Khám phá các phân hệ ERP thiết yếu cho doanh nghiệp

SIS software solutions
05/01/2024 16:27:18
410 lượt xem

phân hệ erp

Bạn đang điều hành một doanh nghiệp và muốn nâng cao hiệu quả quản lý? Bạn muốn tự động hóa các quy trình nghiệp vụ và tiết kiệm chi phí? Vậy thì phần mềm ERP là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

ERP là hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện các hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến tài chính, nhân sự,... ERP giúp doanh nghiệp tự động hóa các quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên, nâng cao hiệu quả quản lý và đưa ra quyết định sáng suốt.

Hãy dành 5 phút để đọc và tìm hiểu về các phân hệ ERP trong bài viết này bạn sẽ:

  • Hiểu được vai trò của phân hệ ERP cho sự phát triển của công ty.
  • Cách lựa chọn phân hệ ERP phù hợp với doanh nghiệp để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh.
  • Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP uy tín cho doanh nghiệp tham khảo.

Với những chức năng và vai trò vượt trội của phân hệ ERP sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn trở nên vận hành một cách dễ dàng, nhanh chóng, linh hoạt và tăng sự cạnh tranh hơn.

Đừng để lỗ hổng trong doanh nghiệp trở thành nỗi ám ảnh của bạn. Hãy dành thời gian đọc bài viết này để đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới!

1. Khái niệm phân hệ ERP là gì?

Phân hệ ERP tên tiếng Anh là Enterprise Resource Planning Subsystem, là các Module được thiết kế với các chức năng và dữ liệu riêng biệt, phục vụ cho từng phòng ban hoặc chuyên môn cụ thể trong hệ thống ERP. Thay vì sử dụng những phần mềm riêng biệt cho các bộ phận khác nhau, hệ thống ERP tích hợp các Module khác nhau vào một nền tảng duy nhất để tất cả các phòng ban của doanh nghiệp sử dụng chung một cơ sở dữ liệu.

Các thành phần phổ biến của ERP bao gồm: quản lý tài chính - kế toán, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý nhân sự (HRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM). Mỗi thành phần thu thập, phân tích dữ liệu nhằm hỗ trợ các quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Điều này hợp nhất dữ liệu kinh doanh để cải thiện sự phối hợp của các phòng ban từ đầu tới cuối, nâng cao hiệu quả và hỗ trợ ra quyết định chính xác.

phân hệ erp là gì

Các modun của erp là gì

2. Vai trò của phân hệ ERP:

Mỗi một Module trong ERP sẽ có những nhiệm vụ đặc biệt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống linh hoạt cho phép nhà quản lý thay đổi, thêm bớt các phân hệ tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích kinh doanh. Điều này đem lại sự linh hoạt, lợi thế của ERP so với các phần mềm riêng lẻ khác.

Ví dụ, công ty kinh doanh quần áo X ban đầu chỉ sử dụng Module quản lý khách hàng (CRM) để hỗ trợ hoạt động chăm sóc khách hàng. Nhưng khi công ty X phát triển, mở rộng quy mô, lúc này nhà quản lý sẽ phát triển thêm Module Quản lý mua hàng và quản lý Kho vào hệ thống ERP hiện có trước đó. Thay vì phải thiết kế hệ thống mới, ERP chỉ cần tích hợp Module mới vào.

Lợi ích của việc sử dụng phân hệ ERP là doanh nghiệp có thể thêm các Module mới mà không ảnh hưởng đến nền tảng hiện có. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không cần triển khai một hệ thống ERP mới khi mà có yêu cầu thay đổi. Chỉ cần doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp ERP uy tín trên thị trường với nhiều Module khác nhau.

