở rộng quy mô.
  • Cho phép lưu trữ trên nền tảng đám mây, đảm bảo các thông tin quan trọng được bảo mật. Ngoài ra, có thể truy cập mọi lúc mọi nơi với các thiết bị thông minh có kết nối Internet.

Nhược điểm:

  • Chi phí về sau có thể cao hơn nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên.
  • Mức độ ổn định của hệ thống ERP và vấn đề bảo mật dữ liệu sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp.

4.2.3 Phần mềm ERP kết hợp:

Hệ thống ERP kết hợp (Hybrid ERP) là sự kết hợp giữa mô hình đám mây và tại chỗ. Doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu trên cloud, một số dữ liệu khác sẽ triển khai tại chỗ, trên máy chủ riêng của doanh nghiệp. Ưu nhược điểm của hệ thống này là:

Ưu điểm:

  • Do không phải đầu tư phần cứng, chỉ đầu tư vào các ứng dụng dựa trên đám mây mới mà doanh nghiệp cần, nên ưu điểm của hệ thống này giúp tiết kiệm chi phí và tài nguyên.
  • Tính linh hoạt cao, vừa tăng khả năng mở rộng ERP dựa trên đám mây, vừa có tính ổn định và tích hợp sâu từ ERP truyền thống.
  • Doanh nghiệp có thể dễ dàng cập nhật và nâng cấp từng phần của hệ thống mà không bị ảnh hưởng đến các phần khác.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có kiến thức và kỹ năng về nhiều hệ thống khác nhau và làm việc với các nhà cung cấp khác nhau.
  • Vì tích hợp giữa các hệ thống khác nhau nên có thể phức tạp, rủi ro về an ninh và bảo mật cao.

5. Vai trò và chức năng của ERP System

5.1 Đặc điểm nổi bật của hệ thống ERP

5.1.1Tính tích hợp:

Một trong những đặc điểm của ERP chính là tính tích hợp. ERP tích hợp mọi chức năng và bộ phận kinh doanh khác nhau, như tài chính, nhân sự, sản xuất, mua hàng, bán hàng,...Sự tích hợp này đảm bảo tính liền mạch và chia sẻ dữ liệu giữa các module khác nhau, loại bỏ các khối dữ liệu, thúc đẩy luồng thông tin hiệu quả trong toàn tổ chức.

5.1.2 Tính tùy biến:

ERP có thể tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chọn các module phù hợp với ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động của mình. Ngoài ra, ERP cũng có thể được tích hợp với các hệ thống khác của doanh nghiệp, chẳng hạn như hệ thống CRM, hệ thống quản lý kho hàng,...

5.1.3 Tính hiệu quả:

Với tính tích hợp và khả năng tùy biến, hệ thống ERP giúp tăng cường hiệu quả và linh hoạt trong quản lý tổ chức. Việc có một nền tảng duy nhất cho tất cả các hoạt động kinh doanh giúp giảm thiểu sự phân tán và tăng cường tính nhất quán trong quản lý. Điều này cung cấp một cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp để phát triển và mở rộng một cách hiệu quả.

vai trò và chức năng của erp system

5.2 Vai trò của hệ thống ERP trong quản lý doanh nghiệp:

ERP là một giải pháp tập trung và tự động hóa các quy trình hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và hiệu suất. Ứng dụng ERP trong doanh nghiệp giúp thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu của công ty một cách tập trung, chính xác, giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác trong quy trình kinh doanh của mình. Dưới đây là một số vai trò của ERP trong quản lý doanh nghiệp:

