Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp

SIS software solutions
28/08/2024 08:49:47
23 lượt xem

phần mềm quản lý doanh nghiệp

Mỗi ngày, doanh nghiệp của bạn phải đối mặt với hàng tá công việc, từ quản lý tài chính, bán hàng đến sản xuất. Làm thế nào để đảm bảo tất cả mọi thứ đều được vận hành trơn tru?

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp để quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn?

Giữa việc quản lý doanh nghiệp bằng sổ sách truyền thống và sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp, đâu là lựa chọn tối ưu hơn?

Phần mềm quản lý doanh nghiệp nào tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ? Nên chọn phần mềm ERP hay CRM?

Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc diễn ra trong suy nghĩ của bạn, đừng lo lắng! Bài viết dưới đây sẽ giải quyết tất cả các bài toán mà bạn đang đặt ra!

Hãy dành ra 5 phút để tìm hiểu về phần mềm quản lý doanh nghiệp, cùng khám phá những lợi ích mà nó mang lại và tìm ra giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của bạn!

1. Phần mềm quản trị doanh nghiệp là gì?

Phần mềm quản trị doanh nghiệp là một công cụ công nghệ thông tin giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành hiệu quả các hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một hệ thống tích hợp nhiều chức năng (Phân hệ) khác nhau, từ  quản lý tài chính, kế toán, nhân sự, kho hàng, sản xuất đến bán hàng và dịch vụ khách hàng.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ mới bắt đầu, việc quản lý khách hàng và quy trình kinh doanh còn khá đơn giản. Vì thế, các doanh nghiệp đã sử dụng những công cụ riêng lẻ hoặc thủ công để giải quyết nhu cầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, khối lượng công việc chồng chéo, tăng lên, dẫn đến tình trạng kém hiệu quả, tốn thời gian và công sức.

Do đó, phần mềm quản trị doanh nghiệp được coi là một công cụ hữu ích để giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán trên. Bằng cách tích hợp tất cả các chức năng riêng biệt vào một hệ thống duy nhất và khả năng tự động hóa các quy trình kinh doanh, ban lãnh đạo có thể quản lý hiệu quả các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp của mình như tài chính, nhân sự, bán hàng,...

phần mềm quản trị doanh nghiệp là gì

2. Lợi ích mà phần mềm quản lý doanh nghiệp mang lại

Phần mềm quản lý doanh nghiệp được thiết kế để thực hiện một loạt các nhiệm vụ quản lý khác nhau, giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy tăng doanh thu, lợi nhuận và tiết kiệm chi phí vận hành. Vậy lợi ích của phần mềm này đem lại là gì? 

  • Hệ thống quản lý tập trung:

Lợi ích chính của phần mềm quản lý doanh nghiệp là nó cho phép các tổ chức kiểm soát toàn bộ các quy trình kinh doanh trong một trung tâm tập trung. Thay vì phải quản lý riêng lẻ từng phần mềm khác nhau và lưu trữ dữ liệu thông tin ở nhiều nền tảng, thì phần mềm quản lý doanh nghiệp cập nhật tất cả các thông tin qua một hệ thống duy nhất.

  • Nâng cao tính liên kết giữa các phòng ban:

Hệ thống quản lý doanh nghiệp không chỉ tích hợp các công cụ, mà còn liên kết các phòng ban trong doanh nghiệp với nhau. Tất cả các nhân viên đều có quyền truy cập vào một nền tảng và nguồn dữ liệu duy nhất, tạo điều kiện phối hợp về các dự án, chiến lược và kết quả đạt được.

  • Tăng độ chính xác của dữ liệu:

Bằng cách cập nhật dữ liệu theo thời gian thực và đồng bộ hóa dữ liệu từ các ứng dụng được kết nối, doanh nghiệp có thể giảm được tối đa lỗi sai đáng kể. Độ chính xác của dữ liệu không chỉ giúp các bộ phận giảm thiểu thời gian khi phải tra soát số liệu, mà còn cung cấp cho doanh nghiệp nguồn thông tin đáng tin cậy để nắm bắt hiệu suất, đánh giá các chiến dịch và tăng khả năng ra quyết định chính xác.

  • Tiết kiệm chi phí:

Với khả năng tự động hóa mọi quy trình thủ công, các bộ phận quản lý như nhân sự, kế toán, bán hàng, kho,... tiết kiệm được thời gian khi nhập liệu thủ công, tăng năng suất làm việc cao hơn.

  • Bảo mật dữ liệu cao:

Tất cả mọi thông tin dữ liệu đều được bảo mật cao với chức năng phân quyền truy cập của phần mềm, đảm bảo các số liệu bí mật của doanh nghiệp được an toàn tuyệt đối, không rò rỉ ra bên ngoài.

lợi ích mà phần mềm quản lý doanh nghiệp mang lại

3. Cách nhận biết 2 dạng phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP & CRM

ERP và CRM đều có mục đích chung là giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, cải thiện hiệu suất làm việc và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai phần mềm này lại có khác biệt rõ rệt về cách thức vận hành và cấu trúc. Dưới đây là cách nhận biết hai dạng phần mềm ERP & CRM được SIS Việt Nam nghiên cứu và chia sẻ với các bạn:

 

Tiêu chí

Phần mềm ERP

Phần mềm CRM

Mục tiêu

Tối ưu hóa toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ sản xuất, kho, tài chính đến nhân sự nhằm cải thiện hiệu suất và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng cường lòng trung thành và thúc đẩy doanh số.