SISERPsme là nhà cung cấp phần mềm ERP có thiết kế Module theo yêu cầu của khách hàng, với 16 Module từ phân hệ cơ bản nhất tới những phân hệ mở rộng như: quản lý cổ đông - cổ tức, quản lý kế hoạch, quản lý công việc, hợp nhất công ty, quản trị hệ thống,...

vai trò của phân hệ erp

Vai trò của các thành phần của erp

3. Các phân hệ của ERP

Hệ thống ERP có rất nhiều phân hệ khác nhau, mỗi một module sẽ đóng vai trò riêng hỗ trợ hoạt động của các phòng ban. Tuy nhiên sẽ có một số phân hệ chính mà bạn cần nắm được như sau:

3.1 Phân hệ quản lý mua hàng:

Phân hệ quản lý mua hàng giúp doanh nghiệp tự động hóa và quản lý hiệu quả các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp. Phân hệ này cung cấp các chức năng chính sau:

  • Lập và quản lý kế hoạch mua hàng, yêu cầu mua hàng.
  • Quản lý và theo dõi tình trạng đơn hàng, hợp đồng mua.
  • Theo dõi công nợ nhà cung cấp, lập báo cáo mua hàng,..

phân hệ quản lý mua hàng

3.2 Phân hệ quản lý bán hàng:

Phân hệ quản lý bán hàng hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quy trình bán hàng từ khâu tiếp thị, chốt đơn hàng, giao hàng, thanh toán, ...Chức năng chính của phân hệ này như sau:

  • Nhận và quản lý đặt hàng, yêu cầu mua hàng kết nối trực tiếp data các sàn giao dịch điện tử.
  • Quản lý và theo dõi tình trạng đơn hàng/hợp đồng đặt hàng.
  • Theo dõi công nợ khách hàng thanh toán trực tiếp, qua shipper, lập báo cáo doanh thu theo thời gian, đơn hàng, khu vực...
  • Lập và quản lý báo giá, đơn hàng, hợp đồng.
  • QL và theo dõi tình trạng đơn hàng/hợp đồng bán QL công nợ khách hàng, lập báo cáo bán hàng...
  • Theo dõi công nợ nhà cung cấp, lập báo cáo bán hàng,...

phân hệ quản lý bán hàng

3.3 Phân hệ quản lý khách hàng:

Phân hệ Quản lý Khách hàng (CRM) là một trong những phân hệ chủ chốt trong hệ thống ERP, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả mối quan hệ với khách hàng. Phân hệ này cung cấp các chức năng chính sau:

  • Ghi nhận thông tin và xác nhận nhu cầu KH.
  • Quản lý giao dịch và CSKH: hệ thống tự động lọc dữ liệu theo các tiêu chí được cài đặt sẵn sau đó hệ thống tự động gửi email, SMS, tin nhắn zalo... nhắc KH đến hạn sử dụng dịch vụ, chúc mừng sinh nhật, thông báo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới, chính sách giảm giá, khuyến mãi...
  • Kết nối với hệ thống tổng đài, gửi email tự động thông tin dịch vụ, chính sách tới khách hàng theo data khách hàng được lựa chọn.
  • Báo cáo tình trạng các chương trình MKT, chăm sóc khách hàng theo nhiều chiều.

phân hệ quản lý khách hàng

3.4 Phân hệ quản lý kho:

Phân hệ quản lý kho giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý lượng hàng tồn kho theo từng mặt hàng, kho hàng, ...Các chức năng của Module này gồm:

  • Quản lý nhập - xuất - tồn kho (tổng hợp, chi tiết...)
  • Quản lý kho theo nhiều tiêu thức (lô, hạn sử dụng, vị trí...).
  • Lập và quản lý toàn bộ hoạt động nhập, xuất, tồn, kiểm kê chi tiết theo kho, kệ hàng kết hợp thiết bị quét mã vạch (QR code).
  • Tự động tính toán tồn kho hiệu quả.
  • Cảnh báo tồn kho tối thiểu, ra thông báo tự động đến quản lý kho, phục vụ công tác sắp xếp hàng tồn kho hiệu quả.
  • Theo dõi chi tiết, tổng hợp giá vốn hàng tồn kho.

phân hệ quản lý kho

3.5 Phân hệ quản lý kế hoạch:

Phân hệ Quản lý Kế hoạch (MPS) là một công cụ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận. Chức năng của Module này gồm:

  • Lập, theo dõi và quản trị kế hoạch (kinh doanh, sản xuất, doanh thu/chi phí,...)
  • Quản trị dòng tiền.
  • Báo cáo và phân tích các chỉ tiêu tài chính.
  • Báo cáo và phân tích các hoạt động ( mua/bán hàng, sản xuất, phân phối,...)
  • Báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý.

phân hệ quản lý kế hoạch

3.6 Phân hệ quản lý nhân sự - tiền lương:

Phân hệ quản lý nhân sự - tiền lương hỗ trợ nhà quản trị theo dõi, đánh giá đúng năng lực thực tế của nhân viên trong công ty, góp phần tái cơ cấu hay doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, khai thác, sử dụng nhân sự với năng suất và kết quả của công việc. Chức năng chính của phân hệ này bao gồm:

  • Tuyển dụng, đào tạo nhân sự.
  • Quản lý hồ sơ nhân viên và biến động nhân sự.
  • Chấm công, tính lương, BHXH, thuế thu nhập,...
  • Quản lý cấp phát đồng phục, đánh giá nhân viên (KPI).

phân hệ quản lý nhân sự tiền lương

3.7 Phân hệ quản lý sản xuất:

Hệ thống quản lý sản xuất dành cho các doanh nghiệp sản xuất, giúp quản lý quy trình sản xuất từ khâu lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguyên vật liệu, quản lý nhân công, theo dõi tiến độ sản xuất, … Các chức năng của phân hệ này là:

  • Đăng ký và quản lý định mức vật tư (BOM).
  • Cập nhật và quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất; Hoạch định nhu cầu vật tư.
  • Thống kê sản lượng, theo dõi tiến độ sản xuất.
  • Kiểm soát công suất, tiêu hao vật tư SX, chất lượng sản phẩm.
  • Đánh giá hiệu quả SX, tính giá thành SP chính xác,...
  • Quản lý tình trạng sản phẩm, lô hạn sử dụng.
  • QL số lượng SP chi tiết từng kho, vùng, đại lý, kênh phân phối.
  • QL chi tiết doanh thu, chi phí lãi, lỗ trên từng đơn vị sản phẩm.

phân hệ quản lý sản xuất

3.8 Phân hệ quản lý chất lượng:

Phân hệ quản lý chất lượng - Quality Management đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm và những hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng. Sau đây là một số chức năng chính của phân hệ này:

  • Cung cấp hệ thống các phiếu cập nhật kiểm tra chất lượng đầu vào.
  • Thực hiện quá trình giám sát số lượng, thành phần và tỷ lệ đầu vào theo tiêu chuẩn.
  • Đo lường và tổng hợp kết quả kiểm định chất lượng theo giai đoạn yêu cầu trong toàn bộ quy trình hoạt động sản xuất sản phẩm.

phân hệ quản lý chất lượng

3.9 Phân hệ quản lý tài sản, thiết bị, máy móc:

Phân hệ này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về hỏng hóc, khai thác, vận hành của thiết bị, máy móc. Từ đó, giảm thiểu chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Module quản lý tài sản, thiết bị, máy móc gồm các chức năng chính sau đây:

  • Đăng ký và theo dõi danh mục máy móc, thiết bị tài sản cố định.
  • Quản lý hồ sơ máy móc, thiết bị tài sản cố định.
  • Quản lý nhật ký, nhật trình vận hành máy móc, thiết bị, TSCĐ.
  • Lập và khai báo kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
  • Dự trù vật tư thay thế cho các kế hoạch bảo dưỡng máy móc, thiết bị.

phân hệ quản lý tài sản thiết bị

3.10 Phân hệ Quản lý cổ đông:

Hiện nay, đối với các công ty cổ phần có số lượng cổ đông lớn, việc quản lý và tìm kiếm thông tin cổ đông, theo dõi tình hình tăng giảm, chuyển nhượng cổ phần, tính toán chi trả cổ tức,... sẽ mất rất nhiều thời gian. Chính vì thế, mà doanh nghiệp cần tìm một công cụ hỗ trợ. Chức năng của phân hệ Quản lý cổ đông, cổ tức gồm:

  • Quản lý thông tin cổ đông (tên, tuổi, địa chỉ,..), quản lý theo nhóm (CBNV, nhà nước, pháp nhân nước ngoài,..)
  • Quản lý số cổ phần: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi, cổ phần trả chậm, số lượng, ngày đóng.
  • Theo dõi lịch sử giao dịch, chuyển nhượng nhanh chóng cổ phần giữa các cổ đông.
  • Hỗ trợ phát hành cổ phần.
  • Báo cáo danh sách cổ đông đa chiều.
  • Theo dõi thu chi: theo dõi thu chi khi các cổ đông nộp tiền trong các đợt phát hành.
  • Quản lý quyền mua cổ phần.
  • Tích hợp hệ thống QR code trong công tác tìm kiếm cổ đông, đặc biệt trong các buổi họp đại hội đồng cổ đông.

phân hệ quản lý cổ đông

3.11 Phân hệ quản lý tài chính - kế toán:

Việc quản lý tài chính hiệu quả là yếu tố chủ chốt cho sự hoạt động kinh doanh thành công của doanh nghiệp. Nếu như các dữ liệu nhập sai, sẽ dẫn đến nhiều sự rủi ro, thậm chí phá sản trong doanh nghiệp. Hiện nay, phân hệ quản lý tài chính ra đời, không chỉ giới hạn ở việc cung cấp cái nhìn tổng quan tình hình tài chính trong doanh nghiệp mà còn mở ra những cơ hội cải thiện trong mọi hoạt động kinh doanh. Nhờ vào dữ liệu tài chính được cập nhật nhanh chóng, liên tục nên các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định chiến lược một cách sáng suốt. Chức năng chính của phân hệ này gồm:

  • Kế toán vốn bằng tiền (tiền đang chuyển, tiền mặt, tiền ngân hàng, tiền vay,...)
  • Kế toán mua hàng, bán hàng.
  • Kế toán kho hàng, vật tư.
  • Kế toán tài sản, CCDC.
  • Kế toán giá thành.
  • Kế toán thuế, tiền lương.
  • Kế toán tổng hợp.

Ví dụ: Quản lý tiền mặt được tự động hóa giúp đơn giản việc phân tích các giao dịch tiền mặt, cải thiện khả năng dự báo dòng tiền. Bộ phận kế toán có thể nhanh chóng đóng sổ, đôi khi tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn duy trì sự tuân thủ nghiêm ngặt đối với việc ghi nhận doanh thu.

phân hệ quản lý tài chính kế toán

3.12 Phân hệ quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ:

Phân hệ Quản lý Chuỗi Cửa Hàng Bán Lẻ (RMS - Retail Management System) giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hoạt động của chuỗi cửa hàng bán lẻ, từ khâu nhập hàng, quản lý kho hàng, bán hàng, thanh toán đến chăm sóc khách hàng. Phân hệ này cung cấp các chức năng chính sau:

  • QL bán hàng tại các quầy hàng theo phiên (ca).
  • Thiết lập và quản lý chính sách bán lẻ.
  • Gộp, lập & tự động hạch toán các hóa đơn bán lẻ.

3.13 Phân hệ quản lý rủi ro

Module quản lý rủi ro giúp ngăn chặn rò rỉ tiền mặt, thực hiện kiểm toán một cách chặt chẽ và đề phòng trước những rủi ro mới nổi. Đồng thời nó còn giúp tiết kiệm thời gian làm việc thủ công.

Với khả năng quản lý rủi ro, doanh nghiệp có thể thực hiện tuân thủ thông qua việc tự động hóa các quy trình như: Báo cáo phân chia nhiệm vụ, cấp và kiểm soát quyền truy cập người dùng.

Xem thêm: Giao diện phần mềm ERP tiện ích, thân thiện, trải nghiệm tuyệt vời

4. Các module cần thiết phải có trong hệ thống ERP

Các module cần thiết trong các phân hệ ERP có thể khác nhau tùy theo yêu cầu và hoạt động cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là 5 module cơ bản được xem là thiết yếu cho một hệ thống ERP hiệu quả:

  • Phân hệ quản lý tài chính/kế toán đóng vai trò trung tâm trong ERP. Phần lớn các doanh nghiệp bắt đầu với module này để giám sát toàn bộ thông tin và báo cáo tài chính quan trọng.
  • Phân hệ quản lý bán hàng (CRM) là một phần không thể thiếu, vì mọi doanh nghiệp đều cần quản lý khách hàng và đơn hàng.
  • Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, các module như Quản lý hàng tồn kho và Quản lý chuỗi cung ứng là cần thiết.
  • Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, các module tự động hóa dịch vụ chuyên nghiệp như Quản lý dịch vụ sau bán hàng, Quản lý dịch vụ và Quản lý dự án là phù hợp.