  •  Quản lý tổng thể nguồn lực: ERP giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các nguồn lực quan trọng như tài chính, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng, bán hàng và marketing. Hệ thống tích hợp dữ liệu từ các phòng ban khác nhau, giúp tạo ra một cái nhìn tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tối ưu hóa quy trình hoạt động: Hệ thống giúp loại bỏ các quy trình không cần thiết, thay thế các quy trình thủ công và tối ưu hóa các quy trình còn lại.
  • Tăng cường khả năng quản lý chuỗi cung ứng: Hệ thống cho phép theo dõi hàng tồn kho, quản lý đơn hàng mua và bán, và tối ưu hóa quy trình vận chuyển. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sự hài lòng của khách hàng.
  •  Nâng cao khả năng quản lý khách hàng: ERP giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: ERP theo dõi và ghi chép tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ thống cũng giúp tạo ra các báo cáo chi tiết, giúp ban lãnh đạo có thể dễ dàng theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tăng cường khả năng thích ứng: Doanh nghiệp có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường kinh doanh. Hệ thống cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu và thông tin chi tiết cần thiết để đưa ra các quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

6. Triển khai & quản lý ERP Software

6.1 Hạn chế khi triển khai ERP:

Việc triển khai phần mềm ERP mang lại những lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định, doanh nghiệp có thể cân nhắc trước khi ra quyết định.

  • Chi phí đầu tư cao: Chi phí đầu tư ban đầu cho phần mềm khá cao, bao gồm chi phí mua bản quyền phần mềm, chi phí triển khai, chi phí cho từng user sử dụng, chi phí bảo trì. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khả năng tài chính, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ trước khi ra quyết định đầu tư vào phần mềm ERP.
  • Thời gian triển khai lâu: Thời gian để triển khai phần mềm ERP mất khá nhiều thời gian, thường thì vài tháng đến một năm, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hệ thống và quy mô doanh nghiệp.

triển khai và quản lý erp software

6.2 Sơ đồ quy trình hệ thống phần mềm ERP:

Hệ thống ERP gồm các phần module như Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Quản lý nguồn tài nguyên nhân lực (HRM), Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), Quản lý tài chính và kế toán (F&A), Quản lý quy trình sản xuất (MES), Quản lý dữ liệu và phân tích (BI),... Mỗi module lại có những chức năng khác nhau, giúp tối ưu hóa quy trình thủ công của doanh nghiệp.

Hệ thống Quản trị quan hệ khách hàng CRM:

  • Quản lý thông tin khách hàng
  • Quản lý cơ hội bán hàng
  • Quản lý chiến dịch Marketing
  • Quản lý dịch vụ khách hàng

Hệ thống Quản trị nhân sự HRM:

  • Quản lý tuyển dụng
  • Quản lý nhân viên
  • Quản lý đào tạo và phát triển
  • Quản lý báo cáo

Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng SCM:

  • Quản lý thu mua
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý vận chuyển
  • Quản lý phân phối
  • Quản lý bán hàng
  • Dịch vụ khách hàng

Hệ thống quản trị tài chính:

  • Quản lý kế toán tổng hợp
  • Quản lý tài sản, công nợ
  • Quản lý ngân sách và chi phí

Hệ thống quản trị sản xuất MES:

  • Quản lý kế hoạch sản xuất
  • Quản lý nguyên vật liệu
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý bảo trì

Quản lý dữ liệu và phân tích BI:

  • Quản lý và xử lý dữ liệu
  • Phân tích thị trường và dự báo
  • Báo cáo và phân tích hiệu suất

6.3 Các phần mềm ERP trên thị trường hiện nay:

6.3.1 Phần mềm ERP trong nước:

Đây là sản phẩm của các công ty công nghệ tại Việt Nam.

Ưu điểm của ERP trong nước:

  • Hiểu rõ thị trường Việt Nam: Các nhà cung cấp ERP trong nước có hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam, văn hóa kinh doanh và các quy định pháp luật, do đó họ có thể cung cấp các giải pháp phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam.
  • Chi phí hợp lý, phù hợp với các doanh nghiệp trong nước.
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn so với nước ngoài, họ có thể giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Phần mềm ERP trong nước có thể dễ dàng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp Việt Nam.

Nhược điểm của ERP trong nước:

  • Tính chuẩn hóa thấp hơn so với các phần mềm của nước ngoài.
  • Khó đáp ứng được các hệ thống có độ phức tạp cao, hệ thống vận hành khá lớn.