Cấu trúc

Hệ thống ERP gồm các phân hệ chính sau:

  • Quản lý khách hàng
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý bán hàng
  • Quản lý mua hàng
  • Quản lý sản xuất
  • Quản lý tài sản, hàng tồn kho
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Quản lý tài chính - kế toán

Hệ thống CRM tập trung quản lý khách hàng và đội ngũ bán hàng như sau:

  • Quản lý thông tin khách hàng
  • Tự động hóa tiếp thị
  • Quản lý bán hàng
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng

Quy trình hoạt động

ERP hoạt động như một hệ thống thần kinh trung ương của doanh nghiệp, kết nối và điều phối tất cả các hoạt động kinh doanh toàn bộ trong tổ chức.

Vì CRM chỉ tập trung vào quản lý khách hàng nên các dữ liệu được đồng bộ hóa từ các kênh khác nhau, giúp nhân viên dễ dàng quản lý và tra cứu.

Chi phí

Cao hơn

Tiết kiệm hơn

Loại hình doanh nghiệp sử dụng

Doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, phòng ban tương đối nhiều.

Sử dụng rộng rãi ở các loại hình doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

 

4. Các phần mềm quản trị doanh nghiệp nổi bật hiện nay

4.1. Phần mềm SISERPsme

Phần mềm quản lý doanh nghiệp SISERPsme là phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể do SIS Việt Nam cung cấp và vận hành, được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. SISERPsme đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thiết yếu cũng như mở rộng của doanh nghiệp, từ quản lý khách hàng, nhân sự, tài chính - kế toán, bán hàng, sản xuất, đến quản lý hợp đồng - dự án, cổ đông - cổ tức, hợp nhất công ty và quản trị hệ thống. 

Đặc biệt, phần mềm SISERPsme còn là nền tảng quản trị doanh nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay, vừa có thể sử dụng tổng thể, vừa sử dụng các Module như những phần mềm có chức năng riêng biệt.

Đồng thời, SISERPsme sử dụng cả trên phần mềm và trên điện thoại di động với hai hệ điều hành IOS và Android, cho phép doanh nghiệp quản lý thông tin dữ liệu từ xa, mang lại sự thuận tiện và linh hoạt trong việc theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của SISERPsme:

  • Đầy đủ các tính năng quản trị doanh nghiệp toàn diện trên một phần mềm duy nhất, với 16 Module từ cơ bản đến nâng cao.
  • Cung cấp các giải pháp chuyên sâu cho từng lĩnh vực trong doanh nghiệp.
  • Có khả năng tích hợp, mở rộng với các phần mềm khác.
  • Cung cấp hệ thống báo cáo chi tiết, chính xác, cập nhật theo thời gian thực.
  • Tính bảo mật cao, không bị rò rỉ dữ liệu ra bên ngoài.
  • Toàn bộ thông tin dữ liệu của doanh nghiệp sẽ là do doanh nghiệp quản lý, SIS không can thiệp, vì thế độ an toàn bảo mật thông tin tuyệt đối.
  • Chi phí hợp lý, phù hợp cho mọi doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Giao diện trực quan, đơn giản, dễ sử dụng.

Giá cả:

Giá mua phần mềm SISERPsme sẽ là giá mua vĩnh viễn, không phải trả phí theo từng tháng hay từng năm. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí khi vận hành phần mềm. Chi phí của phần mềm như sau:

  • Giá mua vĩnh viễn: tối thiểu từ 250 triệu (có thể nhiều hơn nếu dự án lớn và yêu cầu phúc tạp hơn)
  • Mua riêng lẻ module: tối thiểu từ 30 triệu/module 
  • 12- 18 tháng bảo hành
  • 5-7% phí bảo trì nếu đã quá hạn bảo hành
  • 10-15% nếu thêm module

Hiện tại, SIS Việt Nam đang cung cấp bản dùng thử miễn phí lên tới 03 tháng cho doanh nghiệp nào muốn trải nghiệm trước khi mua! Hãy click tại đây để được đội ngũ chăm sóc khách hàng của chúng tôi tư vấn miễn phí! 

các phần mềm quản trị doanh nghiệp tốt nhất hiện nay

4.2. Phần mềm Oracle ERP

 Oracle ERP Cloud là một giải pháp ERP dựa trên đám mây, cung cấp các chức năng quản lý tài chính, nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng và sản xuất. Đây là một giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể với thiết kế dễ sử dụng, tích hợp những tính năng như CRM, HRM, quản lý kho, sản xuất,... Phần mềm cho phép người dùng truy cập từ xa bằng Internet nhằm cập nhật công việc thuận lợi và linh hoạt.