5. Các phân hệ ERP có thể thay thế các phần mềm quản lý riêng lẻ?

Việc phân hệ ERP thay thế các phần mềm riêng lẻ phù hợp vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống ERP hoặc sử dụng các phân hệ ERP, mỗi phòng ban sẽ sử dụng một phần mềm quản lý khác nhau, điều này dẫn tới hệ thống thông tin rời rạc, không đồng nhất và không có tính liên kết của dữ liệu.

Ngoài ra, khi ban quản lý cần báo cáo tổng hợp từ mọi phòng ban, nhân viên sẽ phải dành nhiều thời gian, công sức để phân tích dữ liệu và xử lý sai sót ở các bộ phận. Các vấn đề này gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần mềm ERP tích hợp 16 phân hệ của nó vào một phần mềm duy nhất, có thể thay thế hoàn toàn các ứng dụng quản lý rời rạc. Chẳng hạn, các phần mềm quản lý khách hàng, kho hàng, kế toán, nhân sự,... đều có sẵn trên ERP và đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

Đồng thời, ERP có thể thay thế các phần mềm khác với nhiều chức năng mở rộng, công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các tính năng của ERP được nâng cấp liên tục để tăng khả năng phân tích dữ liệu, chăm sóc khách hàng bằng cách gửi email, báo cáo tình trạng các chương trình Marketing,..

6. Cách lựa chọn các thành phần của ERP phù hợp với doanh nghiệp

Khi lựa chọn các phân hệ ERP để phù hợp với tình hình kinh doanh, doanh nghiệp cần tham khảo những bước sau đây để chọn ra được phân hệ ERP:

Bước 1: Xác định nhu cầu của doanh nghiệp:

  • Phân tích các quy trình kinh doanh hiện tại và xác định những khu vực cần cải thiện, chẳng hạn các bộ phận như bán hàng, mua hàng, kế toán, nhân sự,..
  • Xác định các chức năng ERP cần thiết để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp đang bận rộn không có thời gian để quản lý các thông tin của khách hàng, khó khăn trong việc triển khai các chiến dịch Marketing đến khách hàng, dẫn tới mất đi lượng khách hàng tiềm năng. Nên doanh nghiệp cần tham khảo Module Quản lý khách hàng CRM.

Bước 2: Xác định ngân sách:

  • Doanh nghiệp cần xem xét chi phí trước khi triển khai phân hệ ERP, các chi phí cơ bản bao gồm: giấy phép phần mềm, phí triển khai, phí bảo trì, nâng cấp,...

Bước 3: Lựa chọn các nhà cung cấp ERP:

  • Đây là điều đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp, bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp ERP khác nhau. Nên bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các nhà cung cấp khác nhau và so sánh các giải pháp của họ, đánh giá nhiều yếu tố như chức năng, khả năng tích hợp, mở rộng, chi phí và dịch vụ hỗ trợ.

Bước 4: Triển khai hệ thống ERP:

  • Làm việc với nhà cung cấp ERP để triển khai hệ thống ERP.
  • Đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống ERP.
  • Chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống ERP mới.
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ERP.

cách lựa chọn phân hệ erp

6. Phần mềm SISERPsme - Giải pháp tích hợp các phân hệ ERP cho doanh nghiệp

Với hơn 22 năm hình thành và phát triển, SISERPsme tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. 

Vậy, SISERPsme có điểm gì vượt trội hơn so với thị trường?