6.3.2 Phần mềm ERP nước ngoài:

Đây là phần mềm do các nhà phát triển nước ngoài cung cấp như SAP, Oracle,..

Ưu điểm:

  • Kinh nghiệm triển khai tốt: Các nhà cung cấp ERP nước ngoài có kinh nghiệm triển khai các dự án ERP lớn trên toàn thế giới, do đó họ có thể đảm bảo việc triển khai thành công.
  • Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại.
  • Quy trình chuẩn hóa cao hơn so với phần mềm trong nước.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.
  • Khả năng tùy biến không linh hoạt.
  • Khả năng tương thích với các tiêu chuẩn kế toán Việt Nam không cao.

7. Khi nào cần đầu tư phần mềm ERP?

Đầu tư ERP là một điều mà doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét nhiều yếu tố bởi nó có những lợi ích và hạn chế nhất định. Dưới đây là một số tình huống mà doanh nghiệp nào gặp phải có thể đầu tư cho ERP:

  •  Khi doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, các quy trình thủ công truyền thống không còn đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng tăng. Hệ thống quản lý ERP có thể giúp tự động hóa các quy trình, cải thiện hiệu quả hoạt động và giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn.
  • Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu kinh doanh.
  • Doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề về hiệu quả hoạt động, chẳng hạn như lãng phí nguyên vật liệu, tồn kho cao, năng suất lao động thấp,... ERP có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động bằng cách tự động hóa các quy trình, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.
  • Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chẳng hạn như giao hàng chậm trễ, dịch vụ khách hàng kém,..
  • Doanh nghiệp muốn cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.

khi nào cần đầu tư phần mềm erp

8. Những loại hình doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm ERP

Theo thống kê về việc sử dụng ERP toàn cầu, những doanh nghiệp sau sử dụng phần mềm ERP nhiều nhất là:

  • Nhà sản xuất chiếm phần lớn nhất với 47%
  • Nhà phân phối chiếm 18%
  • Ngành dịch vụ chiếm 12%
  • Ngành xây dựng chiếm 4%
  • Trong một cuộc khảo sát các công ty muốn mua phần mềm ERP, 89% xác định kế toán sử dụng phần mềm ERP, hàng tồn kho và phân phối chiếm 67%, CRM và bán hàng chiếm 33%, công nghệ chiếm 21%.

Các bạn có thắc mắc tại sao các doanh nghiệp lại sử dụng phần mềm ERP với con số khá lớn như vậy không?

  • Trong một cuộc khảo sát  năm 2019, 67% nhà phân phối và nhà sản xuất mô tả việc triển khai ERP của họ là thành công.
  • Sau khi triển khai ERP, 49% công ty cho biết họ đã cải thiện các quy trình kinh doanh.
  • Một báo cáo năm 2020 cho thấy 93% tổ chức báo cáo cho rằng các dự án ERP của họ là thành công.
  • Triển khai ERP dẫn đến cải tiến quy trình kinh doanh cho 95% doanh nghiệp.
  • Ba mục tiêu kinh doanh hàng đầu được trích dẫn để triển khai ERP sẽ tiết kiệm chi phí lên tới 46%, chỉ số hiệu suất tốt hơn 46%, cải thiện hiệu quả trong các giao dịch kinh doanh 40%.

những loại hình doanh nghiệp cần sử dụng phần mềm erp

Nếu như doanh nghiệp của bạn không muốn:

  • Hoạt động 5 năm trở nên nhưng không có quy trình hiệu quả?
  • Bạn bận với hàng tá công việc, do đó không cập nhật được thông tin tức thời, nhanh chóng?
  • Khó khăn trong việc theo dõi, giám sát công việc?
  • Quản lý dữ liệu thủ công, nhiều sai sót, mất thời gian?

Khi liên hệ ngay với SIS Việt Nam, bạn giải quyết được những vấn đề gì?

  • Tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng kiểm soát, giám sát hoạt động.
  • Tối ưu hóa quản lý tài chính và nguồn lực của công ty.
  •  Đảm bảo sự linh hoạt và đáng tin cậy trong hoạt động kinh doanh.
  • Giảm thiểu tối đa chi phí, tối ưu hóa quy trình thủ công, giúp tiết kiệm thời gian.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website https://erpsme.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và chính xác hơn nhé!

9. Cách chọn hệ thống ERP phù hợp với doanh nghiệp

  • Xác định nhu cầu của doanh nghiệp: Trước khi bắt tay làm việc gì thì đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ ràng các mục tiêu và nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đánh giá các quy trình kinh doanh hiện tại của mình và xác định những khu vực cần cải thiện.
  • Doanh nghiệp nên chọn một nhà cung cấp ERP có uy tín và có kinh nghiệm triển khai các hệ thống ERP cho các doanh nghiệp trong ngành của bạn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam, triển khai thành công với hơn 5.000 khách hàng và nhiều doanh nghiệp khác, SIS Việt Nam tự tin khẳng định là một nhà cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP uy tín, đầy kinh nghiệm, phù hợp cho mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Phù hợp với ngân sách doanh nghiệp, những chi phí mà mình cần chi trả như chi phí phần mềm, triển khai thực hiện, bảo trì hàng năm, chi phí bản quyền,..
  • Dễ sử dụng: Để tránh nhầm lẫn và rắc rối, doanh nghiệp nên chọn phần mềm có thiết kế thân thiện với người dùng, dễ dàng thao tác.
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Trong quá trình triển khai hệ thống ERP không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh như lỗi phần mềm, hiểu sai quy trình,.. chính vì thế mà cần lựa chọn những nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, ưu tiên lấy khách hàng làm trung tâm.

cách chọn hệ thống erp phù hợp với doanh nghiệp

10. Các yếu tố quyết định đến việc triển khai ERP thành công tại các doanh nghiệp

Để triển khai ERP thành công, doanh nghiệp cần phải tham khảo những yếu tố sau, tham khảo từ tác giả Bùi Thị Thanh:

  • Mức độ cam kết và hỗ trợ lãnh đạo cấp cao có ảnh hưởng cùng chiều tới việc triển khai ERP thành công.
  • Năng lực của Ban quản lý dự án.
  • Mức độ sẵn sàng tái cấu trúc quy trình kinh doanh.
  • Mức độ phù hợp giữa phần mềm và phần cứng.
  • Năng lực của Nhà tư vấn triển khai.
  • Năng lực và thái độ của người sử dụng.

Việc triển khai ERP thành công đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nỗ lực và sự cam kết từ phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai ERP, để đảm bảo dự án thành công.

các yếu tố quyết định đến việc triển khai erp thành công

11. Các câu hỏi thường gặp về ERP

11.1 ERP là viết tắt của từ gì?

ERP được viết tắt của từ Enterprise Resource Planning, nghĩa là Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, cụ thể:

  • E - Enterprise (Doanh nghiệp): Doanh nghiệp là đơn vị sử dụng phần mềm ERP để kết nối, đồng bộ các công việc của từng phòng ban với nhau, cần thống nhất và tối ưu hóa quy trình xử lý công việc, từ đó giảm thiểu sai sót trong kinh doanh.
  • R - Resource (Nguồn lực): Liên quan đến nhân sự, tài chính, tài sản,.. có sẵn trong doanh nghiệp.
  • P - Planning (Hoạch định): Hệ thống giúp nhân viên lên kế hoạch và các nghiệp vụ trong kinh doanh và sản xuất.

11.2 Cách mở Module của ERP

Tùy thuộc vào hệ thống ERP mà bạn đang sử dụng mà sẽ có cách mở module khác nhau. Tuy nhiên, các bước chung thường như sau:

  • Truy cập hệ thống ERP
  • Điều hướng đến danh sách module.
  • Xác định module mà bạn muốn mở.
  • Nhấp vào biểu tượng hoặc liên kết module.
  • Ủy quyền truy cập.
  • Bắt đầu sử dụng module.