Ưu điểm của phần mềm:

  • Dễ sử dụng: Giao diện trực quan, dễ sử dụng.
  • Linh hoạt: Có thể tùy chỉnh để phù hợp với các nhu cầu kinh doanh khác nhau.
  • Cập nhật thường xuyên: Được cập nhật thường xuyên với các tính năng mới.

4.3. Phần mềm SAP ERP

SAP ERP là một trong những hệ thống quản lý doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) hàng đầu thế giới, được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tin dùng. Phần mềm này mang đến rất nhiều lợi ích cho các tổ chức, giúp họ tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Ưu điểm của phần mềm:

  • Tích hợp toàn diện mọi hoạt động kinh doanh, từ quản lý khách hàng, nhân sự, tài chính đến cung ứng và sản xuất.
  • Tự động hóa mọi quy trình, nâng cao khả năng dự báo.
  • Nâng cao tính linh hoạt và mở rộng.

4.4. Phần mềm Base

Base là phần mềm lên kế hoạch làm việc dành cho các doanh nghiệp, bao gồm hơn 50 ứng dụng với 4 bộ sản phẩm: Base Work+, Base Info, Base HRM+, Base Fiance+.  Với các tính năng đa dạng và tùy biến cao, phần mềm giúp cho các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Ưu điểm của phần mềm:

  • Quản lý công việc tập trung, tăng cường hiệu quả làm việc.
  • Tối ưu hóa mọi quy trình làm việc.
  • Nâng cao khả năng quản lý.
  • Chi phí hợp lý.

5. Cách chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp

Khi ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh của tổ chức, nó không chỉ thực hiện các chức năng quản lý riêng biệt, mà còn vận hành toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, phần mềm phải đáp ứng với nhu cầu sử dụng của mọi cấp bậc thành viên trong công ty, từ nhân sự, đến quản lý, ban lãnh đạo. Dưới đây là các tiêu chí để lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp:

  • Phần mềm có khả năng xử lý trơn tru các nghiệp vụ khi vận hành:

Phần mềm phải có khả năng xử lý linh hoạt, mượt mà và nhanh chóng các nghiệp vụ cốt lõi trong doanh nghiệp như quản lý khách hàng, nhân sự, tài chính - kế toán, bán hàng, quản lý công việc,... Với cách xử lý trơn tru, các bài toán khó khăn khi vận hành mới được giải quyết triệt để, giúp nhân viên và nhà quản lý tiết kiệm thời gian, công sức khi làm việc thủ công.

  • Có khả năng tích hợp với các phần mềm khác:

Khi nhu cầu doanh nghiệp được mở rộng quy mô, cần phải thêm những tính năng khác để vận hành. Do đó, thay vì mua thêm những phần mềm riêng lẻ, dẫn đến quản lý rời rạc, thì doanh nghiệp nên tìm hiểu các phần mềm có khả năng tích hợp các công cụ khác, nhằm đảm bảo dữ liệu luôn được đồng nhất trong quá trình vận hành bộ máy.

  • Lưu trữ dữ liệu khoa học, an toàn, bảo mật cao:

Với một khối dữ liệu khổng lồ, doanh nghiệp cần phải có hệ thống lưu trữ dữ liệu khoa học, dễ dàng tra cứu tìm kiếm khi cần thiết. Đồng thời, phần mềm phải có độ bảo mật cao, phân quyền truy cập cho từng đối tượng sử dụng, tránh bị rò rỉ thông tin ra bên ngoài.

  • Lựa chọn trải nghiệm miễn phí trước khi mua:

Hầu hết, hiện nay các phần mềm quản lý doanh nghiệp đều cung cấp phiên bản dùng thử miễn phí, nhằm giúp cho khách hàng có trải nghiệm thật tốt trước khi quyết định sử dụng. Hãy tận dụng những phương án này để áp dụng vào doanh nghiệp xem có phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình hay không.

cách chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp

Nhìn chung, phần mềm quản lý doanh nghiệp không chỉ là một công cụ, mà còn là giải pháp tối ưu cho những thách thức mà các doanh nghiệp đang đối mặt. Khác biệt với các phương pháp quản lý truyền thống, phần mềm quản lý doanh nghiệp mang đến một tầm nhìn mới, giúp doanh nghiệp hoạt động thông minh hơn. Bằng cách tự động hóa các quy trình, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời, phần mềm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí.

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:
Bài viết liên quan
Mô Hình Quản Trị Doanh Nghiệp
Mô hình quản trị đóng vai trò như một khung xương sống trong doanh nghiệp, nó cung cấp sự ổn định, hướng dẫn và hỗ trợ cho mọi hoạt động của tổ...
Kỹ Năng Quản Trị Doanh Nghiệp
Bạn đang cảm thấy lạc lõng trong vai trò của một nhà quản lý? Bạn đang cảm thấy quá tải với công việc quản lý và không biết làm thế nào để cân bằng...
Quản Trị Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Theo báo cáo của SBA cho biết, 49,7% doanh nghiệp vừa và nhỏ thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên. Nguyên nhân không chỉ đến từ yếu tố thị trường mà còn...
Quản Lý Doanh Nghiệp Trong Thời Đại 4.0
Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn không thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Thế giới đang thay đổi từng ngày với sự bùng nổ...
Top