  • SISERPsme cung cấp với 16 Module dành cho doanh nghiệp, đáp ứng đủ yêu cầu khó tính nhất đến từ khách hàng.
  • Công nghệ tiên tiến, hiện đại: Sử dụng các Hệ cơ sở dữ liệu như MsSQL, MySQL, Oracle, PostgreSQL, Vista DB, Firebird, DB2. 03. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin UML, Microsoft visio, IBM Rational Rose, Oracle Designer.
  • Hoạt động trên mọi nền tảng: SISERPsme hoạt động trên mọi nền tảng ở bất cứ đâu bạn có kết nối Internet. Hệ thống định vị dựa trên bản đồ, biết chính xác tài nguyên của bạn ở đâu, giúp bạn tìm nhân viên, nhóm hiện trường, phương tiện, nhà kho khách hàng và nhà cung cấp.
  • Truy vấn dữ liệu thông minh: Kỹ thuật Drill-down ( tìm kiếm- truy xuất) cho phép người sử từ báo cáo tổng hợp có thể xem bảng kê chứng từ chi tiết liên quan và truy ngược tiếp đến chứng từ gốc trên màn hình nhập liệu. Cho phép sửa luôn chứng từ nếu được phân quyền.
  • Chi phí, giá thành hợp lý, có bản dùng thử miễn phí dành cho doanh nghiệp đang phân vân có nên sử dụng ERP hoặc Module nào phù hợp không.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng trọn đời: SISERPsme cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trọn đời, từ lúc tham khảo phần mềm đến sử dụng phần mềm. SIS luôn hỗ trợ, hướng dẫn và xử lý các vấn đề phát sinh trong lúc triển khai, vận hành ERP.

giải pháp tích hợp phân hệ

Những dự án đã triển khai thành công do SIS Việt Nam thực hiện:

  • Công ty Cổ phần Xây Lắp 1 Petrolimex.
  • Tập đoàn thép không gỉ Tiến Đạt.
  • Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Fuji
  • Công ty Cổ phần V-food Việt Nam.
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam.
  • Công ty Cổ phần Suất ăn hàng không Nội Bài
  • Công ty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình.

SIS Việt Nam cam kết:

  • Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp và đề xuất ra những giải pháp ERP phù hợp nhất.
  • SIS Việt Nam sở hữu đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính kế toán.
  • Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ quý khách hàng từ khâu triển khai đến lúc vận hành ERP trọn đời.

Tóm lại, phân hệ ERP đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển và vận hành của doanh nghiệp. Để cải thiện hoạt động kinh doanh cũng như tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp cần nghiên cứu và đánh giá tình hình hiện tại và lựa chọn ra được phân hệ ERP phù hợp! Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm và tư vấn những tính năng của hệ thống ERP, hãy liên hệ với SIS Việt Nam để được tư vấn chi tiết nhé!

Chi tiết mời quý khách hàng liên hệ qua thông tin sau:

Đăng ký ngay để nhận được tư vấn miễn phí về phân hệ ERP!

Chia sẻ:
Tư vấn giải pháp phần mềm quản trị
Trao đổi cùng các chuyên gia
phần mềm của SIS
Follow Zalo offical Account của S.I.S Vietnam:
Bài viết liên quan
Hệ Thống ERP Của TH True Milk
Bạn có từng thắc mắc: Làm thế nào TH True Milk - một doanh nghiệp sữa non trẻ, có thể vươn lên đứng trong top 5 thị trường dẫn đầu về ngành sữa Việt...
Tư Vấn Triển Khai ERP
“Chúng tôi làm việc không ngừng để tạo ra những trải nghiệm vui vẻ và an toàn cho khách hàng của mình. Chúng tôi muốn khách hàng luôn cảm thấy được chào...
Hướng dẫn sử dụng phần mềm ERP chi tiết nhất
Bạn có biết: Thị trường phần mềm ERP dự kiến ​​​​sẽ trị giá 300 tỷ USD vào năm 2027. Thị trường ERP toàn cầu đã tăng 8% kể từ năm 2022 trên các...
Khó Khăn Khi Triển Khai ERP
Theo thống kê của Tiến Sĩ Yan - Goh Ng biên soạn, 41% doanh nghiệp không đạt được hơn một nửa lợi ích mong đợi khi ứng dụng ERP vào doanh nghiệp. Đây là...
Top