11.3 ERP chỉ phù hợp với các công ty lớn?

Ngày trước, ERP chưa phát triển nhiều, nên ERP chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn bởi chi phí rất lớn và quy trình của doanh nghiệp nhiều phức tạp. Tuy nhiên, với thời đại ngày nay, phần mềm quản trị ERP phù hợp cho cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh thủ công. Hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh đa dạng của các doanh nghiệp trên thị trường, ERP có thể tùy chỉnh để phù hợp với mọi mô hình kinh doanh.

SIS Việt Nam cung cấp giải pháp hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo kết nối và tích hợp tất cả các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp trên một phần mềm, dữ liệu tập trung. Gắn kết các mảnh ghép bộ phận với nhau và giúp bạn có được một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp của mình.

11.4 Sự khác biệt của ERP với CRM

ERP tập trung vào việc quản lý các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm tài chính, sản xuất, chuỗi cung ứng, nhân sự,... Hệ thống này giúp tự động hóa các quy trình kinh doanh, tích hợp dữ liệu từ các bộ phận khác nhau và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh.

CRM hay còn gọi là Customer Relationship Management sẽ  tập trung vào việc quản lý mối quan hệ với khách hàng. Hệ thống này giúp doanh nghiệp theo dõi thông tin khách hàng, quản lý cơ hội bán hàng, nâng cao dịch vụ khách hàng và tăng doanh thu.

11.5 Nhân viên ERP là ai?

Nhân viên ERP là những cá nhân có chuyên môn và kinh nghiệm về hệ thống ERP, họ tham gia vào các hoạt động triển khai, vận hành, bảo trì và tối ưu hóa hệ thống ERP. Khi có kinh nghiệm và kỹ năng vận hành hệ thống ERP, nhân viên có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh.

11.6 ERP Consultant là gì?

ERP consultant là chuyên gia tư vấn ERP cho doanh nghiệp, họ đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp triển khai và tối ưu hóa hệ thống ERP, góp phần mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động kinh doanh. Nhờ sở hữu kiến thức chuyên sâu về ERP và quy trình kinh doanh, các chuyên gia này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch triển khai hiệu quả, đồng thời hướng dẫn khai thác tối đa lợi ích từ hệ thống. Do đó, việc tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn ERP trước khi triển khai và vận hành hệ thống là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa sai sót và đảm bảo hệ thống vận hành trơn tru, hiệu quả.

11.7 Cloud ERP là gì?

Cloud ERP là mô hình triển khai hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trên nền tảng điện toán đám mây, thay vì sử dụng cơ sở hạ tầng máy chủ riêng của doanh nghiệp. Dữ liệu và phần mềm ERP được lưu trữ và quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như khả năng truy cập linh hoạt, chi phí vận hành hợp lý và khả năng mở rộng dễ dàng.

Nhìn chung, phần mềm ERP là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trước khi quyết định triển khai phần mềm ERP, hiểu rõ phần mềm ERP là gì và lựa chọn nhà cung cấp uy tín để đảm bảo việc triển khai thành công.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan
Sự Cố ERP
Bạn có biết: Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) - một trong những thương hiệu trang sức uy tín hàng đầu Việt Nam - đã trải qua hành trình...
Nâng cao hiệu quả hoạt động với phần mềm ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo dữ liệu thống kê về các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng thành công khi triển khai ERP từ trang website Crybrosys, có số liệu như sau: Các doanh nghiệp vừa...
Chăm Sóc Khách Hàng Đa Kênh
Bạn đang đau đầu khi quản lý số lượng khách hàng lớn trên nhiều kênh khác nhau? Khách hàng đang rời bỏ bạn vì không nhận được sự chăm sóc chu...
Hệ Thống ERP Của TH True Milk
Bạn có từng thắc mắc: Làm thế nào TH True Milk - một doanh nghiệp sữa non trẻ, có thể vươn lên đứng trong top 5 thị trường dẫn đầu về ngành sữa Việt...
Top